10. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Kết quả thực nghiệm
3.3.2.1. Kết quả từ giáo án thực nghiệm và giờ học thử nghiệm
Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi nhận được những nhận xét sau đây từ những ý kiến của đồng nghiệp:
- Thiết kế thể nghiệm của luận văn là một hướng dạy học được soạn tuân theo những yêu cầu chung của chương trình, mục đích, yêu cầu của bài học trên tinh thần đổi mới.
- Quá trình dạy và học trong giờ thể nghiệm: Cả hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh đều chủ động, sáng tạo. Bài giảng thoát khỏi sự khiên cưỡng, định sẵn, áp đặt. Những đặc sắc về nghệ thuật và những thông điệp của nhà văn theo cách nói hàm ngôn đều được học sinh tiếp nhận một cách khá đầy đủ và sâu sắc, thấm thía. Hướng dạy học này góp phần kéo gần lại những khoảng cách thẩm mĩ giữa tác phẩm với học sinh, khắc phục được tâm lí đối phó, thụ động, giúp các em nâng cao năng lực văn học. Từ đó học sinh sẽ có thêm những kinh nghiệm trong việc chiếm lĩnh, tiếp nhận những tác phẩm tự sự một cách chủ động, sáng tạo, khoa học
- Bài soạn và bài giảng đã chú ý phối hợp các phương pháp và biện pháp một cách linh hoạt. Các phương pháp, biện pháp sử dụng trong bài soạn giảng đều được lựa chọn, thanh lọc chú ý tới các phương thức cấu tạo hàm ngôn của tác giả. Đặc biệt là trong giờ học, giáo viên luôn chú ý tới những điểm nút mang tính hàm ngôn sâu sắc với những thời điểm tranh luận tạo bầu không khí văn chương khiến các em học sinh cuốn theo mạch bài học một cách tự nhiên và say mê. Điều đó đã tạo cơ hội cho học sinh trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo. Các em tỏ ra hứng thú, nỗ lực hơn trong học tập, mạnh dạn hơn khi phát biểu ý kiến, trình bày những phát hiện, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, khi trao đổi, đối thoại, thảo luận với các bạn, tạo cho lớp bầu không khí mới – sôi nổi, dân chủ.
129
- Đôi chỗ cách dẫn dắt của giáo viên chưa thuyết phục nên giờ học có những giây phút còn cảm giác nặng nề
3.3.2.2. Kết quả thực nghiệm từ bài kiểm tra giành cho học sinh
Để thấy được tính khả thi của hướng dạy học theo cách khai thác các phương thức tạo hàm ngôn, người viết cho thực nghiệm giảng dạy đối chứng và tiến hành so sánh kết quả tiếp nhận tác phẩm, khả năng nhận thức, tư duy của học sinh ở các lớp thực nghiệm. Giáo viên kiểm tra một đề 15 phút và một đề 90 phút (trình độ, năng lực của các lớp được chọn thể nghiệm và đối chứng tương đối đều nhau). Đề và đáp án được trình bày trong phần phụ lục.
Kết quả bài viết của học sinh như sau:
Lớp Số học sinh Đề kiểm tra Điểm giỏi
Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu Đối chứng (11A2) 45 15 phút 7 (15,6%) 15 (33,3%) 18 (40%) 5 (11,1%) Thực nghiệm (11A3) 45 15 phút 13 (28,9%) 22 (48,9%) 8 (17,8%) 2 (4,4%) Lớp Số học sinh Đề kiểm tra Điểm giỏi
Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu Đối chứng (11A8) 45 90 phút 4 (8,9%) 17 (37,8%) 18 (40%) 6 (13,3%) Thực nghiệm (11A5) 45 90 phút 11 (24,4%) 24 (53,3%) 7 (15,6%) 3 (6,7%)
130
Biểu đồ 3.1: Kết quả kiểm tra 15 phút
Biểu đồ 3.2: Kết quả kiểm tra 90 phút
Nhìn vào bảng tổng hợp và biểu đồ so sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, có thể thấy: kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm khả quan hơn các lớp đối chứng. (tỉ lệ yếu giảm hẳn, tỉ lệ khá giỏi tăng cao). Tuy sự chênh lệch giữa các con số của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng còn khiêm tốn nhưng bước đầu chúng tôi có thể yên tâm và hài lòng với hướng đi của luận văn. BIỂU ĐỒSO SÁNH 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% Giỏi Khá Trung bình Yếu Đối chứng Thực nghiệm BIỂU ĐỒSO SÁNH 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% Giỏi Khá Trung bình Yếu Đối chứng Thực nghiệm
131
KẾT LUẬN
Làm thế nào để sự chuyển tải của người GV trong giờ văn có sự hấp dẫn và khơi dậy được trong học sinh niềm yêu thích với bộ môn thực sự là điều trăn trở của những GV tâm huyết với nghề. Bởi vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm. Nhiều phương pháp dạy học mới ra đời và đã được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Tuy nhiên đây là một vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu với sự tham gia của các nhà sư phạm, đặc biệt cần được thể nghiệm dần qua sự đóng góp của đội ngũ GV trực tiếp đứng trên bục giảng.
Việc triển khai đề tài "Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường THPT theo hướng khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn" vừa để thực hiện những thôi thúc tìm hiểu về một tác giả yêu thích, vừa là phương pháp tích lũy kiến thức cho quá trình dạy học truyện ngắn Nam Cao nói riêng, tác phẩm tự sự nói chung của người viết. Nó xuất phát từ sự đòi hỏi tự thân của môn văn trong nhà trường với người GV khi tìm lời giải đáp về vấn đề phương pháp. Để nâng cao chất lượng dạy học cần tìm ra những cách thức, những phương pháp dạy học phù hợp, linh hoạt, thể hiện quan điểm dạy học theo hướng tích hợp và tích cực, sao cho HS có được chiếc chìa khóa khám phá văn học bằng chính niềm yêu thích và hứng thú, giúp các em phát triển tư duy logic, năng lực khám phá, sáng tạovà từ đó tự hoàn thiện mình.Ý tưởng dạy tác phẩm gắn với ngữ dụng học theo hướng khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn đã bước đầu đáp ứng được điều đó.
Từ thực tế thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Việc dạy học tác phẩm văn chương theo hướng khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn hoàn toàn có thể thực hiện được. Kết quả khảo sát trong quá trình thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi của cách dạy học mà chúng tôi đã đề xuất.
Luận văn đã lựa chọn một đề tài không mới nhưng hết sức thiết thực
trong thực tế giảng dạy ở trung học phổ thông. Chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc giảng dạy những tác phẩm Nam Cao nói riêng, tác phẩm văn học nói chung.
132
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bảo, Hà Minh Đức (và nhiều tác giả). Giảng văn văn học Việt nam.
Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.
2. Dƣơng Hữu Biên . Vài ghi nhận về lôgic và hàm ý. Ngôn ngữ số 1, 1997.
3. Dƣơng Văn Binh. Hướng dạy học truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao ở
trường THPT theo đặc trưng loại thể. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Hà
Nội, 2005.
4. Đỗ Hữu Châu. Đại cương ngôn ngữ học, tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010.
5. Đỗ Hữu Châu. Cơ sở ngữ dụng học,tập 1. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2002.
6. Đỗ Hữu Châu. Giáo trình ngữ dụng học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2003.
7. Đỗ Hữu Châu. Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.
8. Đỗ Hữu Châu. Trường từ vựngngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác
phẩm văn học . Ngôn ngữ số 3, 1974.
9. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán. Đại cương ngôn ngữ học, tập1. Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.
10. Trần Đình Chung. Thiết kế bài giảng Ngữ văn, nâng cao, tập 1. Nhà xuất bản Hà Nội, 2007.
11. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến. Để tự học đạt được hiệu quả. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2003.
12. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán. Nhập môn ngôn ngữ học. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.
13. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà
trường. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010.
14. Đinh Văn Đức . Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng Việt.
133
15. Hà Minh Đức (sưu tầm và giới thiệu) . Nam Cao toàn tập, quyển 1. Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2004.
16. Hà Minh Đức (sưu tầm và giới thiệu) . Nam Cao toàn tập, quyển 2. Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2004.
17. Hà Minh Đức . Nam Cao đời văn và tác phẩm. Nhà xuất bản Văn học, 1997
18. Nguyễn Văn Đƣờng (chủ biên). Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 1. Nhà xuất bản Hà Nội, 2007.
19. Nguyễn Thiện Giáp. Dụng học Việt ngữ. Nhà xuất bản quốc gia Hà Nội, 2004.
20. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). Dẫn luận ngôn ngữ học. Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.
21. Lê Thanh Hà. Hàm ngôn trong truyện kí Nguyễn Aí Quốc. Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2005.
22. Nguyễn Hải Hà, Lƣơng Duy Trung (chủ biên). Văn học 12, tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.
23. Cao Xuân Hạo. Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng. Nhà xuất bản Khoa học xã hội,1991.
24. Lê Thị Thu Hằng. Những biện pháp tích cực hóa hoạt động tự học của học sinh THPT trong dạy học tác phẩm văn chương (Qua Chí Phèo và Rừng xà nu). Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2009.
25. Nguyễn Ái Học. Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010.
26. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa. Phân tích phong cách ngôn ngữ
trong tác phẩm văn học – Ngôn từ - Hình tượng. Nhà xuất bản Đại học sư
phạm, 2004.
27. Vũ Thị Huyền. Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm tự sự của Nam Cao trong sách giáo khoa Ngữ văn 11. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Hà Nội, 2007.
134
28. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng. Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở
trường phổ thông trung học. Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.
29. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa. Phong cách học tiếng Việt. Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.
30. Nguyễn Lai. Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, 1996.
31. Hồ Lê. Quy luật của ngôn ngữ. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1996.
32. Phong Lê. Nam Cao văn và đời, lời giới thiệu trong tuyển tập Nam Cao. Nhà xuất bản Văn học, 1987.
33. Đỗ Thị Kim Liên . Giáo trình ngữ dụng học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2005.
34. Phan Trọng Luận. Cách nhìn mới về một số vấn đề then chốt của
phương pháp dạy học văn. Hội thảo phương pháp dạy học ngữ văn, 2008.
35. Phan Trọng Luận (chủ biên). Bài tập Ngữ văn 11, tập 1 . Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
36. Phan Trọng Luận (chủ biên). Bài tập Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1 . Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.
37. Phan Trọng Luận . Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, 1983.
38. Phan Trọng Luận (chủ biên). Ngữ văn 11, tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
39. Phan Trọng Luận (chủ biên). Ngữ văn 11 nâng cao,tập 1 . Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
40. Phan Trọng Luận (chủ biên). Ngữ văn 11, sách giáo viên, tập 1 . Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
41. Phan Trọng Luận (chủ biên). Ngữ văn 11 nâng cao, sách giáo viên, tập 1 . Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
42. Phan Trọng Luận. Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường. Nhà xuất bản Giáo dục, 1977.
135
43. Phan Trọng Luận . Phương pháp dạy học văn, tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2001.
44. Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng. Phương pháp dạy học văn.
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2005.
45. Phan Trọng Luận . Văn học giáo dục thế kỉ XXI . Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2002.
46. Phƣơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam. Lí luận văn học, tập 3. Nhà xuất bản Giáo dục,1988.
47. Nguyễn Đăng Mạnh. Cái đói và miếng ăn trong truyện Nam Cao. Tạp chí Kiến thức ngày nay, soos71, 1/11/1991.
48. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên). Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học lớp 11. Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.
49. Hoàng Phê. Lôgic ngôn ngữ học. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1989.
50. Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt. Trung tâm từ điển Ngôn ngữ,
1992.
51. Hoàng Phê (chủ biên). Ý nghĩa hàm ngôn trong lời nói . Ngôn ngữ số 1, 1998.
52. Đặng Thị Hảo Tâm. Tìm hiểu nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ giao tiếp trong hội thoại. Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, năm 1997.
53. Bùi Minh Toán. Ngôn ngữ và văn học. Chuyên đề giảng dạy cao học K15.
54. Hoàng Tuệ. Hiển ngôn, hàm ngôn – một vấn đề khá thú vị trong chương
136
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
ĐỀ BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1 . "Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ, khi in thành sách lần đầu năm
1941, Nhà xuất bản "Đời mới" tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi và sau 1945, tác giả Nam Cao đặt lại là Chí Phèo."
Nhận định trên đúng hay sai? A. Đúng.
B. Sai.
Câu 2. Tiếng chửi của Chí Phèo được Nam Cao khắc họa trong đoạn đầu tác phẩm tập trung vào
những đối tượng nào?
A. Chửi trời, chửi làng Vũ Đại, chửi Bá Kiến, chửi người sinh ra mình... B. Chửi trời, chửi làng Vũ Đại, chửi đứa nào không chửi nhau với mình...
C. Chửi trời, chửi làng Vũ Đại,chửi đứa nào không chửi nhau với mình, chửi người sinh ra mình...
D. Chửi trời, chửi làng Vũ Đại, chửi Thị Nở và bà cô Thị Nở ...
Câu 3. Trong đoạn trích khắc họa tiếng chửi của Chí, Nam Cao đã sử dụng ngôn ngữ như thế nào?
A. Ngôn ngữ tường thuật và ngôn ngữ bình luận.
B. Ngôn ngữ tường thuật, ngôn ngữ bình luận và ngôn ngữ của chính nhân vật... C. Ngôn ngữ tường thuật và ngôn ngữ của chính nhân vật...
D. Ngôn ngữ bình luận và ngôn ngữ nhân vật...
Câu 4 . Tiếng chửi cho thấy người chửi là người như thế nào?
A. Thần kinh không bình thường.
B. Say rượu, phẫn chí đang muốn gây sự với tất cả và trút lên tiếng chửi tất cả những nỗi căm uất, thù hận của mình...
137
C. Một người cô đơn D. Cả 2 phương án B và C
Câu 5 . Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết, truyện ngắn nhằm bộc lộ điều gì?
A. Bộc lộ tư tưởng và tình cảm của tác giả gửi gắm vào nhân vật. B. Bộc lộ trực tiếp tính cách của nhân vật.
C. Bộc lộ trực tiếp tâm hồn của nhân vật.
D. Bộc lộ trực tiếp tâm hồn, tính cách của nhân vật.
Câu 6. Nam Cao đã khắc họa mấy lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến sau khi ở tù về?
A. 2 lần B. 3 lần C. 4 lần D. Nhiều lần
Câu 7. Động cơ lần đầu tiên Chí Phèo đến nhà Bá Kiến sau khi ở tù về là gì?
A. Xin được đi ở làm canh điền
B. Đập đầu ăn vạ có bao hàm cả sự trả thù
C. Xin đi ở tù nhưng thực chất vòi tiền uống rượu theo cách của một kẻ lưu manh D. Đòi quyền làm người
Câu 8. Chi tiết Chí Phèo giết Bá Kiến gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
A. Hành động giết người của một tên Chí Phèo lưu manh đã trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại
B. Hành động của một người uống rượu say khướt không ý thức được mình
C. Hành động lấy máu rửa hờn của một người nông dân đã thức tỉnh về quyền sống và uất ức vùng lên
D. Cả A, B, C
Câu 9 . Điều làm Nam Cao day dứt tới đau đớn khi viết về đề tài người nông dân cùng khổ là gì?
A. Số phận hẩm hiu, bị ức hiếp, bị chà đạp phũ phàng của họ.
B. Nỗi khổ cùng cực của con người mà xét đến cùng vì họ nghèo đói, khốn khổ. C. Bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng mà thầm lặng của họ
138
D. Tình trạng con người bị sói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị huỷ diệt cả nhân tính trong xã hội phi nhân đạo đương thời
Câu 10. Mỗi tác phẩm văn học đều có thể là lời đề nghị về cách sống. Hãy ghi lại một cách ngắn
gọn bài học thấm thía và sâu sắc nhất về cách sống mà anh (chị) cảm nhận được sau khi học truyện ngắn Chí Phèo?