Thực trạng của việc dạy và học tác phẩm của Nam Cao trong

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 57 - 58)

10. Cấu trúc luận văn

2.1.Thực trạng của việc dạy và học tác phẩm của Nam Cao trong

trung học phổ thông hiện nay

2.1.1. Vị trí tác phẩm của Nam Cao trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn

Trong quá trình chắt lọc để đưa vào sách giáo khoa trung học phổ thông những tác phẩm ưu tú và thực sự có giá trị, không phải ngẫu nhiên Nam Cao lại được các soạn giả lựa chọn 2 tác phẩm Chí PhèoĐời thừa (Nam Cao là một trong số ít những tác giả được lựa chọn tác phẩm học trong nhà trường với số lượng nhiều như vậy). Ở trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1940 – 1945, Nam Cao là một nhà văn tiêu biểu độc đáo nhất, và là một cây bút sắc sảo, hiện đại nhất. Với quan điểm nghệ thuật tiến bộ, đầy tính chất nhân văn và bằng tài năng của mình, Nam Cao đã có một ảnh hưởng và những cống hiến lớn lao cho nền văn học Việt Nam hiện đại, xứng đáng được tôn vinh là một hiện tượng văn học không thể thay thế được.

Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11, ngoài tác gia Nam Cao được học với tư cách là một tác gia văn học, hai tác phẩm Chí PhèoĐời thừa có vị trí đặc biệt. Cả hai tác phẩm đều được dạy với thời lượng 2 tiết và được đặt ở những bài cuối cùng của văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945, sau Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan – vừa theo trục thời gian nhưng quan trọng hơn là đến Nam Cao, văn học hiện thực đã đạt được đỉnh cao và đây cũng là mốc đánh dấu chặng đường cuối cùng phát triển nhất của trào lưu văn học này. Với hai tác phẩm, Nam Cao đã tự khẳng định trong văn học sử như là người trực tiếp kế thừa truyền thống của các nhà văn hiện thực lớp trước. Trong cuộc chạy tiếp sức khẩn trương của các thế hệ nhà văn, Nam Cao đã nhanh chóng nắm lấy và giương cao ngọn đuốc của chủ nghĩa

53

hiện thực, đưa nó tới thời kì phát triển mới, cao nhất, trong hoàn cảnh thử thách nhất.

Trong chương trình cơ bản, tác gia Nam Cao được giới thiệu sơ lược trước khi đọc hiểu văn bản Chí Phèo; ở chương trình nâng cao, trước khi học bài khái quát về tác gia (giới thiệu từ tiểu sử cuộc đời, quan điểm nghệ thuật tiến bộ và tích cực, sự nghiệp văn học đồ sộ và phong phú), HS được học tác phẩm Chí PhèoĐời thừa. Như vậy có thể khẳng định đây không những là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 mà còn là những tác phẩm tiêu biểu nhất về hai đề tài sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng: Đề tài về người nông dân và đề tài về người trí thức tiểu tư sản. Nó là sự thể hiện trên nhiều bình diện về số phận những con người, và hơn thế nữa, là cuộc sống cùng khổ của cả lớp người, một giai cấp. Những tác phẩm này cũng giúp chúng ta nhận ra khá rõ tài năng nghệ thuật của "người trí thức trung thực đến vô ngần" Nam Cao: tài năng trong việc xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật, sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật. Có thể nói, chính những tác phẩm này góp phần đưa Nam Cao lên ngôi vị cao nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán và là nhà văn hiện thực lớn nhất của nền văn xuôi hiện thực Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 57 - 58)