8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.4.3. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KH&CN CỦA THÁ
Những năm gần đây, Thái Lan tích cực chuẩn bị và thực thi chính sách đào tạo nhân lực KH&CN có trình độ cao (cấp đại học, ThS và TS) ở những ngành mũi nhọn, đặc biệt trong ba lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ kim loại và luyện thép, điện tử và công nghệ máy tính. Những người này được chuẩn bị và đào tạo theo các học bổng của Chính phủ, chủ yếu để họ giảng dạy ở các trường đại học và các viện nghiên cứu khoa học.
Để minh họa, xin trích dẫn một dự án quan trọng của Chính phủ trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Kế hoạch này bao gồm 3 nội dung chính sau đây:
- Các học bổng cho các lĩnh vực công nghệ đặc biệt
Dự án này cung cấp các suất học bổng cho sinh viên đi học ở nước ngoài cho tới trình độ Ph.D. Ba lĩnh vực mục tiêu là công nghệ sinh học, điện tử và máy vi tính, các khoa học vật liệu. Trong 10 năm có cả thảy 789 học bổng. Ví dụ trong năm 1989 Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường cấp học bổng với ngân sách là 1.642,8 triệu baht (tương đương 65.19 triệu USD). Những người nhận các học bổng này ký kết sẽ làm việc ở các viện NC-TK quốc gia, các trường đại học hoặc các phòng thí nghiệm đặc biệt sau khi họ tốt nghiệp.
Một loại hình hoạt động tương tự được Bộ các trường đại học thực hiện, với tổng số 400 học bổng. Những người tốt nghiệp sẽ làm việc với tư cách cán bộ giảng dạy ở các trường đại học hoặc trong các phòng thí nghịêm của trường.
- Dự án hỗ trợ các tài năng về KH&CN
Dự án bắt đầu từ năm 1984 với mục tiêu hỗ trợ những người có tiềm năng đặc biệt về KH&CN với các bước đào tạo rõ ràng: trước đại học tới trình độ cử nhân lên ThS và ThS lên TS. Dự án nhằm mục tiêu đào tạo 420 người để trở thành các nhà khoa học và công nghệ có trình độ cao vào cuối năm 1990. Những người tốt nghiệp sẽ làm việc tại các viện R&D quốc gia.
Bộ các trường đại học đã bắt đầu một dự án mới, gọi là dự án về hưu muộn đối với các giáo sư và cán bộ giảng dạy các trường đại học ở một số chuyên ngành. Họ được tiếp tục công việc của mình sau khi đã về hưu ở độ tuổi 60. Mục đích của dự án là tận dụng đội ngũ CBKH có trình độ và kinh nghiệm để đào tạo, bồi dưỡng nhà khoa học, GV trẻ, làm cho đội ngũ GV không bị hẫng hụt, tăng thêm nguồn nhân lực, để họ hỗ trợ cho sự phát triển của nhà trường.
1.4.3.2. Chính sách khuyến khích các nhà khoa học có cống hiến
Chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong các cơ quan NC- TK ở Thái Lan được thực hiện thông qua các biện pháp sau đây:
- Cải thiện môi trường làm việc của các nhà khoa học, tạo điều kiện để họ thăng tiến về nghề nghiệp ở trong hệ thống của nhà nước.
- Nhà nước cải tiến chế độ tiền lương và thưởng, có cơ chế mềm dẻo để thu hút người tài, tạo điều kiện để họ làm việc ổn định và có nhiều cống hiến;
- Xét tặng các giải thưởng Nhà nước cho các nhà khoa học có nhiều cống hiến.
1.4.3.3. Chính sách kiều dân đối với các nhà khoa học
Chính sách nhà nước đối với các kiều dân Thái Lan đang sinh sống ở nước ngoài được thực hiện như sau:
- Khảo sát và có kế hoạch động viên các nhà khoa học và các nhà công nghệ hàng đầu người Thái ở nước ngoài, khuyến khích họ đáp ứng các nhu cầu ở trong nước dưới các hình thức: cố vấn về KH&CN, theo dõi và cung cấp thông tin về KH&CN ở các nước phát triển, xác định phương pháp chuyển giao công nghệ thích hợp nhất, tìm kiếm các cơ hội hợp tác về công nghệ với các đối tác ở nước ngoài, về nước làm việc;
- Khuyến khích sử dụng các chuyên gia nước ngoài trong các hoạt động giảng dạy, dẫn dắt công tác R&D... Sự khuyến khích thể hiện dưới
các dạng giảm thuế thu nhập cá nhân, tăng tiền thưởng, tạo lập môi trường làm việc tốt cho các hoạt động KH&CN.