8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.4.2. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KH&CN CỦA HÀN
1.4.2.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng
Hàn Quốc coi trọng công tác phát triển nhân lực KH&CN thông qua chính sách đào tạo-bồi dưỡng thường xuyên. Cuối những năm 80, Chính phủ cùng với khu vực tư nhân tăng cường nhiệm vụ đào tạo nhân lực KH&CN có trình độ cao trong các lĩnh vực KH&CN. Ngân sách cho khu vực NC-TK được nhà nước ưu tiên. Tổng chi cho các hoạt động NC-TK từ 577 triệu USD năm 1981 (chiếm 0,9 % GNP) lên tới 1,8 tỷ USD vào năm 1986 (chiếm 2% GNP), dự kiến vượt quá 5% GNP vào năm 2001. Với nguồn kinh phí lớn như vậy, Hàn Quốc đủ sức tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và kỹ nghệ cao, mở rộng chương trình gửi đi đào tạo ở nước ngoài các ngành khoa học tiên tiến, có đủ khả năng tạo
lĩnh vực NC-TK. Con số đó dự kiến lên tới 15.000 người vào năm 2001, chiếm 10% trong tổng số những người làm việc trong khu vực NC-TK.
1.4.2.2. Chính sách kiều dân đối với các nhà khoa học
Giải quyết tốt bài toán về sự di chuyển chất xám là một trong những bài học thành công trong sự nghiệp CNH-HĐH của Hàn Quốc. Có thể tóm tắt các chính sách đó như sau:
- Gửi nhiều lưu học sinh đi học, chủ yếu ở Nhật Bản (trước đây) và Hoa Kỳ (hiện nay). Tuỳ theo từng thời kỳ có thể cho phép họ ở lại nước sở tại làm việc để tích luỹ kinh nghiệm. Chính vì vậy đến năm 1980 các nhà khoa học và công nghệ Hàn Quốc đã cơ bản hoàn thành thời kỳ tiếp thu công nghệ, để từ đó chuyển sang thời kỳ sáng tạo công nghệ.
- Có chính sách rõ ràng (lương cao, nhà ở, điều kiện sống cho bản thân và gia đình, điều kiện làm việc, giải thưởng...) nhằm thu hút kiều dân gốc Triều Tiên trở về làm việc ở Hàn Quốc. Họ trở về mang theo công nghệ. Khi trở về, họ cũng là những người đi tiên phong trong quá trình sáng tạo công nghệ.
- Thu hút nhân lực KH&CN từ các nước đang phát triển bằng cách trả lương khá ( khoảng 15-40 lần so với lương khi làm việc ở nước họ)
- Đặt cơ quan liên lạc ở hải ngoại hoặc cử các đoàn ra nước ngoài lôi kéo nhân tài ở các nước ngoài (kiều dân gốc Triều Tiên) về làm việc ở Tổ quốc. Thí dụ Chính phủ Hàn Quốc thành lập “ Hiệp hội các nhà khoa học, công trình sư ” tại Mỹ, Nhật bản và Tây âu. Từ năm 1968 Hàn Quốc bắt đầu thi hành chính sách “kế hoạch hoá đưa nhân tài về nước”, trong đó quy định rõ những đài thọ chi phí đi về, sắp xếp nơi ăn, ở cho họ, sắp xếp việc làm thích hợp ban đầu theo trình độ và ngành nghề ...