CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐÀO TẠO-BỒI DƯỠNG

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.PDF (Trang 70 - 71)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.4. CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐÀO TẠO-BỒI DƯỠNG

Đây là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Mục đích của kiểm tra, đánh giá là: rà roát quá trình tổ chức thực hiện dựa theo chương trình, kế hoạch; phát hiện những vấn đề nảy sinh ngoài kế hoạch; điều chỉnh chương trình, quy trình; đánh giá chất lượng, hiệu quả và những tác động của công tác đào tạo-bồi dưỡng.

Trong thực tế, công tác kiểm tra đánh giá ở ĐHQGHN về cơ bản còn rất hạn chế. Hàng năm, ĐHQGHN rà soát số lượng và chất lượng công tác này chủ yếu dựa vào báo cáo của cấp dưới, chưa tổ chức được đoàn kiểm

tra, đánh giá và báo cáo chi tiết về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Bởi vậy, chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo-bồi dưỡng chưa cao.

Các thang đánh giá về cơ bản vẫn dựa vào những yếu tố sau:

- Kết quả các khoá đào tạo-bồi dưỡng qua thi, kiểm tra (bằng kết quả và văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận);

- Báo cáo tổng hợp kết quả chủ yếu đánh giá thành tích đạt được (coi trọng thành tích, chưa coi trọng chất lượng và hiệu quả);

- Nhận định của học viên và lãnh đạo đơn vị (nhiều ý kiến chưa phản ánh khách quan kết quả học tập);

- Các báo cáo tài chính theo hướng “giải ngân” bằng các lớp bồi dưỡng để đạt yêu cầu về kế hoạch;

- Các báo cáo về sử dụng cán bộ sau đào tạo-bồi dưỡng nhấn mạnh vai trò của công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nhất là các khoá học chính trị, nghị quyết...chưa đặt chất lượng, hiệu quả thực chất lên thành mục tiêu.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.PDF (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)