Phương pháp dạy học tác phẩm theo hướng khai thác các

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 106 - 107)

10. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Phương pháp dạy học tác phẩm theo hướng khai thác các

không nên dập khuôn, máy móc dễ tạo sự nhàm chán. Ví dụ, cùng là hình thức “đàm thoại” song GV cần biết đặt vấn đề kích thích HS suy nghĩ và tạo ra được quan hệ tương tác nhiều chiều trong đàm thoại (thầy – trò, trò – thầy, trò – trò). Đàm thoại khi đó sẽ mang tính chất của đối thoại: thầy hỏi trò, nêu câu hỏi cho trò; trò được khuyến khích để tự tin nêu thắc mắc, hỏi lại thầy, đối thoại với thầy hoặc nêu câu hỏi cho bạn, đối thoại, trao đổi với bạn để tạo nên một không khí cởi mở, dân chủ, bình đẳng trong lớp học. Cần tạo cho HS có cơ hội thể hiện rõ hơn vai trò “trung tâm” của mình, có thời gian đàm thoại, đối thoại, trao đổi với thầy, với bạn và bộc lộ quan điểm cá nhân. Chính điều này sẽ giúp cho quá trình khám phá kiến thức của các em là một hành trình thú vị và thực sự thu hút.

3.1.2. Phương pháp dạy học tác phẩm theo hướng khai thác các phương thức tạo hàm ngôn thức tạo hàm ngôn

Từ những định hướng cụ thể đã trình bày ở chương II có thể tóm tắt ngắn gọn phương pháp dạy học tác phẩm theo hướng khai thác các phương thức tạo hàm ngôn như sau:

Bước 1: Hướng dẫn HS phương pháp đọc tác phẩm. GV hướng dẫn HS đọc kĩ, đọc sâu tác phẩm trong thói quen chuẩn bị bài trước tiết học; hướng dẫn HS tóm tắt tác phẩm và đọc diễn cảm từng đoạn kết hợp với hoạt động liên môn trong giờ đọc hiểu. Đây là thao tác quan trọng vì nó tạo cơ sở giúp HS phát hiện hàm ngôn.

Bước 2: Đọc hiểu văn bản theo hướng khai thác các phương thức tạo hàm ngôn ở cấp độ chi tiết, trường đoạn và cả tác phẩm

- Hướng dẫn học sinh chia tác phẩm thành những trường đoạn nhỏ hơn gắn với cách tác giả khắc họa nhân vật, khắc họa tâm trạng nhân vật hoặc diễn biến của tình huống truyện (tùy theo từng tác phẩm)

- GV nêu các câu hỏi dẫn dắt HS phát hiện và phân tích hàm ngôn theo những phương thức tác giả lựa chọn:

102

+ Cung cấp ngữ liệu. Trong quá trình đọc hiểu, GV đưa ra những đoạn có sử dụng hàm ngôn bằng phương thức tạo hàm ngôn, yêu cầu học sinh trực tiếp phát hiện theo trình tự tác phẩm những chi tiết (câu nói, cách miêu tả, cách dẫn dắt...) hàm chứa hàm ngôn

+ Nêu những câu hỏi hướng dẫn HS nhận diện phát ngôn có hàm ngôn và phân tích ý nghĩa của nó. Luôn lưu ý: có thể suy ra hàm ngôn từ ý nghĩa tường minh, tiền giả định và hoàn cảnh giao tiếp. Vậy trước hết học sinh phải tìm ra ý nghĩa bề mặt của chi tiết đó, phải xác định được phương thức tạo hàm ngôn của tác giả và không quên đặt nó trong chỉnh thể của văn bản và trong hoàn cảnh ra đời cụ thể của tác phẩm để nhận diện và phân tích cho đúng hướng, hợp logic.

+ Hướng dẫn HS phân tích tác dụng của hàm ngôn (đặc biệt giá trị của hàm ngôn trong việc góp phần thể hiện số phận, tính cách nhân vật, tiến trình phát triển của thiên truyện hoặc những thông điệp của nhà văn). HS cần biết khái quát, tổng hợp hàm ngôn của những chi tiết, trường đoạn nhỏ để thấy được hàm ngôn ở cấp độ hình tượng nhân vật và nâng cao hơn là hàm ngôn ở cấp độ tác phẩm.

Bước 3: Tìm hiểu nghệ thuật viết văn của nhà văn và bước đầu nhận định về phong cách ngôn ngữ của tác giả trong sự phối hợp với nghệ thuật dùng hàm ngôn.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học tác phẩm của Nam Cao trong trường trung học phổ thông từ việc khai thác các phương thức cấu tạo hàm ngôn (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)