Giá trị của cách nói hàm ngôn

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 43 - 44)

10. Cấu trúc luận văn

1.1.5. Giá trị của cách nói hàm ngôn

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nó có sức biểu đạt vô cùng phong phú với những đặc trưng như tính nhiều nghĩa, tính hàm súc, tính cô đọng... Sức biểu đạt tài tình của ngôn ngữ rõ ràng không phải chỉ là ở sự tuân thủ theo những nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ đã định sẵn mà còn nằm ở chính chỗ vi phạm quy tắc trong sự hành chức thông thường của nó. Sự tuân thủ và sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng luôn song hành cùng nhau để tạo nên những nghệ thuật sử dụng ngôn từ đầy sáng tạo.

Trong giao tiếp (trực tiếp hoặc gián tiếp), biết dùng hàm ngôn hợp lí sẽ đem lại hiệu quả tối ưu. Điều đó cho thấy tính đắc dụng của hàm ngôn trong giao tiếp. Sở dĩ người ta hay dùng cách nói hàm ngôn là do sự phức tạp của

39

hoạt động giao tiếp xã hội cùng với sự tác động lẫn nhau giữa những con người cùng một cộng đồng ngôn ngữ, của một nền văn hóa dân tộc (trong đó có nét chung cho toàn nhân loại) của những xu hướng thẩm mĩ.

Ngôn ngữ ngoài chức năng giao tiếp còn có chức năng thẩm mĩ, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Vì vậy trong giao tiếp người ta không chỉ dùng cách nói hiển ngôn mà còn dùng cách nói hàm ý, buộc người nghe phải hiểu câu nói thông qua những ẩn dụ, hoán dụ, những lời nói mỉa, phải qua suy ý. Cách tạo hàm ngôn có giá trị lớn:

- Bằng cách nói hàm ngôn, người nói buộc người nghe phải suy nghĩ để nắm bắt được các nghĩa thực trong lời nói của mình, do đó tăng tính hấp dẫn, tăng tính thuyết phục cho lời nói.

- Người nói, người viết tìm đến cách nói hàm ngôn nhằm tuân thủ các quy tắc xã giao, trong đó có lí do khiêm tốn, yêu cầu tránh áp đặt ý muốn của mình cho người đối thoại, tránh làm người đối thoại mất thể diện.

- Muốn châm biếm mỉa mai, quan trọng là không muốn chịu trách nhiệm trực tiếp về điều mình nói ra, người ta có thể phủ định ý định ẩn ý chứa đựng trong câu đã nói, đã viết khi bị trách cứ.

- Sử dụng hàm ngôn có thể tránh được một số điều cấm đoán có tính truyền thống như những điều kiêng kị có liên quan đến tín ngưỡng, những phép lịch sự trong cách ăn nói. Chẳng hạn bài trừ hay khuyến cáo những việc sử dụng từ ngữ, xúc phạm thần linh, lời thề độc...

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)