10. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Những vấn đề chung
3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm
- Kiểm chứng, xác nhận tính đúng đắn và tính khả thi của việc dạy học tác phẩm theo hướng khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn.
- Kết quả thực nghiệm sẽ xác nhận giá trị khoa học và thực tiễn của những đề xuất đổi mới cách khai thác tác phẩm của Nam Cao nói riêng và tác phẩm văn học nói chung.
- Tiếp thu ý kiến phản hồi từ phía giáo viên và học sinh trong quá trình thực nghiệm để điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện những đề xuất đổi mới về cách khai thác tác phẩm, cách tổ chức hoạt động dạy và học.
- Đi đến những kết luận có căn cứ về kết quả nghiên cứu, là gợi ý để người nghiên cứu có thể tiếp tục suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học trong sự tích hợp với ngữ dụng học.
3.3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm:
- Đối tượng tham gia thực nghiệm : những HS lớp 11, giáo viên dạy Ngữ văn 11 - Địa bàn thực nghiệm: Trường THPT Nam Trực và trường THPT Lý Tự Trọng, Huyện Nam Trực, Nam Định.
- Thời gian thực nghiệm:
Theo phân phối chương trình của Bộ GD – ĐT đối với môn Ngữ văn lớp 11, đoạn trích này được dạy vào tuần 14 tiết 53 – 54 đối với chương trình chuẩn và tuần 13 tiết 49 – 50 đối với chương trình nâng cao. Vì thế, để việc thực nghiệm diễn ra thuận tiện, chúng tôi chọn thời gian thực nghiệm vào giữa tháng 11 năm 2011. Đây là thời điểm thích hợp nhất vì một mặt vừa theo đúng tiến độ chương trình của Bộ Giáo dục, mặt khác giáo viên dạy thực nghiệm và tác giả luận văn sẽ có đủ thời gian xin ý kiến nhận xét và rút kinh nghiệm nhằm giúp cho giáo án được hoàn thiện hơn.
127
3.3.1.3.Nội dung - phương pháp tiến hành thực nghiệm
- Nội dung thực nghiệm là hoạt động dạy và học tác phẩm của Nam Cao, cụ thể là tác phẩm Chí Phèo theo hướng khai thác các phương thức tạo hàm ngôn
- Phương pháp thực nghiệm:
+ Dùng thiết kế trong đề tài tiến hành dạy thể nghiệm ở 2 lớp: 11A3 – trường Trung học phổ thông Nam Trực, 11 A5 – Trường Trung học phổ thông Lý Tự Trọng
+ Dùng một giáo án thông thường, không khai thác sâu vào phương thức cấu tạo hàm ngôn, tiến hành thực nghiệm đối chứng tại lớp 11A8 trường Trung học phổ thông Nam Trực và 11A2– Trường Trung học phổ thông Lý Tự Trọng để tạo cơ sở so sánh
+ Sau các giờ học, kiểm tra cùng một đề và dùng phương pháp thống kê toán học, các phương pháp so sánh, đối chiếu để xử lí số liệu thu thập được qua thực nghiệm, đi tới những kết luận đánh giá kết quả học tập của học sinh, xác nhận tính khả thi và hiệu quả của giờ dạy.
3.3.1.4. Tiến trình thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được thực hiện theo các bước sau:
- Lên kế hoạch thực nghiệm.
- Làm việc với giáo viên dạy thực nghiệm
GV của các lớp thực nghiệm được nhận trước giáo án để nghiên cứu và hình dung cách tổ chức giờ học. Sau đó, tác giả bài soạn làm việc trực tiếp với giáo viên để giới thiệu ý tưởng và những điểm mới của giáo án (cách khai thác tác phẩm, cách tổ chức hoạt động, những biện pháp và thủ thuật dạy học cụ thể), sự khác biệt giữa giáo án thực nghiệm và giáo án thông thường. Hai bên trao đổi, đi đến thống nhất về những vấn đề cơ bản.
- Chú ý GV khâu giao nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà và giúp đỡ HS chuẩn bị tốt bài ở nhà trước khi đến lớp.
- Tổ chức thực nghiệm: Dự giờ dạy thực nghiệm và đối chứng. Theo dõi việc tổ chức dạy học trên lớp của giáo viên. Cảm nhận về không khí lớp học, về khả năng tiếp nhận, lĩnh hội của học sinh. Tổ chức trao đổi, rút kinh
128
nghiệm với giáo viên. Kiểm tra HS để từ kết quả so sánh có những điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung giáo án thực nghiệm.