Dạy và học tác phẩm của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 58 - 150)

10. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Dạy và học tác phẩm của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn

Trung học phổ thông- những thuận lợi và khó khăn

Thực trạng việc dạy và học tác phẩm của Nam Cao là cơ sở thực tiễn quan trọng nhất giúp chúng tôi có thể đưa ra một phương pháp dạy hiệu quả và thiết thực. Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm trên một số tư liệu và một số đối tượng. Cụ thể như sau:

2.1.2.1. Đối tượng khảo nghiệm

- Giáo viên trực tiếp giảng dạy - Học sinh khối lớp 11

54

2.1.2.2. Tư liệu khảo nghiệm

- Sách giáo khoa: Ngữ văn 11, tập 1 Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1.

Nhà xuất bản Giáo dục, 2006 - Phan Trọng Luận (chủ biên).

- Sách giáo viên: Ngữ văn 11, tập 1 Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1.

Nhà xuất bản Giáo dục, 2006 - Phan Trọng Luận (chủ biên). - Phiếu điều tra và câu hỏi phát vấn:

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm đối với một số giáo viên trực tiếp giảng dạy truyện ngắn của Nam Cao ở lớp 11 Trung học phổ thông với một số câu hỏi sau:

(1). Trong quá trình dạy học truyện ngắn của Nam Cao, các thầy (cô) đã vận dụng những phương pháp dạy học nào, khai thác tác phẩm theo hướng nào? Vì sao sao không khai thác theo hướng ngôn ngữ học, nhất là cách sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những hàm ngôn?

(2). Truyện ngắn Chí Phèo (hoặc Đời thừa) được phân phối 2 tiết dạy trên lớp, các thầy (cô) đã tập trung khai thác những vấn đề gì?

Với đối tượng học sinh, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm bằng phiếu điều tra có ghi câu hỏi:

(1). Trình bày cách hiểu của em về khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý? Để sử dụng được hàm ý, cần có những điều kiện cơ bản nào?

(2). Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chí Phèo (hoặc Đời thừa) của Nam Cao?

(3). Khi đọc tác phẩm Chí Phèo (hoặc Đời thừa), chi tiết nào gợi cho em nhiều xúc động nhất? Vì sao?

(4). Chí Phèo đến nhà Bá Kiến lần cuối cùng vào lúc say hay tỉnh? (5). Qua tác phẩm Chí Phèo (hoặc Đời thừa), tác giả Nam Cao muốn nói gì với bạn đọc đương thời, bạn đọc hôm nay và mai sau?

2.1.2.3. Quá trình khảo nghiệm

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm trong giai đoạn từ tháng 10 đến hết tháng 12 năm 2011

55

trên phạm vi địa bàn tỉnh Nam Định. Đây là khoảng thời gian mà chương trình ngữ văn được giảng dạy ở khối lớp 11 THPT chủ yếu là phân tích, khai thác các truyện ngắn của nhiều tác giả, trong đó có những truyện ngắn của Nam Cao. Cụ thể là :

- Khối 11, trường trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Tỉnh Nam Định

- Khối 11, trường trung học phổ thông Nam Trực – Tỉnh Nam Định - Khối 11, trường trung học phổ thông Lý Tự Trọng – Tỉnh Nam Định Với GV, quá trình khảo nghiệm là hình thức phát vấn bằng đối thoại trực tiếp. HS tham gia quá trình khảo nghiệm viết câu trả lời vào chỗ trống trong phiếu in sẵn.

2.1.2.4. Kết quả khảo nghiệm

Sau quá trình khảo nghiệm ở các đối tượng và các tư liệu trên, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:

(1). Kết quả khảo nghiệm từ sách giáo khoa:

Người biên soạn sách đã sử dụng văn bản Chí Phèo in trong Nam Cao

– Tác phẩm, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1977 và văn bản Đời thừa in trong

Nam Cao – Tác phẩm, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1977. Cả hai tác phẩm

đều lược một số đoạn, các đoạn lược đều được tóm tắt ngắn gọn để giúp HS nắm được chỉnh thể của tác phẩm. Điều này tạo điều kiện tốt cho HS và GV trong quá trình dạy và học.

Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài mang tính sát thực, đề cập tới những vấn đề trung tâm của truyện như chủ đề: Nỗi thống khổ của người nông dân hoặc người trí thức tiểu tư sản; tình cảm, tình yêu thương chân thành và những phẩm chất cao quý của con người, ý nghĩa tư tưởng của truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn ... Nhìn một cách tổng thể, hệ thống câu hỏi mà người biên soạn xây dựng đã tạo cho học sinh hứng thú, kích thích khả năng tư duy và suy nghĩ của người học.

56

Tuy nhiên hệ thống câu hỏi mới chỉ hướng người dạy và người học đến số phận và bi kịch của những nhân vật chính mà chưa đề cập tới số phận, bi kịch của những nhân vật khác mà thiết nghĩ cũng mang những hàm ý sâu sắc về những thông điệp của nhà văn như Thị Nở, Binh Chức, Năm Thọ... trong

Chí Phèo hay Từ trong Đời thừa. Các câu hỏi chỉ hướng tới tập trung vào lòng cảm thông mà chưa thấy hết được niềm tin lớn lao ở con người, trong khi đây mới là chiều sâu hàm ẩn tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của tác phẩm Nam Cao.

Hệ thống câu hỏi đã chú ý tới nội dung và hình thức nghệ thuật nhưng vẫn chưa xóa nhòa được ranh giới phân biệt giữa nghệ thuật và nội dung. Cần phải thấy văn học là nghệ thuật của ngôn từ, cần phải đi từ ngôn ngữ, từ nghệ thuật mới có thể khám phá được chiều sâu giá trị nội dung với những hàm ẩn sâu sắc của nó.

(2). Kết quả khảo nghiệm từ sách giáo viên

Mục đích và ý nghĩa của việc biên soạn sách GV là đưa ra những định hướng cho GV trong quá trình giảng dạy. Tùy theo trình độ, khả năng, tâm huyết, mỗi GV có sự tham khảo, có mục đích và cách sử dụng định hướng ấy khác nhau. Thực tế có những GV tham khảo, tiếp thu một cách có chọn lọc trong giờ dạy, có GV sử dụng tùy ở từng mức độ cụ thể, có GV xem đó như một giáo án hoàn chỉnh. Điều dễ nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của sách GV là dù sử dụng nó như thế nào thì đó cũng là vấn đề giúp GV định hướng giờ dạy một cách tối ưu.

Tiến hành khảo sát sách giáo viên của cả hai chương trình: chuẩn và nâng cao, có thể nhận thấy: nhìn chung, ở tài liệu này với vai trò định hướng, giúp GV tham khảo, phần nào đã tập trung khai thác được ý nghĩa cơ bản rộng lớn của tác phẩm, bám sát nội dung tư tưởng cũng như hình thức của truyện để làm nổi bật giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung tác phẩm.

Điều quan trọng và cần thiết ở đây là sách GV chưa khai thác đầy đủ đây là những truyện ngắn khẳng định tài năng của Nam Cao, một cây bút hiện

57

thực xuất sắc, một bước phát triển mới của chủ nghĩa hiện thực văn học 30 – 45. Sách chưa đề cập rõ tới hướng khai thác truyện ngắn này ở góc độ ngôn ngữ, đặc biệt từ góc độ hàm ý để thấy được tại sao trải qua thử thách của thời gian, dấu ấn thời đại xã hội được Nam Cao phản ánh trong tác phẩm đã lùi xa vào dĩ vãng nhưng những tác phẩm này của Nam Cao vẫn thu hút độc giả. Nghĩa là hàm ý với những thông điệp sâu sắc mà Nam Cao gửi gắm qua tác phẩm mang tính chân lí đến muôn đời. Đây mới chính là điều thu hút HS và tác động trực tiếp tới tâm hồn, tình cảm của các em.

(3). Kết quả khảo nghiệm từ phía giáo viên

Ở câu hỏi thứ nhất, sau khi tiếp xúc với một số thầy cô giáo đã có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm cũng như một số GV mới vào nghề ở 3 trường phổ thông trung học, chúng tôi thấy hầu hết các thầy cô đều có chung một quan điểm: Khi tiến hành dạy truyện ngắn của Nam Cao, chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết giảng, đối thoại, nêu vấn đề... và thường khai thác tác phẩm theo đặc trưng thể loại của một tác phẩm tự sự.

Giải đáp câu hỏi của chúng tôi: Văn học là nghệ thuật của ngôn từ và đặc trưng cơ bản nhất của nó là tính hàm súc, sao không khai thác theo hướng ngôn ngữ, nhất là cách sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những hàm ngôn? Trong số 27 GV được phát vấn, 21 GV (77%) trả lời gần như giống nhau, đại ý là: Trong một thời gian có hạn là 2 tiết, phải đọc hiểu một truyện ngắn dài thì phương pháp sử dụng tối ưu là thuyết giảng và phát vấn. Trong quá trình hướng dẫn đọc hiểu, có chú ý tới yếu tố ngôn ngữ nhưng khai thác bài theo hướng ngôn ngữ, đặc biệt là từ phương thức tạo hàm ngôn thì chưa nghĩ đến bởi vẫn bị áp lực từ yếu tố thời gian, đặc biệt bị áp lực bởi yếu tố tâm lí biến một giờ đọc hiểu văn bản sang một giờ thực hành tiếng Việt nếu không dẫn dắt khéo léo. 6 GV (chiếm 23%) có ý kiến: Vấn đề chính của giờ đọc hiểu tác phẩm là làm thế nào để các em hiểu được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, còn phương pháp và hướng khai thác cách nào không

58

quan trọng bởi mỗi cách sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên trong thực tế, người ta vẫn hay làm theo thói quen đã hình thành.

Kết quả thu được từ việc khảo sát câu hỏi thứ 2: Trong giờ học, các thầy cô tập trung khai thác những vấn đề gì? Chúng tôi nhận thấy phần lớn giáo viên đều chỉ ra: Bi kịch của Chí Phèo – nỗi thống khổ của người nông dân và quá trình tha hóa của người lương thiện trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại với tác phẩm "Chí Phèo" và bi kịch của người trí thức tiểu tư sản qua nhân vật Hộ trong tác phẩm "Đời thừa" cùng những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Nghĩa là nhìn chung, các thầy cô giáo đã tập trung chú ý khai thác những vấn đề cơ bản về nội dung và hình thức nghệ thuật của thiên truyện.

Ngoài việc khảo sát bằng phát vấn, chúng tôi cũng tiến hành dự ba giờ dạy ở 3 trường, chúng tôi nhận thấy:

- Về mặt thuận lợi:

Vấn đề dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học quan tâm phân tích và chỉ rõ những điều cần làm, những cách thức, biện pháp và phương pháp tiến hành đạt hiệu quả. Đó là cơ sở lí thuyết vô cùng quan trọng để GV vận dụng, tránh được những bỡ ngỡ lúng túng khi tổ chức, hướng dẫn cho HS. Quá trình đọc hiểu nhìn chung khá bài bản, ít sai sót.

Nam Cao là tác gia lớn và trong chương trình THPT, tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường ở nhiều cấp học và HS đã làm quen với văn phong của nhà văn từ bậc trung học cơ sở với truyện ngắn

Lão Hạc. Nhìn chung HS rất thích tác phẩm của ông. Đây là một cơ sở quan trọng để GV có thể tạo hứng thú, gây ấn tượng tốt đẹp ban đầu cho HS khi đến với Chí PhèoĐời thừa.

Trong giờ học, phương pháp chủ yếu mà GV sử dụng vẫn là thuyết giảng và phát vấn theo hướng khai thác về đặc trưng của thể loại tự sự. GV đã tham khảo những định hướng dạy học từ sách GV và một số tài liệu tham khảo để giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản cần đạt của truyện từ nội

59

dung tới hình thức, từ giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực tới những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm- đây cũng là những yêu cầu mang tầm quan trọng nhất, cần thiết nhất.

- Về những khó khăn còn tồn tại:

Thời lượng giảng dạy ít đôi khi nảy sinh tâm lí dạy cho hết bài bởi quan niệm: giá trị tác phẩm không thể khai thác một cách sâu sắc chỉ vỏn vẹn trong 2 tiết học. Việc chọn đúng, chọn trúng vấn đề cần dạy và học trong khoảng lượng thời gian cho phép (quy định số tiết, số phút cho mỗi phần mục trong bài) mà vẫn luôn đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của GV và hoạt động của HS quả thật là khó (chưa kể trong giờ đôi khi có những phát sinh ngoài dự kiến của GV khi soạn bài!).

Do một số sách định hướng bỏ qua thi pháp tư tưởng và phong cách ngôn ngữ nhà văn nên GV dường như chỉ chú ý khai thác nội dung tác phẩm với "cái được phản ánh" mà quên mất cách phản ánh, phương thức phản ánh của tác phẩm. Bởi vậy những giá trị ý nghĩa của tác phẩm được đưa ra mang tính khiên cưỡng, không tạo được sự thuyết phục. Đây cũng là nguyên nhân, hệ quả của việc phụ thuộc vào tài liệu một cách máy móc, thiếu sáng tạo, dẫn tới khai thác nội dung còn nghèo nàn.

GV chưa năng động trong việc sử dụng phối kết hợp các phương pháp một cách linh hoạt. Trong giờ học, việc tổ chức dạy học, đặc biệt cách đặt câu hỏi dẫn dắt của GV để tìm ra lớp nghĩa hàm ngôn cùng giá trị đích thực của tác phẩm vẫn tồn tại nhiều vấn đề: không phải câu hỏi nào cũng có tác dụng tốt, đôi khi câu hỏi chỉ mang tính chất chiếu lệ và hình thức, thường GV tự hỏi, tự trả lời trong khi đáng lẽ có thể để cho HS tự làm việc với văn bản từ đó đưa ra những câu hỏi mang tính định hướng. Hình thức GV thuyết giảng, HS nghe và ghi gần như là phổ biến. Có lẽ vì vậy mà lớp nghĩa hàm ngôn của tác phẩm có cảm giác như GV áp đặt chứ không phải HS tự mình khám phá để tìm hiểu và thấm thía.

60

(4). Kết quả khảo nghiệm từ phía học sinh.

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm bằng phiếu, đối tượng là 88 HS, gồm 45 em lớp 11 A11 trường Lý Tự Trọng và 43 em lớp 11 B trường Trần Hưng Đạo. Phát ra 88 phiếu, thu về 88 phiếu.

Ở câu hỏi (1), 88 HS (100%) đều trình bày được cách hiểu về nghĩa tường minh và hàm ý. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện cơ bản: Một là người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói; hai là người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. Điều này cho thấy HS đã nắm được những kiến thức cơ bản nhất về hàm ý từ chương trình trung học cơ sở.

Ở câu hỏi số (2): Có 6 em (7%) bỏ trống hoàn toàn, 23 em (26%) nói được một cách khá đầy đủ về ý nghĩa của nhan đề tác phẩm. 59 em (67%) có trả lời nhưng sơ sài, hầu hết chỉ nói được nghĩa tường minh: "Chí Phèo là tên nhân vật trung tâm của tác phẩm", "Đời thừa nghĩa là cuộc đời không cần thiết, không đáng sống", các em chưa đặt trong chỉnh thể của tác phẩm để thấy được chiều sâu của nhan đề và tài năng của tác giả trong cách đặt nhan đề cho tác phẩm.

Ở câu hỏi số (3): 100% đều trả lời và câu trả lời rất phong phú về các chi tiết khác nhau ở hai tác phẩm, tuy nhiên có không ít HS nhớ chưa chính xác chi tiết, đưa ra những chi tiết chưa thực sự thuyết phục, cách lí giải chưa có độ sâu, tầng lớp hàm ngôn qua những chi tiết chưa được hiểu một cách thấu đáo. Ví dụ: "Em thích nhất chi tiết Thị Nở mang cho Chí một nồi cháo hành còn nóng nguyên, Chí ngạc nhiên và hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt . Lí do em thích là vì: "con quỷ dữ của làng Vũ Đại mà biết khóc, biết xúc động có nghĩa là không thể tự cho mình ác được nữa". Câu trả lời khá bất ngờ và thú vị nhưng lớp nghĩa hàm ý sâu sắc nhất mà Nam Cao muốn nói qua chi tiết này không phải chỉ có thế. Bát cháo hành – một món ăn

61

xoàng xĩnh – lại được nấu bởi bàn tay của Thị Nở thì chắc là ... nhưng hương vị của cháo hành là hương vị của tình yêu, của tình thương chân thành, của hạnh phúc giản dị mà có thật nên bát cháo ấy trở nên rất quý giá và gợi được mối cảm động sâu xa. Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng lại thể hiện giá trị nhân đạo lớn của tác phẩm bởi tác giả đã đặt ra vấn đề: cái mà nhân loại thiếu không

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 58 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)