Đọc hiểu văn bản theo hướng khai thác các phương thức cấu

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 74 - 93)

10. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Đọc hiểu văn bản theo hướng khai thác các phương thức cấu

Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: "một trong những điểm đáng sợ của thiên tài Nam Cao khiến ai cũng phải ngả mũ là

70

kì lạ của Nam Cao rất gần với thi pháp "tảng băng trôi" với quan niệm một phần nổi, bảy phần chìm được biết đến về sau này của Hêminguê – một nhà văn thiên tài của nước Mĩ. Nói như vậy có nghĩa là: trong tác phẩm của Nam Cao, hàm ngôn được sử dụng với mật độ dày và ở nhiều cấp độ. Xem xét những biểu hiện của chúng trong hai tác phẩm Chí PhèoĐời thừa, chúng tôi nhận thấy, các cơ chế tạo hàm ngôn có số lượng không đồng đều, sự phân chia cơ chế tạo hàm ngôn cũng chỉ có tính chất tương đối bởi có những cơ chế tạo hàm ngôn mà giữa chúng có những điểm nào đó tương đồng, liên quan đến nhau. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có sự phối hợp một số cơ chế tạo hàm ngôn trong cùng một phát ngôn.

Trong phạm vi của 2 tiết học, khó có thể đi vào khai thác tất cả theo phương pháp khảo sát từng đoạn, từng chi tiết từ đầu tới cuối tác phẩm. Vậy việc quan trọng là GV phải hướng dẫn HS xoáy sâu vào những "điểm nút" của tác phẩm (chữ dùng của tác giả Nguyễn Ái Học)[25, tr. 42] bởi những "điểm nút" ấy làm bùng nổ toàn bộ ý nghĩa sâu sắc, độc đáo mà tác giả gửi gắm và kí thác. Những "điểm nút" ấy chứa đựng những hàm ngôn được tác giả, bằng tài năng của mình, tạo dựng bởi những phương thức khác nhau. Vận dụng lí thuyết đã trình bày ở chương I, chúng tôi tiến hành khảo sát và nhận thấy: Hàm ý hội thoại được tạo ra trong tác phẩm của Nam Cao rất phong phú. Tùy theo từng phương thức tạo hàm ngôn của tác giả (ở các cấp độ như chi tiết, hình ảnh, trường đoạn, tác phẩm...), GV cần có cách dẫn dắt HS hợp lí và thuyết phục bằng hệ thống câu hỏi (tái hiện, tái tạo, nêu vấn đề ...) qua những hình thức phát vấn hoặc thảo luận để HS tự mình thâm nhập và thấm thía những thông điệp của nhà văn gửi gắm và kí thác vào tác phẩm.

2.2.2.1. Hàm ngôn được tạo ra do sự vi phạm các quy tắc chiếu vật và chỉ xuất

Chiếu vật là hành động ngôn ngữ, nhờ nó mà người nói dùng hình thức ngôn ngữ, giúp cho người nghe nhận biết cái đang được nói đến trong phát ngôn của mình. Để hiểu nghĩa của phát ngôn, người nghe phải xác định được nghĩa chiếu vật của các biểu thức chiếu vật trong phát ngôn đó. Một trong

71

những hình thức tạo phát ngôn là vi phạm các quy tắc chiếu vật và chỉ xuất. Nam Cao đã tạo ra hàm ngôn bằng cách thực hiện hành động ngôn ngữ chiếu vật không theo đúng quy tắc của nó. Đứng trước phương thức tạo hàm ngôn này, cần đi theo tiến trình:

Bước 1: GV dẫn dắt và đưa ra ngữ liệu

Ví dụ: "Sau khi còn trơ lại Chí Phèo và cha con cụ Bá, cụ mới lại gần hắn, khẽ lay và gọi:

- Anh Chí ơi, sao anh lại làm ra thế?

- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có

thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng."

Bước 2: GV nêu những câu hỏi hướng dẫn HS nhận diện phát ngôn mà người nói vi phạm quy tắc sử dụng biểu thức chiếu vật hoặc người nghe vi phạm quy tắc giải mã biểu thức chiếu vật: Trong đoạn thoại trên, phát ngôn nào có biểu thức chiếu vật mập mờ, mơ hồ?

HS: Phát ngôn của Chí Phèo: "tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ

tù chưa biết chừng."chứa đựng hàm ngôn bởi nó mang vẻ mập mờ, đầy bí ẩn buộc người nghe phải tự suy luận mà hiểu lấy. Biểu thức chiếu vật mà người nói sử dụng là biểu thức chiếu vật mập mờ. Bá Kiến có thể hiểu là Chí ám chỉ mình, cũng có thể hiểu là không phải mình. Ở đây người nghe có hơn một cách hiểu, tức là người nói quy phạm quy tắc chiếu vật.

Bước 3: Hướng dẫn HS phân tích tác dụng của hàm ngôn trong tình huống ấy bằng câu hỏi phát vấn: Người nói vi phạm quy tắc sử dụng biểu ngữ chiếu vật ấy nhằm mục đích gì? Tác dụng của của cách nói hàm ngôn ấy?

GV có thể bình để nhấn sâu kiến thức: Ở đoạn thoại trên có thể thấy rõ tác dụng sâu sắc của hàm ngôn: Đây là một đoạn thuộc bút lực của một thiên tài. Lần này là lần thứ nhất Chí Phèo đến nhà Bá Kiến sau khi ra tù. Lời thoại mang tính hàm ngôn trên thể hiện rất đúng lối nói của Chí Phèo: Vừa trực diện, vừa bóng gió ám chỉ. Nó tạo ra hai tầng nghĩa: Ở tầng bề nổi: đó là đối thoại đơn thuần giữa Chí Phèo và Bá Kiến, nhưng ở tầng hàm ẩn đó là sự đối

72

đầu giữa nạn nhân và kẻ thù. Muốn thấu được tính đa tầng ấy, người đọc phải tiến hành bóc tách và cắt lớp các ý nghĩa. Đây không còn là giọng điệu của một kẻ "hiền như đất" nữa, nó báo hiệu một sự thay đổi của Chí trên con đường tha hóa. Mặt khác "có thằng sạt nghiệp" là thằng nào, ý nghĩa của nó đầy mập mờ bởi Chí không nói một cách trực tiếp. Nhưng người đọc có thể hiểu ngay: thằng đầu tiên, mà có thể là thằng duy nhất chính là mày, là cụ Bá. Hóa ra hàm ngôn ở tầng sâu lại là: lời đe dọa và tuyên chiến của Chí Phèo, một Chí Phèo lưu manh - sản phẩm nhào nặn của thế lực phong kiến và nhà tù thực dân.

2.2.2.2. Hàm ngôn được tạo ra do sự chủ ý vi phạm các quy tắc hội thoại (1). Vi phạm phương châm về lượng

Nguyên tắc về lượng yêu cầu khi giao tiếp, người tham gia giao tiếp chỉ đưa những lượng tin đúng như đòi hỏi của đích hội thoại, không đưa những thông tin thừa hoặc không được thiếu thông tin cần thiết. Nam Cao trong tác phẩm của mình đôi khi cố tình vi phạm phương châm này để tạo ra hàm ý hội thoại bất ngờ, thú vị.

a) Thứ nhất là sự cung cấp thông tin nhiều hơn mức cần thiết Ví dụ trong tác phẩm Đời thừa:

Bước 1: GV dẫn dắt và đưa ra ngữ liệu

Khi phân tích bi kịch tinh thần của một nhà văn ở Hộ, GV có thể dẫn dắt: Hộ đã viết ra những "cuốn văn vội vàng", "một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi" và Hộ đã buồn, buồn lắm vì "còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình". Nhưng Hộ vẫn không thôi mơ ước. Các em hãy chú ý lời của Hộ khi nói với Mão và Trung:

"- Cuốn Đường về chỉ có giá trị địa phương thôi, các anh có hiểu không?..Tôi cho là xoàng lắm! Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó chứa đựng một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho con người

73

gần người hơn. Như thế mới thật là một tác phẩm hay. Các anh có hiểu không? Tôi chưa thất vọng đâu! Rồi các anh xem... Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nobel và dịch ra mọi thứ tiếng trên toàn cầu".

Bước 2: Nêu những câu hỏi hướng dẫn HS nhận diện và phân tích

GV: Hãy tìm trong đoạn thoại của phát ngôn có lượng thông tin thừa hoặc thiếu bất thường? Phát ngôn đó có chứa đựng hàm ngôn không?

HS có thể nhận ra và lí giải được: Phát ngôn (in đậm) trên hàm chứa hàm ngôn vì Hộ đang bàn cùng Mão và Trung về cuốn Đường về của người bạn sắp được dịch ra tiếng Anh, nhưng lời của Hộ mang lượng thông tin nhiều hơn mức bình thường.

GV: Hàm ngôn trong phát ngôn đó là gì?

HS thảo luận và trả lời: Lời của Hộ không dừng lại ở việc bàn về giá trị cuốn

Đường về mà còn nói lên quan niệm về một tác phẩm hay cũng như ước mơ, hoài bão lớn của đời anh.

Bước 3: Hướng dẫn HS phân tích tác dụng của hàm ngôn trong tình huống trên GV giảng bình: Bằng cách nói hàm ngôn, Nam Cao đã giúp người đọc hiểu: + quan niệm tích cực của Hộ về văn chương. Với Hộ, tác phẩm hay, thực giá trị phải là tác phẩm hướng tới con người, tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc. + Sự khao khát vinh quang ở Hộ, Hộ mơ ước một ngày nào đó sẽ viết một tác phẩm lớn chung cho cả nhân loại. Cũng cần phải thấy rằng đây không phải là sự thèm khát hư danh mà xét cho cùng, chính là khao khát tự khẳng định trước cuộc đời của một cá nhân có ý thức về mình, về giá trị của cuộc sống, không muốn sống một cuộc đời mờ nhạt, bị lãng quên, vô nghĩa lí.

GV: Đặt trong lôgic của tác phẩm, em hiểu gì về tầng sâu của hàm ngôn qua câu đối thoại tưởng như không ăn nhập vào chủ đề đang nói chuyện của Hộ? HS thảo luận và trả lời: Đặt trong lôgic của cả tác phẩm, chúng ta còn thấy được cách nói hàm ngôn đầy tài năng của Nam Cao: Trước đó Hộ đã vứt bỏ cái khát vọng thiêng liêng nhất của mình để chung thủy với lẽ sống tình

74

thương. Nhưng khát vọng kia không chịu chết. Nó vẫn âm ỉ sống. Và nó tìm cơ hội thức dậy khi gặp lại Mão và Trung – những người bạn văn chương. Điều đó có nghĩa cái bi kịch tinh thần (bi kịch nhà văn và bi kịch con người luôn đan xen, đó là bi kịch sóng đôi, bi kịch nhân đôi của người trí thức nghèo dấn thân vào bút mực) luôn luôn ám ảnh. Hộ không thể thoát khỏi được cái vòng luẩn quẩn ấy!

b) Thứ hai là sự cung cấp lượng thông tin ít hơn mức cần thiết.

Ví như trong Chí Phèo, chi tiết Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, Bá Kiến quẳng cho Chí 5 hào và đuổi Chí

"- Tao không đến đây xin 5 hào!

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng: - Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. Hắn vênh cái mặt lên rất kiêu ngạo:

- Tao đã bảo tao không đòi tiền.

- Giỏi! Hôm nay tôi mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì? Hắn dõng dạc:

- Tao muốn làm người lương thiện!"

Bước 1: Yêu cầu HS đọc đoạn thoại

Bước 2: Hướng dẫn HS nhận diện hàm ngôn qua các câu hỏi dẫn dắt: Đây là đoạn thoại diễn tả lần thứ 3 Chí Phèo đến nhà Bá Kiến sau khi ở tù về. Hãy chú ý tới 3 lời thoại của Chí Phèo và cho biết lời thoại nào có lượng thông tin thừa hoặc thiếu bất thường? Phát ngôn đó có chứa đựng hàm ngôn không? Hàm ngôn đó là gì?

HS trả lời: Trong ba lời thoại của Chí Phèo thì 2 lời thoại đầu chứa hàm ngôn vì đã cung cấp lượng tin ít hơn mức cần thiết. Hàm ngôn không nói ra ở đây là: Chí Phèo cần lương thiện chứ không cần tiền. Đến lời thoại thứ 3, Chí Phèo mới tường minh hóa hàm ý trong hai lời thoại đầu.

Bước 3: Về ý nghĩa và tác dụng của hàm ngôn, GV có thể hướng dẫn HS đi đến những nội dung sau:

75

- Câu nói thể hiện một tư thế và cách nói năng chững chạc, quyết đoán, chủ động khác hẳn với Chí Phèo trước đó. Nó góp phần lí giải điều mà nhiều người tranh luận: Chí Phèo đến nhà Bá Kiến lần này là say hay tỉnh? Giọng điệu rõ ràng, dứt khoát ấy khó có thể là của một kẻ say. Chí đã "uống đến say mềm người" nhưng Chí hoàn toàn tỉnh thức về tâm lí vì ý thức nhân phẩm đã trở về. Đúng hơn là "tuy say mềm người nhưng trong tâm thức của Chí vẫn có điểm tỉnh: nhận ra nỗi đau khôn cùng của thân phận"[1, tr. 419]. Bởi thế Bá Kiến ngạc nhiên đến sửng sốt: Kẻ sẵn sàng rạch mặt ăn vạ mà chỉ với mấy đồng đã xoa dịu được (lần đầu Chí đến nhà Bá Kiến sau khi ra tù)... vậy mà giờ đây không cần tiền, không đòi tiền!

- Cách nói hàm ngôn của Nam Cao còn giúp chúng ta nhận ra khao khát cháy bỏng của người dân cùng khốn khổ nhất (khao khát mà trước đó ít nhiều thể hiện qua tiếng chửi như muốn cậy miệng thiên hạ mà Chí chửi trong mọi buổi chiều), nó thể hiện bi kịch đã lên đến đỉnh điểm của Chí. Đồng thời điều đó cũng giúp người đọc hiểu bản chất tốt đẹp, hướng thiện của con quỷ dữ làng Vũ Đại. Hóa ra phần người tốt đẹp trong Chí không bị biến mất mà chỉ bị che khuất. Đây cũng chính là chiều sâu ngòi bút nhân đạo của Nam Cao: Luôn phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp của con người ngay khi con người đã mất cả nhân hình và nhân tính.

(2). Vi phạm phương châm về chất

Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, người nói phải đưa ra lời đảm bảo về tính xác thực nói có sách, mách có chứng, đừng nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực.

Các trường hợp vi phạm phương châm về chất được Nam Cao sử dụng để tạo hàm ngôn cũng khá đa dạng về sắc thái biểu hiện: Có thể là thông tin sai lệch không có căn cứ, không chính xác về sự vật hiện tượng hoặc những điều không thể có trong thực tế khách quan, hay có lúc là lời nói dối, nói sai sự thật hoặc nói không đúng bản chất sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan...

76

Ví dụ 1: (Sau khi ở tù về, Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến )

- Ôi làng nước ôi! Cứu tôi với ... Ôi làng nước ôi! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi! Thằng Lí Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi! ...

Bước 1: GV có thể đọc đoạn thoại ngắn trên.

Bước 2: Định hướng để HS tự nhận diện phát ngôn có hàm ngôn và phân tích. GV: Trong lời kêu làng của Chí phèo, phát ngôn nào không có cơ sở từ sự thật? Tín hiệu đó giúp em nhận ra hàm ý gì?

HS: Dựa vào phương châm về chất trong hội thoại, có thể nhận ra: Chí hoàn toàn nói sai sự thật (Lí Cường chỉ quát, còn cụ Bá sau đó mới về). Cách nói của Chí: "Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi!.." ngầm ẩn điều gì đó.

Bước 3: GV yêu cầu HS phân tích giá trị ý nghĩa của cách nói hàm ngôn trong đoạn thoại trên. GV gợi dẫn HS đặt trong lôgic chỉnh thể của tác phẩm để tìm hiểu, phân tích: Đây là giai đoạn ngay sau khi Chí đi tù về, Chí tỏ ra là một tên côn đồ hung dữ, ngang ngược, liều mạng, tìm đến rượu để say, để gây gổ và chửi bới, để đập đầu, rạch mặt, nằm vạ, kêu làng. Và đối tượng đầu tiên mà Chí hướng tới là gia đình cụ Bá, đây hoàn toàn không phải là điều ngẫu nhiên. Khi gây sự với cha con Bá Kiến, Chí Phèo đã cố ý nói sai sự thật (thực chất là Chí tự rạch mặt ăn vạ, rồi lại tự lu loa kêu làng). Nam Cao qua đó muốn hàm ý:

- Những đau khổ của Chí Phèo là do bố con Bá Kiến gây ra. Sự thật là bố con Bá Kiến không cầm dao "đâm chết" Chí theo nghĩa đen của từ này, nhưng chính họ là nguyên nhân, là kẻ gieo tai họa, là thế lực hắc ám đã đẩy Chí vào bi kịch đau đớn. Đây chính là phản ứng tiêu cực, mất phương hướng của Chí. - Không còn một Chí Phèo "hiền như đất" nữa, thế lực phong kiến và nhà tù thực dân đã tha hóa Chí cả về hình thể bên ngoài và phẩm chất bên trong.

Ví dụ 2: "Hắn cúi xuống, quắc mắt nhìn Từ, gõ gõ ngón tay trỏ vào trán Từ và dọa như người ta dọa trẻ con:

- Ngày mai ... mình có biết không? ... Chỉ ngày mai thôi là tôi đuổi tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi cái nhà này... Tôi đuổi tất, không chừa một đứa

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 74 - 93)