Tìm hiểu nghệ thuật viết văn của Nam Cao và bước đầu nhận

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 93 - 150)

10. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Tìm hiểu nghệ thuật viết văn của Nam Cao và bước đầu nhận

phong cách ngôn ngữ của Nam Cao trong sự phối hợp với nghệ thuật dùng hàm ngôn

Một nhà văn Nga đã từng nói: "Văn học nằm ngoài những định luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết". Thời gian và cuộc đời – đó là những thử thách khắc nghiệt cho tác phẩm văn chương, đó là sự đánh giá công bằng và trung thực nhất tài năng của nhà văn và giá trị tác phẩm. Muốn có tác phẩm bất tử, nhà văn không chỉ cần một trái tim, một tâm hồn luôn luôn rộng mở thiết tha với cuộc đời mà còn cần phải có một tài năng thực sự. Tác phẩm đó phải là "sự khám phá về nội dung và sự sáng tạo về hình thức nghệ thuật". Hình thức nghệ thuật của tác phẩm không hề là "một phương tiện chuyên chở", cũng không phải là "một ống dẫn đơn thuần" để chuyển đi một ước vọng nào đó mà nó thực sự là một thực thể có quan hệ máu thịt với nội dung mà chính bản thân nó chứa đựng. Để khám phá ra thế

89

giới im lặng hàm ẩn sau con chữ, mỗi độc giả sẽ có cách tiếp cận và khám phá riêng nhưng đều gặp nhau ở một điểm: khai thác từ thế giới nghệ thuật ngôn từ của tác phẩm và từ đó tổng hợp, khái quát về nghệ thuật viết văn của tác giả. Bởi vậy, rất cần thiết, trong quá trình dạy học cần tìm hiểu nghệ thuật viết văn của Nam Cao để từ đó bước đầu đưa ra những nhận định về phong cách ngôn ngữ của ông trong sự phối hợp với nghệ thuật dùng hàm ngôn.

2.2.3.1. Quan niệm về cách viết văn của Nam Cao

Nam Cao không chỉ là nhà văn hiện thực kiệt xuất có tư tưởng nhân đạo phong phú và sâu sắc, mà còn là nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ và nhất quán. Nam Cao thường lấy cái tôi đầy ưu tư, nỗi niềm của mình để nhào nặn, chế tác thành các nhân vật đầy cá tính trong truyện ngắn, truyện dài của ông và gửi gắm những suy nghĩ, quan niệm về văn chương nghệ thuật. Suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn luôn suy nghĩ về vấn đề sống và viết.

Thứ nhất là quan niệm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Trong buổi đầu, sáng tác của Nam Cao không tránh khỏi bị ám nhiễu bởi bầu khí quyển của văn chương lãng mạn đương thời. Nhưng ông không bị cuốn theo những thị hiếu thời thượng mà nhanh chóng vượt qua cảm hứng "thi vị hóa", "duy mĩ hóa" hiện thực lúc bấy giờ để xác định thiên chức của người cầm bút. Nam Cao đã tìm đến với con đường nghệ thuật hiện thực chân chính, nghệ thuật vị nhân sinh: "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than" (Trăng sáng). Theo Nam Cao, người cầm bút chân chính không được né tránh sự thực mà phải: "đứng trong lao khổ, mở hồn ra để đón lấy tất cả những vang động của đời".

Nam Cao luôn nhấn mạnh ý nghĩa cao quý của sáng tạo nghệ thuật. Nam Cao chủ trương nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động đòi hỏi phải khám phá, đào sâu, tìm tòi và sáng tạo không ngừng: "Văn chương không cần tới những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và

90

sáng tạo những gì chưa có"(Đời thừa). Nam Cao coi lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc và công phu, đòi hỏi người cầm bút phải có lương tâm. Nam Cao lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện"(Đời thừa). Nam Cao không đồng tình với thứ văn chương "vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường, quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi".

Nam Cao không nhân nhượng khi phê phán thứ văn chương tả chân hời hợt, nông cạn, không chạm được tới đáy của vấn đề mà chỉ tả được "cái bề ngoài của xã hội". Ông không chỉ đối lập văn chương giả dối với văn chương chân thật mà còn đối lập thứ văn chương chân thật bên ngoài với thứ văn chương có chiều sâu của nghệ thuật sáng tác đích thực. Nam Cao quan niệm: "Một tác phẩm thực giá trị phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người ... Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho con người gần người hơn" (Đời thừa). Điều đó cũng có nghĩa văn học phải chứa đựng nội dung nhân đạo, phải có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Thứ hai là quan niệm của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Lao vào dòng thác Cách mạng, Nam Cao đã thực sự trở thành nhà văn – chiến sĩ. Nam Cao say sưa trong mọi công tác, không nề hà lớn nhỏ với ý nghĩ dứt khoát đặt lợi ích Cách mạng và dân tộc lên trên hết. Kháng chiến bùng nổ, nhà văn muốn "vứt bút đi để cầm lấy súng". Nam Cao tự nhủ: "Sống đã rồi hãy viết" và hăng hái lao mình vào phục vụ kháng chiến. Trong lĩnh vực sáng tác, Nam Cao đã ý thức được một cách sâu sắc văn nghệ phải phục vụ kịp thời yêu cầu của Cách mạng, của thời đại. Người nghệ sĩ phải: "tìm ra những chủ đề và hình thức không phải thích hợp cho ta mà thích hợp cho đối tượng của chúng ta là đại chúng". Những tác phẩm viết trong kháng chiến của Nam Cao đã "làm cho người đọc hiểu biết hơn, tin tưởng vào cuộc kháng chiến của ta hơn, nó thúc đẩy họ cùng hăng hái giúp ích cho cuộc kháng chiến

91

toàn dân và gợi cho họ những việc họ có thể làm để giúp ích cho kháng chiến" (Ở rừng, in trong Tuyển tập Nam Cao).

Bước vào cuộc sống kháng chiến, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao đạt tới trình độ tự giác hơn trên lập trường tư tưởng mới. Truyện ngắn Đôi mắt ra đời trong thời kì này đã là một tuyên ngôn nghệ thuật mới của Nam Cao nói riêng và của một thế hệ nhà văn trong buổi đầu đến với cách mạng và kháng chiến nói chung. Nam Cao đã khẳng định lập trường kiên định của lớp văn nghệ sĩ tiểu tư sản dứt khoát khước từ, chối bỏ những quyền lợi cá nhân, cuộc sống hưởng thụ ích kỉ ... để hòa hợp với những người xung quanh, với cộng đồng. Họ sẵn sàng thích ứng với công việc của một anh "tuyên truyền viên nhãi nhép" nhưng có ích với nhân dân, với Cách mạng và kháng chiến. Nam Cao luôn trung thành với ý nghĩ "góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn". Đó là thái độ đúng đắn, đẹp đẽ nhất của người nghệ sĩ chân chính lúc đó.

Với quan điểm nghệ thuật tiến bộ, đầy tính nhân văn và bằng tài năng của mình, Nam Cao đã có những cống hiến lớn lao cho nền văn học Việt Nam hiện đại, Nam Cao xứng đáng được tôn vinh là một hiện tượng văn học không thể thay thế được.

2.2.3.2. Nghệ thuật viết văn của Nam Cao qua một số tác phẩm được dạy học trong trường phổ thông

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều có chung nhận xét: Nam Cao tỏ ra có sở trường trong miêu tả tâm trạng, quá trình diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật, làm nổi bật bi kịch đời thường, bi kịch nhân cách, bi kịch tinh thần của con người. Nam Cao đã đặt ra vấn đề kiếp người, thân phận con người, vấn đề con người bị tha hóa, bị biến chất về đạo đức và băng hoại nhân cách. Đúng như phát hiện của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức: "Nhìn theo đề tài thì trong tác phẩm của Nam Cao có sự phân chia giữa tác phẩm về người nông dân và tác phẩm về người trí thức tiểu tư sản nhưng trong chiều sâu của vấn đề thì chỉ là một" [17, tr. 291].

92

Nét hấp dẫn của truyện ngắn Nam Cao là tính triết lí sâu sắc, triết lí mà không khô khan, xuất phát từ cuộc sống thực, từ tâm tư đầy đau đớn và dằn vặt của nhà văn. Bức tranh hiện thực trong tác phẩm của ông không chỉ nghiêng về bình diện phản ánh, quan sát mà còn thể hiện sự xâm nhập sâu vào bản chất những cái vặt vãnh, tủn mủn của đời sống hàng ngày, những điều tưởng như không đâu vào đâu thường lại tác động mạnh mẽ đến nhân cách con người. Trong con mắt của Nam Cao, mỗi hiện tượng đơn lẻ bình thường đều nói về cái chung, cái phổ quát nào đó.

Đời thừa không đơn thuần chỉ là việc vợ chồng gây sự, cãi vã về những lo toan vặt vãnh hàng ngày mà còn gợi lên những ý tưởng nhân văn: "Kẻ mạnh không phải là những kẻ giẫm đạp lên vai kẻ khác để thỏa lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình". Nam Cao đã lựa chọn một cốt truyện đơn giản xoay quanh một khung cảnh hẹp: chỉ là một cuộc sống hàng ngày của hai vợ chồng người trí thức nghèo. Cuộc sống của họ có xung đột nhưng không gay gắt. Sau đó họ lại làm lành nhanh chóng. Nhân vật rất ít hành động, không có những mâu thuẫn gay gắt như sự phản kháng chống lại bọn cai lệ của Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố hay cái chết bi thảm của Chí Phèo và Bá Kiến để lại dư âm ám ảnh trong Chí Phèo. Tuy nhiên Đời thừa không gây cho người đọc cảm giác nhàm tẻ mà trái lại, qua những sự vật và chi tiết bình thường, Nam Cao đã đặt ra những vấn đề xã hội có ý nghĩa nhân sinh vô cùng sâu sắc và mới mẻ.

Đời thừa được kể theo dòng tâm tư của nhân vật Hộ bởi vậy kết cấu mạch tự sự của truyện không đi theo trình tự thời gian. Kết cấu chuyện thoải mái, tự nhiên, tưởng như lỏng lẻo mà kì thực vẫn chặt chẽ, tập trung làm nổi bật chủ đề của truyện. Xung đột của truyện không phải là xung đột giữa các nhân vật tốt – xấu mà ở ngay nội tâm nhân vật chính. Xung đột ấy phản ánh mối quan hệ không thể dung hòa giữa cá nhân và xã hội. Bằng tài năng phân tích tâm lí nhân vật, Nam Cao không những phản ánh chân thực tình cảm đau đớn, bế tắc của người trí thức mà còn ghi lại sự tự đấu tranh để vươn lên giữ

93

mình trong hoàn cảnh bế tắc. Tất cả hiện lên qua lối viết dung dị của một cây bút truyện ngắn bậc thầy già dặn. Nhờ thế mà truyện vừa mang sắc thái chân thật lại vừa thấm đượm ý vị triết lí sâu xa. Qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã triết lí về sự sống, về đạo lí tình thương cũng như yêu cầu về sáng tạo nghệ thuật.

Chí Phèo đâu phải chỉ là chuyện thằng say rượu ăn vạ mà bao trùm lên là khát vọng muốn làm người lương thiện, muốn khẳng định quyền làm người của chính mình. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, Nam Cao đã sáng tạo nên những hình tượng nhân vật thật hơn con người thật, vừa tiêu biểu cho một tầng lớp trong xã hội lại vừa có cá tính riêng rất đặc sắc. Bá Kiến – đại diện cho tầng lớp thống trị bóc lột, là tay sai của chế độ thực dân phong kiến ở nước ta. Đây là nhân vật điển hình sống động và chân thực về giai cấp thống trị với sự tham lam, tàn bạo, không từ một thủ đoạn nào nhưng vẫn là tên ác bá gian hùng, nham hiểm, độc ác theo một lối riêng. Chí Phèo là hiện thân cho số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Bi kịch của Chí cũng là bi kịch của đời người nông dân.

Giống như Đời thừa, kết cấu của Chí Phèo rất thoáng và không đi theo trình tự thời gian. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật được tác giả sử dụng thành công nhằm làm nổi bật bản chất của các nhân vật và tạo nên độ sâu cho tác phẩm. Viết Chí Phèo, Nam Cao đã thực sự "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có" khi đặt ra những vấn đề rất mới, khác hẳn với những kênh nhận thức và thông tin quen thuộc về người nông dân trong những tác phẩm trước đó và cùng thời (Nam Cao viết về người nông dân mà không đi vào miêu tả nỗi khổ vì sưu thuế, tô tức, cũng không phải chỉ khắc họa nỗi khổ của một người không người thân, không của cải, nỗi khổ của một người cùng hơn cả dân cùng, một con người sinh ra là người mà không được làm người, bị tất cả mọi người xa lánh...).

Là nhà văn hiện thực xuất sắc, Nam Cao đã dứt khoát trong sự lựa chọn và trung thành với chủ nghĩa hiện thực kiểu mới. Ta hiểu vì sao trong hệ thống thể tài của mình, Nam Cao bám riết vào những cái văn xuôi phàm tục,

94

vào những sự thật trần trụi xuất phát từ "cái đói và miếng ăn" – một thảm trạng đối với con người trong xã hội cũ. Trong văn học hiện thực Việt Nam, không phải chỉ có Nam Cao viết về cái đói và sự ám ảnh của cơm áo trong cuộc mưu sinh hàng ngày nhưng ông đã viết theo kiểu riêng của ông. Như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: "Nếu như ở tác phẩm của Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói, thì ở tác phẩm của Nam Cao là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính của con người đang bị cái đói và miếng ăn làm cho tiêu mòn đi, thui chột đi, hủy diệt đi" [47, tr. 36]. Điều đó cắt nghĩa vì sao Chí Phèo, Đời thừa... không bị lạc hậu với thời gian và đạt tới giá trị mẫu mực của văn xuôi tiếng Việt hiện đại.

2.2.3.3. Một số nhận định về phong cách ngôn ngữ của Nam Cao trong sự phối hợp với nghệ thuật dùng hàm ngôn

Nói đến phong cách nghệ thuật của nhà văn là nói đến cái riêng, cái cá thể. Đây là thuật ngữ văn học chỉ cá tính của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật. Để tạo được phong cách, trong sáng tác của mình, nhà văn phải khắc họa được những nét khu biệt, trên cơ sở tần số lặp đi lặp lại của một hiện thực, gây ấn tượng và ám ảnh đối với người đọc. Phong cách cá nhân của mỗi nhà văn góp phần quy định diện mạo văn học của một thời đại, một dân tộc. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hành Khung đã khẳng định: "Phong cách của Nam Cao trong giai đoạn 1941 – 1945 kết tinh phong cách thời đại". Hà Minh Đức cũng cho rằng: "Sáng tác của Nam Cao giàu sức khám phá sáng tạo với một phong cách độc đáo".

Nam Cao là đại diện tiêu biểu của khuynh hướng hiện thực vào giai đoạn cuối nhưng không nói cái người ta đã nói,không tả theo lối người ta tả, ông đã bước vào làng văn với những cạnh sắc riêng của mình. Nam Cao đã không chỉ tiếp thu truyền thống một cách thụ động mà trên cơ sở đó đã kế thừa trong sự phát triển, đã nắm bắt lĩnh hội một cách nhạy cảm những biến đổi và dao động của thời cuộc và con người để lựa chọn một phong cách sáng tác nghệ thuật trong đó bao gồm cốt truyện, ngôn ngữ và những thủ pháp biểu

95

hiện của nhà văn. Đây là một phạm trù khá lớn, bởi vậy người viết không có tham vọng đề cập một cách toàn diện đến phong cách nghệ thuật của Nam Cao trên mọi phương diện mà chỉ trọng tâm đến phương diện ngôn ngữ - nhất là ngôn ngữ trong sự phối hợp với nghệ thuật dùng hàm ý.

Ngôn ngữ trong tác phẩm của Nam Cao không chỉ là công cụ, là phương tiện miêu tả mà còn là đối tượng của sự miêu tả. Nhân vật của ông có

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 93 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)