Những yêu cầu có tính nguyên tắc

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 103 - 106)

10. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc

Vấn đề đặt ra trong dạy học ngữ văn nói riêng và dạy các môn khoa học trong nhà trường nói chung là dạy để làm gì, dạy như thế nào và học để làm gì, học như thế nào? Đó là những câu hỏi không dễ trả lời. Hơn nữa, tác phẩm văn học là một hiện tượng phong phú và phức tạp nên việc phân tích nó là một công việc không đơn giản. Thực tế luôn có nhiều nẻo đường khám phá tác phẩm nhưng dù lựa chọn con đường nào, người GV trước hết vẫn phải chú ý tới những yêu cầu chung có tính nguyên tắc. Đó sẽ là cơ sở cho việc dạy học đạt hiệu quả hơn cũng như giúp GV thoát khỏi tình trạng võ đoán, áp đặt, giờ học thoát khỏi sự đơn điệu, khô khan.

3.1.1.1. Đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản và chính xác của kiến thức

Trong thực tế, có không ít những bài văn "cười ra nước mắt" bởi học sinh suy diễn lớp nghĩa hàm ngôn ẩn sau câu chữ của tác phẩm một cách tùy tiện. Lí do của thực trạng đó vô cùng phong phú, trong đó không thể không kể tới cách dạy và học trong giờ đọc hiểu. Bởi vậy, dù lựa chọn phương pháp nào người giảng dạy cũng phải luôn chú ý đảm bảo được nội dung khoa học, chính xác của kiến thức mà HS cần lĩnh hội.

3.1.1.2. Chú ý tới tính hệ thống và khái quát

Nội dung kiến thức trong từng chương, từng phần, từng bài trong sách giáo khoa đều được trình bày theo một trật tự lôgic, có hệ thống. Tính hệ thống đó được quy định bởi chính nội dung khoa học và bởi lô gic hệ thống của bản thân hoạt động tư duy của người học. Do đó khi dạy và học cần phải luôn chú ý tới tính hệ thống: Đặt tác phẩm trong hệ thống những tác phẩm cùng đề tài, cùng trường phái, cùng giai đoạn, thời kì văn học...để tìm hiểu, khám phá, từ đó có những tổng hợp khái quát.

99

3.1.1.3. Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh

Nói đến phương pháp dạy - học văn trong nhà trường, người ta rất chú trọng đến mối quan hệ qua lại, đan xen giữa ba thành tố: Nhà văn, HS và GV; trong đó vị trí của HS - chủ thể tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo trong hoạt động đọc, cảm thụ trực tiếp tác phẩm văn chương luôn được lưu ý hơn cả. “Tích cực hóa hoạt động của người học được hiểu là phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó thầy cô đóng vai trò người tổ chức hoạt động của HS; mỗi HS đều được hoạt động, mỗi HS đều được bộc lộ mình và phát triển” (Nguyễn Minh Thuyết).

GV không phải là người “rót” hay “cung cấp” kiến thức. HS tiếp thu kiến thức không phải chỉ thông qua kênh nghe, kênh nhìn mà còn phải được tham gia thực hành ngay trên lớp hoặc được vận dụng, trao đổi thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mình. Từ xa xưa, người phương Đông đã có câu: “Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã cho thấy, HS chỉ có thể nhớ được 5% nội dung kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15% nội dung kiến thức. Nếu quan sát có thể nhớ 20%. Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ được 25%. Thông qua thảo luận với nhau có thể nhớ được 55%. Nhưng nếu HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng nhớ tới 75%. Còn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới được 90%. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Cần lưu ý: tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của HS không phải là sự đề cao những sở thích, hứng thú của cá nhân hoặc để HS tích cực hoạt động theo những hứng thú tự phát, chuyển giờ học trong nhà trường thành giờ HS được chủ động một cách tự do, tùy hứng. Giờ học Ngữ văn theo định hướng đổi mới không chỉ chú trọng tới hoạt động dạy của GV mà còn chú trọng tới hoạt động học của HS, tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng HS đều được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá,… để có thể hiểu, cảm, vận dụng tốt các

100

kiến thức, kĩ năng văn học, ngôn ngữ học,… dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, nhằm đạt được mục tiêu giờ học. Muốn vậy, GV phải biết kích thích hứng thú, khơi dậy những “điểm ỳ”, “điểm chết” trong tiếp nhận của HS để khắc phục khoảng cách thẩm mỹ giữa bạn đọc – HS và nhà văn, từ đó giúp HS hướng tới những thông điệp mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm qua những phương thức tạo hàm ngôn.

3.1.1.4. Vận dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt và sáng tạo

Để đảm bảo tính khoa học cho giờ học Ngữ văn, sự vận dụng phương pháp dạy học phải thực sự linh hoạt và sáng tạo. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phải từ bỏ những phương pháp truyền thống, hoặc độc tôn hoặc cải tiến một phương pháp nào đó, hoặc áp dụng triệt để máy móc một vài phương pháp học được từ nước ngoài vào thực tiễn nhà trường Việt Nam,… Cũng không thể hiểu một cách chung chung về vấn đề đổi mới là thầy giảng một nửa còn một nửa để HS làm lấy.

Vấn đề không phải chỉ là bản thân các phương pháp dạy học mà còn là ở cách vận dụng các phương pháp đó một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập Ngữ văn của tất cả các đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu. Sự vận dụng các phương pháp dạy học phải đi từ cái HS đã có tới cái các em cần có, từ thực tiễn cuộc sống của HS tới kiến thức trong sách vở và quay trở về phục vụ cuộc sống.

Bàn về đổi mới phương pháp dạy học văn, GS. Phan Trọng Luận cho rằng: Công việc chủ yếu của GV là tổ chức hướng dẫn, sắp xếp một cách tài tình, khéo léo, công phu, đầy nghệ thuật quá trình giao tiếp để HS từng bước chiếm lĩnh tác phẩm và tự phát triển”.[43, tr. 281]. Với phương pháp dạy học tác phẩm văn chương từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn, GV không nên quá máy móc đi theo tất cả các phương thức tạo hàm ngôn trong từng chi tiết, trường đoạn và tác phẩm. Quá trình khai thác các phương thức tạo hàm ngôn ấy phải gắn với con đường khám phá mà GV lựa chọn.

101

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)