8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.4. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO-BỒI DƯỠNG ĐỘ
bộ khoa học trong giáo dục đại học ở một số quốc gia
1.4.1. Chính sách phát triển nhân lực KH&CN của Trung Quốc
Công tác đào tạo-bồi dưỡng GV, nhà khoa học ở Trung Quốc được đặc biệt quan tâm. Với hoàn cảnh kinh tế khó khăn và khả năng đầu tư ngân sách hạn hẹp, không thể đầu tư theo kiểu dàn trải, năm 1993 Trung Quốc triển khai chương trình 211 nhằm xây dựng “100 trường đại học đạt chuẩn”, mỗi trường lại lựa chọn một số ngành đào tạo có tiềm lực tốt về
đào tạo, nghiên cứu và thế mạnh cạnh tranh để tập trung đầu tư phát triển theo chuẩn các trường tiên tiến trên thế giới. Tháng 5/1998, Chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt và triển khai Đề án 985 nhằm đầu tư xây dựng một số trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế, trong đó ưu tiên cho hai trường đại học hàng đầu là Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa.
Đào tạo-bồi dưỡng CBKH trong các trường đại học được coi là một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch phát triển các trường đại học ở Trung Quốc, đặc biệt là các trường đại học có uy tín. Các trường đại học được tự chủ trong việc xây dựng các chương trình đào tạo-bồi dưỡng GV và CBKH. Các hình thức đào tạo-bồi dưỡng cán bộ sau đây được áp dụng khá phổ biến ở các trường đại học Trung Quốc:
- Thông qua nhiều nguồn kinh phí khác nhau để cử cán bộ đi đào tạo- bồi dưỡng tại các trường đại học, viện nghiên cứu, tập đoàn công nghiệp, kinh doanh hàng đầu ở các nước phát triển trên thế giới; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các GV được tham gia các dự án KH&CN quốc tế và khu vực.
- Mời các GS, các nhà khoa học, các doanh nhân tài năng, các nhà lãnh đạo xuất sắc trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, hướng dẫn NCKH và tổ chức hội thảo khoa học.
- Xây dựng mạng lưới cựu SV (Alumni network) và chú trọng nắm thông tin và liên kết chặt chẽ với cựu SV của trường để họ có thể đóng góp nhiều nhất cho việc đào tạo, bồi dưỡng GV và phát triển nhà trường nói chung (tài trợ học bổng, xây dựng quỹ nghiên cứu, xây dựng lớp học, phòng thí nghiệm, các chính sách ưu tiên khác đối với SV, như tạo điều kiện thực tập, nhận việc làm sau tốt nghiệp v.v...).
- Liên kết tối đa giữa đào tạo NNL chất lượng cao với sản xuất, kinh doanh trong nước và quốc tế để thực hiện các chương trình đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ góp phần tăng các nguồn thu cho nhà trường, có thêm địa bàn thực tập cho GV, SV, đặc biệt là có thêm dữ liệu phục vụ cho
- Tôn vinh và trọng thưởng cho GV, SV có thành tích giảng dạy, nghiên cứu, học tập xuất sắc, khuyến khích và hỗ trợ để GV và SV tham gia các hội thảo khoa học quốc tế (Đại học Thanh Hoa cấp học bổng 10.000 Nhân dân tệ/năm cho khoảng 20% SV của Trường đáp ứng đủ các điều kiện và cấp khoảng 1000 Nhân dân tệ cho một GV nếu họ được tham dự hội thảo khoa học quốc tế).
Thiết lập hệ thống thi tuyển vị trí làm việc
Vị trí làm việc của cán bộ KH&CN được xác định bởi cấu trúc hợp lý và tỷ lệ thích hợp của đội ngũ cán bộ trong nhiệm sở với các loại hình cán bộ có trình độ cao cấp, trung cấp và sơ cấp. Số vị trí làm việc cũng như yêu cầu về trách nhiệm, trình độ, nhiệm kỳ…được xác định trước. Mỗi cán bộ KH&CN muốn chiếm được một chỗ cần phải là người chiến thắng trong kỳ thi tuyển. Để cho khách quan, lãnh đạo hành chính quyết định một hội đồng tuyển chọn, công bố trước các yêu cầu, chức trách, trình độ đòi hỏi, nhiệm kỳ và mức lương thích hợp.
Hình thức thi tuyển hoặc thử thách cũng được áp dụng trong đánh giá cán bộ KH&CN. Kết quả của nó liên quan trực tiếp đến việc tăng lương, thưởng, phạt, kết thúc hoặc kéo dài hợp đồng…Hệ thống quản lý mới này được áp dụng ở Trung Quốc từ năm 1984 dưới dạng thử nghiệm. Với kết quả và kinh nghiệm thu được, họ ngày càng mở rộng hình thức này, áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực trong đó có hệ thống nghiên cứu khoa học. Hình thức quản lý mới đang phát huy cao độ vai trò, trách nhiệm và khả năng của đội ngũ cán bộ nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển của KH&CN, quá trình tăng trưởng kinh tế và công cuộc hiện đại hóa đất nước.
Chính sách đào tạo - bồi dưỡng
Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh vai trò của phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Triết lý của Trung Quốc là: thiết bị là phần “cứng”, công nghệ là phần “mềm” còn nguồn nhân lực trình độ cao là phần “sống”. Thiếu phần “sống” thì cả phần “cứng”, phần “mềm” đều không vận hành
có hiệu quả. Vì vậy chính sách đào tạo của Trung Quốc là tăng số lượng và nâng cao chất lượng đào tạo trong nước đồng thời với việc gửi sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài. Chỉ từ năm 1979 đến 1987 hơn bốn vạn sinh viên Trung Quốc đã được gửi ra nước ngoài học tập và cũng chính trong thời gian này 18.000 sinh viên du học đã tốt nghiệp về nước phục vụ.
Trong cơ quan nghiên cứu phát triển, hầu hết nhân lực KH&CN đều đã có trình độ cử nhân. Vì vậy, chính sách đào tạo tiếp tục tập trung theo các hướng: bồi dưỡng SĐH; đào tạo TS.
Đào tạo và bồi dưỡng SĐH được tiến hành ở trong nước (các trường đại học và các viện nghiên cứu khoa học) và gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Ngày nay, các cán bộ nghiên cứu của Trung Quốc chủ yếu gửi đi đào tạo tại các nước công nghiệp phát triển, nhiều nhất là Mỹ, Đức, Nhật bản, Pháp. Khi về nước, họ được bố trí làm việc tại các Labo được trang bị không thua kém ở nước ngoài, vì vậy công việc nghiên cứu của họ xem như là liên tục.