Quy trình tổ chức đánh giá trong giáo dục

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi từ người học tại trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 27 - 32)

Về cơ bản một hoạt động giáo dục bao giờ cũng diễn ra theo một quy trình gồm 3 giai đoạn: trƣớc → trong → sau.

Nhƣ vậy, đánh giá một hoạt động giáo dục cũng đƣợc tiến hành tƣơng ứng với 3 giai đoạn đó là đánh giá chẩn đoán, đánh giá điều chỉnh và đánh giá tổng kết. Ở cả 3 giai đoạn này đánh giá chủ yếu phát huy chức năng “xác định đối tƣợng đánh giá có phù hợp với mục tiêu, với chuẩn không để điều chỉnh hoạt động nhằm phát huy kết quả đánh giá, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động giáo dục”.

Ngoài 3 kiểu đánh giá trên, cần tiến hành loại đánh giá mang tính tổng hợp nhằm thu thập nguồn thông tin phục vụ cho việc hoạch định các chính sách trong lĩnh vực giáo dục sau này.

Thông thƣờng, một hoạt động đánh giá bao gồm 4 bƣớc: (hình 1.1) - Chuẩn bị phƣơng án đánh giá

- Thực thi phƣơng án đánh giá - Viết báo cáo đánh giá

- Phản hồi kết quả đánh giá

Hình 1.1: Các bước của quy trình đánh giá

Bước1. Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch đánh giá,

Đánh giá viên phải hoàn tất một kế hoạch chi tiết về đợt đánh giá tại một cơ sở giáo dục. Kế hoạch đó cung cấp các thông tin cơ bản sau:

1) Mục đích đánh giá 2) Đối tƣợng đánh giá 3) Tiêu chuẩn đánh giá

4) Hình thức tổ chức đánh giá 5) Phƣơng pháp đánh giá Thực thi phƣơng án đánh giá Mô tả kế hoạch đánh giá Lựa chọn mô hình đánh giá Các nguồn dữ liệu Chuẩn bị kế hoạch đánh giá Phản hồi kết quả đánh giá Viết báo cáo

đánh giá

Phân tích dữ liệu

6) Thời hạn đánh giá

7) Thời gian hoàn thành báo cáo đánh giá 8) Cá nhân, đơn vị tiếp nhận báo cáo đánh giá 9) Dự toán kinh phí.

Sau khi hoàn thành kế hoạch đánh giá, đoàn đánh giá phải bàn thảo để chọn mô hình đánh giá phù hợp với mục đích, đối tƣợng, tiêu chuẩn…đánh giá đã ghi trong kế hoạch.

Bước 2. Ở giai đoạn thực thi kế hoạch đánh giá

Giai đoạn thực thi kế hoạch đánh giá gồm 2 buớc: thu thập và xử lí các cơ sở dữ liệu.

a. Phân loại dữ liệu

Đánh giá viên cần phân biệt các loại dữ liệu: dữ liệu định tính, dữ liệu định lƣợng và 4 mức của các loại dữ liệu này. Đó là:

- Dữ liệu định danh (Nominal data) - Dữ liệu thứ tự (Ordinal data) - Dữ liệu dãn cách (Interval data) - Dữ liệu tỉ lệ (Ratio data)

Đồng thời đánh giá viên phải xác định đƣợc những nguồn dữ liệu đã có (trên các tài liệu in, trang web…) và những tài liệu cần đƣợc thu thập thông qua các phƣơng pháp khác nhau, nhƣ phỏng vấn, trắc nghiệm, viết tiếp câu, quan sát…

b. Các phƣơng pháp phân tích dữ liệu Cách xử thông tin bằng các hình thức sau:

- Phƣơng pháp xử lí số liệu bằng toán học

- Phƣơng pháp xử lí số liệu bằng các phần mềm tin học - Phƣơng pháp xử lí bằng trực quan định lƣợng, định tính

Bước 3. Viết báo cáo đánh giá

Một báo cáo đánh giá bao gồm các phần sau: 1) Tóm tắt báo cáo đánh giá (viết sau cùng) 2) Mục đích đánh giá (viết đầu tiên)

3) Những thông tin cơ bản về đối tƣợng đƣợc đánh giá 4) Mô tả kế hoạch đánh giá

5) Kết quả đánh giá

6) Thảo luận về đối tƣợng đƣợc đánh giá và kết quả của nó 7) Kết luận và khuyến nghị.

Phần 1. Tóm tắt báo cáo đánh giá

Đây là phần tổng quan báo cáo đánh giá, tóm tắt mục đích đánh giá, những kết luận và khuyến nghị chính của báo cáo. Phần tóm tắt đƣợc thiết kế cho những nhân vật không có thời gian đọc báo cáo toàn văn, nên phần tóm tắt chỉ nên dài không quá 2 trang. Mặc dù tóm tắt là phần đầu của báo cáo, song đánh giá viên nên viết sau cùng khi đã hoàn tất toàn văn báo cáo tổng kết.

Phần 2. Tuyên bố mục đích đánh giá

Phần này có độ dài một vài khổ hoặc chiếm cả một chƣơng trong báo cáo tuỳ thuộc vào yêu cầu của báo cáo. Mục đích báo cáo mô tả những gì cần đánh giá, những gì không đánh giá. Phần này cũng mô tả mục đích cần đạt sau đánh giá là gì và tại sao cần đánh giá. Bản thảo của mục đích đánh giá cần đƣợc thoả thuận với các đối tƣợng đánh giá trƣớc khi trở thành văn bản chính thức. Phần 2 của báo cáo nhằm trả lời các câu hỏi:

- Tại sao cần đánh giá?

- Những ngƣời thực hiện chƣơng trình này cần trả lời những câu hỏi gì?

Phần 3. Những thông tin cơ bản về đối tượng đánh giá

Phần này đặt đối tƣợng đánh giá vào bối cảnh cụ thể, mô tả đối tƣợng đƣợc đánh giá đã có nhiệm vụ nhƣ thế nào và dự định có những hoạt động gì.

Bản thảo của phần này đã đƣợc tiến hành ở giai đoạn chuẩn bị đánh giá và các đánh giá viên phải nắm vững những thông tin này. Bản thảo cũng cần đƣợc cán bộ tham gia thực thi kế hoạch tham khảo và bình luận. Những thông tin cơ bản này phải trả lời đƣợc các câu hỏi sau:

1) Nguyên nhân cơ bản phải có kế hoạch này là gì?

2) Chuẩn mục tiêu của kế hoạch đƣợc xác định nhƣ thế nào? 3) Kế hoạch đã đạt những kết quả gì?

4) Ai tham gia thực thi kế hoạch này?

5) Những đặc trƣng cơ bản của kế hoạch này là gì (kĩ thuật, công nghệ, hay chỉ là những hoạt động thông thƣờng…)

Phần 4. Mô tả nhiệm vụ đánh giá

Phần 4 mô tả phƣơng pháp luận của đánh giá, bao gồm cả việc thiết kế đánh giá cho mỗi câu hỏi đánh giá. Để đảm bảo các kết luận đánh giá đƣợc công bằng, đánh giá viên phải mô tả chi tiết cách thu thập các dữ liệu, cách chọn các mô hình đánh giá, cách chọn mẫu, công cụ, phƣơng pháp đã dùng để thu thập và xử lí thông tin. Tuỳ thuộc vào mô hình đánh giá đã chọn, cách mô tả trong báo cáo đánh giá sẽ khác nhau (theo mục tiêu - không theo mục tiêu…)

Phần 5. Kết quả

Phần này trình bày những dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Ở đây đánh giá viên có thể đƣa thêm những nhận xét về những kết quả không mong đợi, tức là những hiệu ứng xuất hiện ngoài dự định của những ngƣời thiết kế cũng nhƣ thực thi kế hoạch này. Phần kết quả đƣợc viết sau khi toàn bộ dữ liệu đã đƣợc phân tích, đƣợc ghi lại bằng các bảng, biểu đƣợc kiểm tra lại (trong trƣờng hợp có thể).

Phần 6. Thảo luận về đối tượng và kết quả của đối tượng

Trong quá trình thảo luận về đối tƣợng đƣợc đánh giá này và những kết quả của đối tƣợng đánh giá với những bên hữu quan, các bên cố gắng thống nhất trong khi trả lời các câu hỏi sau:

1) Đối tƣợng đƣợc đánh giá đã đạt đƣợc những kết quả tốt nhƣ thế nào?

2) Nếu so sánh kết quả của đối tƣợng đánh giá với những gì mọi ngƣời mong đợi và giả sử không có kế hoạch đánh giá này thì tình hình sẽ ra sao?

3) Có những bằng chứng rõ rệt của đối tƣợng đánh giá này đối với việc đạt đƣợc các kết quả đó hay không?

4) Có cách lí giải khác đối với kết quả của đối tƣợng hay không? 5) Chi phí thực hiện dự án là nhƣ thế nào? (tiền, công sức…)

6) Lợi ích thu đƣợc sau khi thực thi kế hoạch đánh giá này là gì? (vật chất, tinh thần…)

Phần 7. Kết luận và khuyến nghị

Đây là phần quan trọng của báo cáo đánh giá. Những kết luận và khuyến nghị này rất có ích cho đối tƣợng đƣợc đánh giá, đồng thời đây cũng là căn cứ để các cơ quan hữu trách ra những quyết định quản lí phù hợp.

Phản hồi kết quả đánh giá với mục đích xác định đối tƣợng đánh giá có phù hợp với mục tiêu, với chuẩn không để điều chỉnh hoạt động nhằm phát huy kết quả đánh giá, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động giáo dục.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi từ người học tại trường cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)