Mối quan hệ giữa chủ thể đánh giá và khách thể đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi từ người học tại trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 25 - 26)

Xác định rõ ràng chủ thể và khách thể đánh giá trong giáo dục là việc làm cần thiết để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sự công bằng trong đánh giá. Thông thƣờng chủ thể và khách thể trong đánh giá giáo dục là tƣơng đối, có thể hoán vị cho nhau tuỳ theo mục đích đánh giá. Trong đánh giá giáo dục, chủ yếu có 5 mối quan hệ sau:

1) Hệ thống xã hội là chủ thể đánh giá, toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân là khách thể đánh giá. Giá trị cần phán đoán (đánh giá) ở đây là nhu cầu phát triển của xã hội đƣợc hệ thống giáo dục thoả mãn ở mức độ nào.

2) Hệ thống giáo dục quốc dân là chủ thể đánh giá, hệ thống xã hội và mối quan hệ của nó với hệ thống giáo dục là khách thể đánh giá, giá trị cần phán đoán ở đây là sự thoả mãn nhu cầu phát triển giáo dục của hệ thống xã hội.

3) Cơ quan giáo dục cấp trên là chủ thể đánh giá, cơ quan giáo dục cấp dƣới là khách thể đánh giá, giá trị cần phán đoán là sự phù hợp của một chính sách, một nhiệm vụ trọng tâm nào đó đối với nhu cầu phát triển của cơ sở giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục của cộng đồng.

4) Một cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục là chủ thể đánh giá, các hoạt động dạy - học của cơ sở đó là khách thể đánh giá, giá trị cần phán đoán là việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị, các chế độ, chính sách của đơn vị, nhu cầu, nguyện vọng của các thành viên.

5) Một tổ chức đánh giá độc lập là chủ thể đánh giá, một cơ sở trong hệ thống giáo dục là khách thể đánh giá, giá trị cần phán đoán trong trƣờng hợp này là sự thoả mãn nhu cầu của xã hội, của cộng đồng của cơ sở đó trong mối tƣơng quan với các cơ sở khác trong hệ thống giáo dục cũng nhƣ với toàn bộ thiết chế xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi từ người học tại trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 25 - 26)