Chức năng của đánh giá giáo dục

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi từ người học tại trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 26 - 27)

Chức năng của đánh giá giáo dục đƣợc hiểu là sự tác động của quá trình đánh giá lên đối tƣợng đánh giá đƣợc phát huy trƣớc, trong và sau đánh giá theo chiều hƣớng mà chủ thể đánh giá mong muốn. Chức năng của đánh giá giáo dục tuỳ thuộc vào mục đích đánh giá. Mục đích đánh giá khác nhau, đánh giá sẽ thực hiện các chức năng khác nhau.

Từ đây có thể xác định những chức năng chủ yếu của đánh giá trong giáo dục nhƣ sau:

a. Chức năng định hướng

Việc thu thập các thông tin đánh giá từ nhiều ngồn tin cậy khác nhau là một trong những điều kiện cốt lõi của lí luận về các phƣơng pháp đánh giá trong giáo dục. Không có phƣơng pháp đánh giá nào là hoàn thiện, mỗi phƣơng pháp đánh giá đều có điểm mạnh và điểm yếu nhất định, vì vậy các thông tin phản hồi từ các nguồn đánh giá

sẽ bổ sung cho nhau và giúp chúng ta kiểm chứng việc xác thực của các kết quả đánh giá. Vì vậy, khi đánh giá cần thiết phải sử dụng đồng bộ các phƣơng pháp. Thứ tự các bƣớc sử dụng các phƣơng pháp đánh giá này nhƣ thế nào để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn là một vấn đề cần đƣợc nghiên cứu. Tuỳ theo mục đích của việc đánh giá trong từng thời gian nhất định, các bƣớc đánh giá có thể đƣợc điều chỉnh.

Khi tiến hành hoạt động đánh giá, việc đầu tiên cần làm là xây dựng phƣơng án đánh giá, trong đó việc xác định tiêu chuẩn đánh giá là quan trọng nhất. Những tiêu chuẩn đánh giá vừa thoả mãn nhu cầu của xã hội, vừa thoả mãn nhu cầu của đối tƣợng đánh giá, hƣớng dẫn họ hoạt động theo đúng quy luật phát triển, đồng thời vẫn thoả mãn nhu cầu của từng cá nhân trong tổ chức đó.

b. Chức năng chẩn đoán, điều chỉnh

Trong quá trình thực thi phƣơng án đánh giá, thu thập và xử lí các loại thông tin, ngƣời đánh giá có thể phát hiện những khó khăn, sự chệch hƣớng (có thể) trong hoạt động của đối tƣợng đánh giá. Từ đây có thể có những cảnh báo, hoặc điều chỉnh giúp cơ sở đƣợc đánh giá đi đúng quĩ đạo hoặc đẩy nhanh tiến trình hoạt động của đơn vị mình.

c. Chức năng kích thích, khích lệ

Kết quả đánh giá một khi đƣợc thông tin phản hồi cho cơ sở đƣợc đánh giá sẽ mang lại sự thoả mãn, động lực mới trong công tác cho các thành viên. Mặt khác khi nhận đƣợc những thông tin về các điểm yếu và cách khắc phục, các thành viên cũng thấy cần nỗ lực khắc phục khiếm khuyết để vƣơn lên.

d. Chức năng sàng lọc

Dựa vào kết quả đánh giá trên cơ sở tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sẽ giúp cho các cấp quản lí có những thông tin chính xác, kịp thời và hữu hiệu về đối tƣợng quản lí, để có thể đề ra các quyết sách hoặc kế hoạch công tác phù hợp. Từ đó có thể tăng thêm hoặc hạ bớt các tiêu chuẩn, tiêu chí trong quá trình quản lí. Cũng nhƣ từ kết quả đánh giá ngồn nhân lực, các nhà quản lí sẽ phân loại đƣợc đối tƣợng quản lí, để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng, đãi ngộ hoặc sa thải khi không đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi từ người học tại trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 26 - 27)