10. Cấu trúc luận văn
3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm
CHÍ PHÈO
Nam Cao Thời gian dạy: 2 tiết
Khối lớp dạy: 11 Trung học phổ thông
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Về nhận thức: Giúp học sinh
- Hiểu và phân tích được các nhân vật trong truyện đặc biệt là nhân vật Chí Phèo với bi kịch đau đớn của Chí là bi kịch bị cự tuyệt làm người.
103
- Hiểu và cảm nhận được giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
- Thấy được nghệ thuật viết văn bậc thầy của Nam Cao: Xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả tâm lý nhân vật, cách kể chuyện, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật...- đây thực sự là những đặc sắc nghệ thuật mang tầm vóc một kiệt tác.
2. Về kỹ năng: Rèn cho học sinh
- Đọc đúng và đọc diễn cảm, nhất là những đoạn đối thoại, độc thoại bộc lộ
tâm trạng nhân vật
- Hoàn thiện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự, đặc biệt là khả năng phân tích những chi tiết nghệ thuật, khả năng tư duy cũng như kĩ năng thảo luận nhóm, kĩ năng thuyết trình
3. Về giáo dục:
- Cần có cái nhìn đầy cảm thông với số phận bất hạnh của người nông dân trước cách mạng.
- Biết trân trọng những điều tốt đẹp còn tồn tại trong mỗi con người cho dù họ có bị tha hoá đến mức nào.
- Giáo dục tình yêu thương đồng loại, không được sống kì thị và định kiến.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Đọc tác phẩm, tư liệu tham khảo về tác phẩm
- Soạn giáo án theo yêu cầu đối tượng học sinh: Chuẩn bị tranh ảnh minh họa Chí Phèo, thị Nở trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy". Nếu có điều kiện, có thể sưu tầm bộ phim và cung cấp cho học sinh trong giờ ngoại khóa
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
2. Học sinh:
- Đọc tác phẩm, tư liệu tham khảo theo định hướng của giáo viên
- Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên, chú ý trả lời các câu hỏi trong hướng dẫn học bài sách giáo khoa
104
- Tập hợp tài liệu, sưu tầm những nhận xét hay về tác phẩm
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Đọc, cắt nghĩa, phân tích, bình giá theo hướng khai thác phương thức tạo hàm ngôn
- Gợi mở, dẫn dắt, nêu vấn đề ... bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi, thảo luận và trả lời.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp.
2. Giới thiệu bài mới tạo tâm thế (3phút)
- Xem một vài hình ảnh hoặc đoạn băng chọn lọc phim "Làng Vũ Đại ngày ấy" - Giáo viên dẫn dắt: Nội dung phim trên dựa vào những tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn.
- Giáo viên nêu vấn đề: Người nông dân bị xã hội và hoàn cảnh dồn vào bước đường cùng sẽ có những phản ứng theo nhiều cách khác nhau: Cam chịu, nhẫn nhục cho đến chết (Dì Hảo); thà chọn cái chết mà giữ nhân phẩm và tự trọng (Lão Hạc); bế tắc, mất phương hướng, vùng lên phá phách, thành lưu manh quỷ dữ (Chí Phèo). Điều gì đã biến Chí – một người hiền như đất – trở thành còn quỷ dữ và có phải Chí Phèo chỉ hoàn toàn là quỷ dữ không? Cuộc đời của Chí ra sao và có kết cục như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau đọc hiểu thiên kiệt tác này để khai thác và khám phá.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
GV: Từ phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa, hãy nêu những hiểu biết của mình về hoàn cảnh sáng tác và nhan đề tác phẩm “Chí
I. Tìm hiểu chung: (10 phút)
1. Hoàn cảnh sáng tác và nhan đề của truyện:
- Dựa vào cảnh thật và người thật mà Nam Cao được chứng kiến và nghe kể về làng quê mình, bức xúc trước hiện thực tàn khốc, Nam Cao viết thành truyện năm 1941. Truyện được khai thác từ người thật việc thật song đã được hư cấu.
105
Phèo”?
HS: Trình bày theo cách hiểu
GV: Theo em, mỗi nhan đề trên của tác phẩm nói lên điều gì? Nhan đề nào là phù hợp với nội dung và chủ đề của tác phẩm?
GV gợi dẫn, HS trao đổi, thảo luận và trả lời.
Vì truyện khá dài nên chủ yếu HS phải tự đọc ở nhà. Trên lớp, GV hướng dẫn đọc diễn cảm chọn lọc một vài đoạn.
- Lúc đầu tác phẩm có tên là “Cái lò gạch cũ” . Nhan đề thứ 2: “Đôi lứa xứng đôi” ( do Lê Văn Trương – một nhà văn đang rất nổi tiếng thời ấy, tự ý thay đổi để câu người đọc đương thời). Sau khi in trong tập truyện "Luống cày" năm 1946 tác giả đặt lại tên là:"Chí Phèo"
- So sánh nhan đề.
+ “Cái lò gạch cũ”: Nhan đề giản dị, nơi đầu tiên phát hiện ra Chí, nơi Chí con có thể lại bị bỏ rơi. Đầu và cuối truyện đều xuất hiện cái lò gạch theo kết cấu vòng tròn. Kết cấu ấy muốn thể hiện sự bế tắc của xã hội cũ và quy luật bị lưu manh hóa của tầng lớp cố nông trong xã hội phi nhân đạo + “Đôi lứa xứng đôi”: Nhấn mạnh mối tình Chí Phèo - Thị Nở. Cách đặt tên này chỉ nhằm thu hút độc giả, để câu khách, đáp ứng thị hiếu của người đọc đương thời chứ không phản ánh đúng nội dung và chủ đề của tác phẩm
+ “Chí Phèo”: Tên tác phẩm trùng với tên nhân vật trung tâm. Với nhan đề này, tác giả muốn tập trung vào số phận của nhân vật chính từ đó làm nổi bật lên mâu thuẫn, quy luật của xã hội. Đây là nhan đề hợp lý, đúng đắn nhất.
2. Đọc- kể tóm tắt:
- Cách đọc: Tác phẩm có hai giọng chủ đạo căng và chùng, hai giọng điệu ấy được luân chuyển theo ngữ cảnh. Giọng căng được thể hiện bằng lối đặc tả, trong đó có sự kiện diễn biến dồn dập
106 HS kết hợp đọc kể theo định hướng: Có thể tóm tắt theo trình tự tác phẩm, có thể tóm tắt theo nhân vật chính
GV: Tóm tắt nội dung đoạn trích qua những sự việc chính?
HS: Kết hợp kể và đọc theo hướng dẫn của GV
trong thời gian gấp gáp, cụ thể, những hành động gây kích thích. Giọng trùng thường là hồi ức về quá khứ xa, hành động diễn ra chậm chạp, với những chuỗi suy nghĩ tính toán, những cảnh gợi liên tưởng hơn là kích thích hoạt động... Trong truyện đan xen nhiều giọng điệu: Lời tác giả, lời nhân vật, lời người kể chuyện ...
+ Đoạn 1: Chủ yếu là giọng căng đầy kịch tính, kết hợp nhiều giọng điệu trong một lời văn
+ Đoạn 2: Có sự đan xen giữa giọng căng và chùng
+ Đoạn 3: Chủ yếu giọng chùng
+ Đoạn 4: Giọng chùng ở đoạn độc thoại nội tâm của Bá Kiến, giọng căng khi Chí Phèo xuất hiện
- Những sự kiện chính của trích đoạn:
+ Chí Phèo say rượu, vừa đi, vừa chửi ( từ đầu đến cả làng Vũ Đại cũng không ai biết)
+ Chí Phèo ở tù về, đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ (từ hắn về lớp này trông khác hẳn ... đến
không bảo người nhà đun nước mau lên)
+ Chí Phèo thức tỉnh, sống trong tình yêu và sự chăm sóc ân tình của Thị Nở (từ Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng ... đến Hãy dừng yêu lại để hỏi cô thị đã)
+ Thị Nở từ chối Chí Phèo (từ Thấy thị hỏi bà già kia bật cười .. đến Những thằng điên và những thằng say không bao giờ làm những cái
107
GV: Xác định những hình tượng nhân vật nổi bật trong trích đoạn?
HS: Trao đổi, thảo luận trong nhóm nhỏ và trả lời GV: Truyện có viết theo trình tự thời gian không? Nó được sắp xếp như thế nào? Truyện viết về đề tài gì?
HS: Trả lời theo cách hiểu
GV mở rộng giới thiệu những tác phẩm cùng đề tài.
mà lúc ra đi chúng định làm)
+ Chí Phèo tuyệt vọng, uất ức đi đòi lương thiện. Chí đâm chết Bá Kiến và tự sát.(từ Trời nắng lắm, nên đường vắng... đến máu vẫn còn ứ ra). + Cảnh làng Vũ Đại xôn xao và hình ảnh thoáng hiện của cái lò gạch cũ
- Hình tượng nổi bật trong phần truyện này là hình tượng nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến. Nhân vật trung tâm là Chí Phèo
3. Kết cấu truyện và chủ đề tác phẩm
- Kết cấu truyện không theo trình tự thời gian mà kết cấu vòng tròn với hình ảnh cái lò gạch xuất hiện ở đoạn và kết thúc tác phẩm:
+ Mở đầu: kể về hiện tại của Chí + Tiếp theo: Kể về quá khứ của Chí + Cuối cùng quay trở về hiện tại
- Chủ đề: Viết về người nông dân và xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng (Trước Chí Phèo, đã có một loạt những tác phẩm viết về người nông dân bị áp bức: Bước đường cùng
(Nguyễn Công Hoan), Vỡ đê (Vũ Trọng Phụng),
Việc làng và Tắt đèn (Ngô Tất Tố)... Tuy nhiên chỉ đến khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách, ta mới nhận thấy: Đây mới là hiện thân đầy đủ nhất về nỗi đau đớn và cực nhọc của người nông dân bị báp bức, bóc lột cả về vật chất
108
lẫn tinh thần. Nam Cao đã thực sự "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có")
GV: Tác phẩm tố cáo thực chất thối nát của xã hội thực dân phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng mà Vũ Đại là một hình ảnh thu nhỏ. Nhìn bề ngoài nó giống như bao làng quê khác nhưng nó chứa đựng trong lòng nó bao nhiêu mâu thuẫn chồng chéo. Hãy chỉ ra mâu thuẫn đó? Mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất?
HS làm việc theo nhóm và trả lời.
II. Đọc hiểu chi tiết:
* Cảm nhận chung về tác phẩm (2 phút)
- Mâu thuẫn giữa cường hào và cường hào (một mặt chúng cấu kết với nhau để thống trị nhân dân. mặt khác lại ngấm ngầm dìm nhau và cho nhau ăn bùn, chờ nhau lụi bại để cưỡi lên đầu, lên cổ nhau)
- Mâu thuẫn giữa địa chủ cường hào với nông dân
- Mâu thuẫn giữa cường hào với lưu manh - Mâu thuẫn giữa người nông dân lương thiện
với lưu manh
Tất cả các mâu thuẫn trên đều ở mức độ gay gắt. Song tác giả chủ yếu tập trung vạch ra mối mâu thuẫn đối kháng gay gắt giữa bọn địa chủ, cường hào thống trị với nhân dân lao động bị áp bức bóc lột. Mâu thuẫn khác chỉ là biến tướng của mâu thuẫn ấy. Điều này thể hiện rõ qua 2 hình ảnh:
(1). Bá Kiến – hình tượng điển hình về bọn phong kiến thống trị nông thôn đương thời
(2). Chí Phèo – điển hình xã hội về người nông dân bị tha hóa, điển hình cho tình trạng con người không được làm người, bị xã hội từ chối.
109
GV dẫn dắt về hình tượng nhân vật Bá Kiến
GV: Trong trích đoạn sách giáo khoa, Bá Kiến xuất hiện trong những trường đoạn nào?
HS: Theo dõi sách giáo khoa và trả lời
GV : Ấn tượng đầu tiên về cụ Bá khi cụ bắt đầu xuất hiện là gì? Tác giả muốn hàm ẩn điều gì qua chi tiết đó? HS: Thảo luận nhóm nhỏ và trả lời GV dẫn dắt học sinh để cung cấp ngữ liệu có hàm chứa hàm ngôn
GV: Lời quát của cụ Bá: "Các bà vào nhà, đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì" vi phạm phương châm gì trong hội
- Bá Kiến là một trong hai nhân vật chính của thiên truyện, xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm và là hình tượng điển hình cho giai cấp địa chủ phong kiến. Chân dung của lão cường hào cáo già đó dần dần bộc lộ qua tác phẩm với những nét tính cách thể hiện hết sức sinh động.
- Bá Kiến trong trích đoạn xuất hiện ở 2 tình huống gắn với 2 đoạn: Chí Phèo sau khi ra tù, đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ và Chí Phèo sau khi thức tỉnh đến nhà Bá đòi quyền lương thiện. Chỉ vậy nhưng đủ để người đọc hình dung một cách rõ nét nhất về bộ mặt của lão cường hào cáo già này.
a) Đoạn 1: (từ Nhưng kìa, cụ ông đã về ... đến
Không bảo người nhà đun nước mau lên)
- Ấn tượng đầu tiên về cụ Bá là tiếng nói rất sang cùng những lời nói ngọt nhạt và tiếng cười giòn giã hơn người – tiếng cười Tào Tháo. Là kẻ bị hại nhưng cụ Bá lại đứng ở thế chủ động – chi tiết hé mở bản chất của một tên cáo già thượng hạng.
- Bản chất này được bộc lộ rõ qua cách Bá xoa dịu Chí : Chỉ nhìn qua cơ sự, cụ Bá đã hiểu cả. Cụ nhìn bằng kinh nghiệm được đúc kết từ nghề làm Bá Kiến và từ mấy đời làm tổng lí. Mục đích của Bá là an toàn tính mạng và giữ gìn danh dự
110
thoại? Nghĩa hàm ngôn sau tiếng quát là gì?
HS: Trả lời bằng hình thức xung phong
GV: Yêu cầu học sinh đọc bằng mắt đoạn thoại giữa Bá Kiến và Chí Phèo
GV: Giúp học sinh nhận diện hàm ngôn bằng lời dẫn dắt: Bá Kiến và Chí Phèo đang hỏi đáp về chuyện "liều chết" của Chí Phèo, vậy giọng hỏi thân mật của Bá Kiến qua phát ngôn : "- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước." có nói đúng vào đề tài đó không? Hiểu như thế nào về hàm ngôn qua câu nói của cụ Bá? HS: trả lời nhanh theo cách hiểu
GV: Trong đoạn thoại tiếp theo của cụ Bá với Chí có phát ngôn nào mơ hồ và mập mờ về nghĩa ( tạo hàm ngôn bằng cách vi phạm phương châm cách thức)?
vi phạm vào quy tắc tôn trọng thể diện nhưng lại mang hàm ngôn chỉ sự khôn róc đời của Bá Kiến. Đuổi vợ thực chất là gián tiếp đuổi dân để sau đó lời dịu giọng của cụ khi giải tán đám đông mới có hiệu lực cao và nhanh chóng. Bá muốn Chí không còn hậu thuẫn nữa và cũng muốn có thời gian để Chí tỉnh rồi sau đó mới quay lại Chí.
+ Câu nói "- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước." là cách nói hàm ngôn bằng phương thức vi phạm phương châm quan hệ. Câu nói tưởng như không dính líu tới câu chuyện đang diễn ra (tưởng như lạc đề) nhưng thực ra lại có mối quan hệ sâu sắc. Giá trị của cách nói hàm ngôn là sự bộc lộ đầy đủ nhất
bản chất gian hùng, khôn róc đời của Bá Kiến. Nó cho thấy Bá Kiến luôn tỉnh táo trong suy nghĩ và trong hành động. Câu nói tưởng như không ăn nhập ấy lại ngầm ẩn những tính toán, đối phó thâm độc của một lão cường hào cáo già. Với những kẻ đã "liều chết" – nghĩa là không còn gì để mất, thì dọa nạt theo kiểu "trị những thằng đầu bò" không có hiệu quả, bởi vậy "trị không được thì cụ dùng", "mềm nắn, rắn buông", phải xoa dịu trước. Bá Kiến hỏi và mời Chí Phèo vào nhà nghĩa là Bá Kiến đã nâng Chí Phèo lên ngang tầm với mình.
111
Xác định hàm ngôn có trong phát ngôn đó?
HS phát hiện theo gợi dẫn của GV: Phát ngôn có hàm ngôn là: "Ai , chứ anh với nó còn có họ kia đấy" vì người nói đã vi phạm phương châm cách thức trong quy tắc của hoạt động giao tiếp nói chung.
GV: Qua trường đoạn thứ nhất, em hiểu gì về hình tượng nhân vật Bá Kiến? HS suy nghĩ và trả lời. GV có thể minh họa thêm giúp HS hiểu sâu sắc về bản chất của Bá Kiến qua những chi tiết không được sách giáo khoa trích dẫn
+ Không chỉ thế, Bá còn kéo Chí Phèo về phía mình:
Phát ngôn có hàm ngôn là: "Ai , chứ anh với nó còn có họ kia đấy." vì người nói đã vi phạm phương châm cách thức trong quy tắc của hoạt động giao tiếp nói chung. Câu nói trên của Bá