Một số hình thức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi từ người học tại trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 36 - 43)

Hiện nay, ở các nƣớc trên thế giới, việc đánh giá HĐGD của GV thƣờng đƣợc thực hiện bằng nhiều kênh, nhiều phƣơng thức khác nhau nhƣ đánh giá thông qua dự

giờ học, qua đồng nghiệp, qua nhà quản lý, qua SV, tự đánh giá, qua mạng truyền thông... Mỗi phƣơng pháp đánh giá nhƣ vậy đều có ƣu và nhƣợc điểm riêng. Dƣới đây là ƣu nhƣợc điểm của một số hình thức đánh giá HĐGD chủ yếu:

* Tự đánh giá của GV

Tự đánh giá là một trong những phƣơng thức đánh giá HĐGD của GV. Thông qua việc tự đánh giá, GV sẽ tự nhìn nhận lại và có cơ hội để hoàn thiện và làm mới mình hơn. Nói cách khác, đây là phƣơng tiện để từng cá nhân GV xác định hiệu quả giảng dạy của mình.Tự đánh giá là do khoa hay nhà quản lý đƣa ra một bảng hỏi và ngƣời GV sẽ tự đƣa ra những mặt mạnh và mặt yếu kém về mình. Nhƣng tự đánh giá cũng có nhƣợc điểm là GV chỉ đƣa ra nhận xét theo ý chủ quan của họ mà thôi. Mặc dù vậy, hình thức tự đánh giá vẫn đƣợc nhiều trƣờng sử dụng. Bản thân mỗi GV là nguồn đánh giá quan trọng về HĐGD của chính họ. Tự đánh giá là ngƣời GV tự đƣa ra đánh giá về những mặt mạnh và mặt yếu kém của mình theo yêu cầu hoặc theo mẫu do chủ nhiệm bộ môn, chủ nhiệm khoa hoặc các nhà quản lý đƣa ra. Chỉ GV mới có thể cung cấp đƣợc những mô tả về công việc của chính họ, những suy nghĩ đằng sau công việc và tự đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu. Tự đánh giá của GV cung cấp những minh chứng về HĐGD của họ và để điều chỉnh cải tiến PPGD, các thông tin đánh giá liên quan trực tiếp tới mục tiêu và nhu cầu của GV. Tuy nhiên tự đánh giá của GV có nhƣợc điểm là GV chỉ đƣa ra những nhận xét theo chủ quan, tính khách quan không cao. Có những GV miễn cƣỡng khi nộp báo cáo tự đánh giá vì quan niệm đó là kết quả tự đánh giá riêng của bản thân.

“Tự đánh giá đƣợc coi là đánh giá hữu ích trong việc cải thiện giảng dạy hơn là để hỗ trợ cho những quyết định cá nhân, mở ra cho GV khả năng giảng dạy”.

* Đánh giá thông qua ý kiến của đồng nghiệp, bằng hình thức dự giờ

Ƣu điểm của đánh giá thông qua ý kiến của đồng nghiệp là hình thức này đƣa ra những chỉ số đánh giá khá cao vì cùng là GV nên họ dễ đƣa đƣợc các thông tin chính xác về kiến thức, trình độ, phƣơng pháp của Gv mà họ nhận xét.

Tuy nhiên, nhƣợc điểm của hình thức này là đồng nghiệp thƣờng chỉ đƣa ra những lời nhận xét tốt vì nể nang cũng nhƣ sợ làm ảnh hƣởng quyền lợi của GV ...

sát một giờ học nhất định mà không thể bao quát đƣợc cả một quá trình giảng dạy nên không thể dùng nó để đánh giá một quá trình giảng dạy của GV đƣợc. Hơn thế, khi việc dự giờ đƣợc báo trƣớc cho GV và SV lớp học đó, cho nên họ sẽ có chuẩn bị trƣớc và nhƣ vậy hình thức đánh giá này chỉ có giá trị tin cậy ở mức độ nhất định mà thôi.

Một số nƣớc, thí dụ ở Pháp, ngƣời ta coi việc trao đổi của đánh giá GV với GV sau khi đánh giá GV thông qua dự giờ là bƣớc quan trong trọng nhất trong việc đánh giá GV.

Tuy nhiên, những nhận xét của từng cá nhân GV trong buổi dự giờ có thể đƣa ra những thông tin mang tính chủ quan và không đáng tin cậy.

* Đánh giá thông qua mạng truyền thông

Hình thức đánh giá này đƣợc thực hiện thông qua việc tạo một trang Web để tất cả mọi ngƣời gồm lãnh đạo, đồng nghiệp, SV... có thể nhận xét về GV của mình. Ƣu điểm của hình thức này là tất cả mọi ngƣời dù ở xa cũng có thể đƣa ra nhận xét về GV của mình nhƣng nhƣợc điểm của nó là vì quá dân chủ nên nhiều khi mất đi tính giáo dục của cách đánh giá này, vì những đánh giá cực đoan, thiếu tính xây dựng.

* Đánh giá thông qua ý kiến của nhà quản lý

Nhà quản lý đặt ra các tiêu chuẩn để đánh giá GV theo định kỳ hay theo một chƣơng trình nào đó. Nhƣng đều có chung một mục đích là đánh giá hiệu quả giảng dạy của GV để nâng cao chất lƣợng giảng dạy hay bổ nhiệm cán bộ v. v...

Những minh chứng đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và đƣợc sự đồng ý của tất cả các thành viên trong khoa. Các minh chứng phải mang tính chất liên tục và phải đƣợc thu thập qua các học kỳ. Ý kiến phản hồi phải đƣợc đƣa ra để bảo đảm rằng cán bộ của khoa có tiến bộ trong giảng dạy. Những minh chứng đƣợc đƣa ra khi các thành viên của khoa có ý kiến phản hồi về các đánh giá đến với họ và từ đó mỗi giảng viên trong khoa có thể nhìn đƣợc những tiến bộ của mình.

Hình thức đánh giá này đƣợc nhiều nƣớc sử dụng. Thí dụ ở Hoa Kỳ, nhiều trƣờng ĐH yêu cầu GV đƣợc đánh giá phải tham khảo ý kiến của chủ nhiệm bộ môn để xây dựng một kế hoạch khắc phục những thiếu sót đã đƣợc phát hiện và xác định thời gian khắc phục những nhƣợc điểm đó.

Ƣu điểm của hình thức đánh giá này là tập hợp đánh giá từ nhiều nguồn nhƣ: Đánh giá thông qua đồng nghiệp, qua SV, qua mạng thông tin.v.v… Nhƣng nhƣợc điểm của nó là không đánh giá chi tiết đƣợc mà chung chung theo một thời gian hay theo một chƣơng trình nhất định.

* Đánh giá thông qua ý kiến phản hồi của SV

Đây là hình thức dùng bảng hỏi phát cho lớp học để đánh giá GV dạy môn học đó hay phát ngẫu nhiên, hay phân tầng v . v. cho một số SV để đánh giá GV.

SV tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của GV là việc làm không mới ở các nƣớc có nền giáo dục phát triển thuộc Châu Âu, Hoa Kỳ. Riêng ở Việt Nam, hoạt động này chƣa đƣợc ủng hộ nhiều. Từ xƣa đến nay, trong quan niệm, truyền thống “Tôn sƣ trọng đạo” của ngƣời Việt Nam thì SV không có quyền nhận xét, đánh giá. Chỉ có thầy đánh giá trò, không có chuyện trò đánh giá thầy. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển chung của xã hội, việc đánh giá HĐGD của GV thông qua đánh giá của SV đã bắt đầu đƣợc thực hiện trong nhiều trƣờng ĐH.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng “tham khảo ý kiến đánh giá của SV làm tăng khả năng cải thiện giảng dạy một cách đáng kể”. Chính vì vậy, tại rất nhiều trƣờng ĐH và CĐ đánh giá của SV đƣợc coi trọng, những dữ liệu có hệ thống đƣợc thu thập phục vụ cho việc đánh giá giảng dạy.

Thực chất của việc SV đánh giá GV là việc LYKPH của SV hay thăm dò mức hài lòng của SV đối với việc giảng dạy của GV. Ngoài việc phản hồi về chất lƣợng HĐGD của GV, việc làm này còn mang ý nghĩa là sự phản hồi của xã hội đối với chất lƣợng của nhà trƣờng, của cơ sở GDĐT. Việc lấy ý kiến của SV thể hiện mức độ hài lòng của SV đối với GV, là cơ hội để SV đóng góp ý kiến với GV. Đồng thời hình thức này cung cấp những “thông tin ngƣợc” để GV kiểm tra lại HĐGD của mình. Qua đó GV phát huy những thế mạnh, ƣu điểm và khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm ĐBCL hoạt động giáo dục. Việc làm này có ý nghĩa thiết thực trong điều kiện hiện nay khi đa số các trƣờng ĐH đã, đang và sẽ triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ mà một trong những đặc trƣng của loại hình đào tạo này là SV có quyền chọn lớp, chọn GV. SV sẽ chọn những GV giỏi. Đây là động cơ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các GV. Thêm vào đó, trình độ và đòi hỏi về kiến thức của SV ngày càng cao, GV cần có ý thức thƣờng xuyên trau dồi

kiến thức chuyên môn, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, liên tục làm mới mình thì mới đáp ứng đƣợc yêu cầu thiết thực đó.

Ƣu điểm của hình thức đánh giá này là SV chính là ngƣời trực tiếp làm việc với GV trong một khoảng thời gian dài, là ngƣời hƣởng thụ thành quả giảng dạy của GV cho nên họ là nguồn thông tin phản hồi đầy đủ và có giá trị nhất về HĐGD của GV. SV là ngƣời biết rõ nhất yêu cầu, mong muốn của mình đối với GV.

Nhƣợc điểm là chúng ta chƣa đánh giá cao những ý kiến của SV vì còn có nhiều ngƣời cho rằng học trò thì không có quyền đánh giá thầy giáo của mình. Mặt khác, yếu tố này cũng bị ảnh hƣởng bởi đặc điểm tâm lý xã hội của SV không dám đánh giá thầy vì sợ thầy trù dập gây bất lợi đến kết quả học tập của họ, hoặc nếu đánh giá không tốt cũng ảnh hƣởng đến GV của họ.

Trong nghiên cứu này đƣa ra phiếu đánh giá HĐGD gồm 3 nhóm tiêu chí chủ yếu đó là: nhóm tiêu chí 1 (hay nhân tố 1) đánh về việc đảm bảo giờ giấc và việc giới thiệu đề cƣơng chi tiết học phần; nhóm tiêu chí 2 về PPGD (hay nhân tố 2); nhóm tiêu chí 3 (hay nhân tố 3) về hoạt động KTĐG.

Nhiệm vụ của GV khi lên lớp là phải giới thiệu rõ về các nội dung trong bản đề cƣơng chi tiết đến với SV để họ nắm bắt đƣợc nội dung, yêu cầu, mục tiêu, tài liệu tham khảo, và các vấn đề liên quan khác của học phần. Vì vậy, khi đánh giá HĐGD về tiêu chí này chỉ đánh giá xem là GV có “giới thiệu” đề cƣơng chi tiết hay không, chứ không đánh giá đến việc xây dựng đề cƣơng chi tiết.

Việc đảm bảo giờ giấc và cung cấp thông tin về đề cương chi tiết họcphần.

Việc đảm bảo giờ giấc lên lớp đƣợc xem xét đánh giá dƣới góc độ GV có vào lớp đúng giờ theo quy định của nhà trƣờng hay không và GV thực hiện kế hoạch giảng dạy của học phần nhƣ thế nào. Giờ giấc lên lớp của GV là một trong những yếu tố đánh giá về sự nghiêm túc trong HĐGD, thầy giáo lên lớp đúng giờ thì sẽ hình thành nề nếp dạy học tốt từ đó tạo ra môi trƣờng dạy học tốt, thời gian học tập của SV đƣợc đảm bảo góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy.

Đối với mỗi GV khi tham gia giảng dạy, trên cơ sở đề cƣơng chi tiết và kế hoạch năm học của nhà trƣờng thì họ phải soạn cho mình một kế hoạch giảng dạy của học phần. Trong bản kế hoạch này GV phải đƣa ra đƣợc các công việc, các nội dung bài giảng cụ thể để làm sao hoàn thành hết đƣợc nội dung môn học theo thời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gian của học kỳ. Một khi đã có bản kế hoạch giảng dạy, GV căn cứ vào đó và thực hiện nhiệm vụ của mình, việc GV thực hiện không đúng kế hoạch giảng dạy có thể ảnh hƣởng đến hoạt động chung của nhà trƣờng, của bản thân SV cho nên đây là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả giảng dạy của GV.

Đề cƣơng môn học là tài liệu cung cấp cho ngƣời học khi bắt đầu giảng dạy học phần, trong bản đề cƣơng chi tiết có các nội dung chủ yếu sau đây:

Thông tin về GV, thông tin chung về môn học, mục tiêu của môn học, tóm tắt nội dung môn học, nội dung chi tiết môn học, học liệu, hình thức tổ chức dạy học, chính sách đối với môn học và phƣơng pháp, hình thức KTĐG kết quả học tập môn học. Đề cƣơng môn học cung cấp cho SV thông tin về mục đích, nội dung môn học và yêu cầu học tập nhƣ về cách thi, kiểm tra, trọng số các cột điểm thành phần…. Việc SV đƣợc giải thích rõ về đề cƣơng môn học có ảnh hƣởng lớn đến thái độ và phƣơng pháp học tập của SV. Khi biết trƣớc thông tin về mục đích, nội dung môn học và yêu cầu học tập, SV sẽ chủ động tìm đọc các nguồn tài liệu liên quan đến môn học, có kế hoạch học tập và mục tiêu phấn đấu rõ ràng. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin nhƣ hiện nay việc tìm kiếm nguồn tài liệu bổ sung cho môn học là rất dễ dàng với SV. Vì vậy, việc chuẩn bị đề cƣơng môn học của GV giúp SV có định hƣớng, chủ động, có kế hoạch học tập và mục tiêu phấn đấu cho môn học. Điều này có ảnh hƣởng tới chất lƣợng học tập của SV và PPGD của GV.

Phương pháp giảng dạy

Phƣơng pháp dạy học là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học. Khi đã xác định đƣợc mục đích, nội dung chƣơng trình dạy học, thì phƣơng pháp dạy và học của thầy và trò sẽ quyết định chất lƣợng quá trình dạy học.

HĐGD là hoạt động phối hợp của hai chủ thể đó là GV và HSSV. Trong thực tiễn, PPGD thƣờng đƣợc hiểu là cách thức tiến hành các hoạt động của ngƣời dạy và ngƣời học nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã đƣợc xác định. Định nghĩa về PPGD đƣợc diễn đạt theo những cách khác nhau theo mỗi tác giả. Tác giả Phan Trọng Ngọ (2005) đã định nghĩa PPGD một cách ngắn gọn nhƣ sau: Định nghĩa chung nhất về PPGD là những con đƣờng, cách thức tiến hành hoạt động dạy học. Tác giả Phạm Viết Vƣợng (2000) đã đƣa ra định nghĩa một cách chi tiết và cụ thể: Theo nghĩa chung nhất phƣơng pháp là con đƣờng, là cách thức mà chủ thể sử dụng

để tác động nhằm chiếm lĩnh hoặc biến đổi đối tƣợng theo mục đích đã định. Tóm lại, PPGD là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của GV và HSSV, trong đó phƣơng pháp dạy chỉ đạo phƣơng pháp học, nhằm giúp HSSV chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thực hành sáng tạo. Nhƣ vậy, dù đƣợc diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, từ những định nghĩa trên có thể rút ra những đặc trƣng chung của PPGD nhƣ sau: (1) PPGD là những con đƣờng, cách thức hoạt động phối hợp của GV và HSSV; (2) Nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã đƣợc xác định; (3) Chủ thể của hoạt động dạy là GV, ngƣời tổ chức mọi hoạt động học tập của HSSV. Chủ thể của hoạt động học là HSSV, chủ thể tích cực trong nhận thức, rèn luyện và tu dƣỡng bản thân.

Hoạt động kiểm tra đánh giá

Đối với bất kỳ chƣơng trình giáo dục đào tạo nào thì KTĐG cũng là một phần quan trọng không thể thiếu. Hoạt động KTĐG là một phần không thể tách rời của hoạt động dạy – học. Trong quá trình đào tạo, chỉ thông qua các hình thức KTĐG mới biết kết quả quá trình giảng dạy đã tác động đến ngƣời học nhƣ thế nào. Do vậy, việc KTĐG là công việc thƣờng xuyên mà bất kỳ GV nào cũng phải thực hiện. phƣơng pháp KTĐG gồm hai thành phần là phƣơng pháp kiểm tra và phƣơng pháp đánh giá. Đánh giá là bƣớc tiếp theo của kiểm tra và thi. Tuy nhiên trong thực tiễn, hai thành phần này ít khi đƣợc tách bạch, mà đƣợc gọi chung là phƣơng pháp KTĐG.

- Phƣơng pháp kiểm tra

Phƣơng pháp kiểm tra là phƣơng pháp xem xét thƣờng xuyên quá trình học tập của HSSV. Mục đích của kiểm tra là tích cực hóa hoạt động nhận thức của HSSV tăng cƣờng chất lƣợng học tập. Kiểm tra còn là một khâu quan trọng của quá trình dạy học nhằm đánh giá kết quả học tập. Kiểm tra, thi cử đƣợc tổ chức nghiêm túc có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình giáo dục và đào tạo. Kiểm tra có nhiều loại: kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra lý thuyết, kiểm tra thực hành, kiểm tra trong giờ học, kiểm tra bằng một giờ học riêng, mức độ cao nhất là thi. Các hình thức làm bài kiểm tra phổ biến hiện nay là: kiểm tra vấn

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi từ người học tại trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 36 - 43)