8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP
3.1.1. Nguyên tắc chất lượng và hiệu quả
Như đã đề cập ở Chương 2 khi phân tích kết quả điều tra về thực trạng công tác đào tạo-bồi dưỡng cán bộ, GV, nhìn chung việc đánh giá chất lượng và hiệu quả các chương trình đào tạo-bồi dưỡng cán bộ, GV ở ĐHQGHN những năm vừa qua chưa được quan tâm. Bởi vậy, đầu tư cho công tác này vẫn ở mức thấp. Để có biện pháp tốt hơn trong quản lý công tác đào tạo-bồi dưỡng cán bộ, cần phải đưa vấn đề đánh giá chất lượng, hiệu quả đạt yêu cầu như mục tiêu đề ra nói riêng và ở các trường đại học khác nói chung còn có những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu
quả đào tạo. Bởi vậy, giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo NNL chất lượng cao phải lấy chất lượng và hiệu quả đào tạo làm cơ sở.
Theo một số nhà nghiên cứu “chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo” và do đó, “chất lượng đào tạo thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo”. Năng lực này bao hàm 4 thành tố: 1) khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo; 2) kỹ năng, kỹ xảo thực hành được đào tạo; 3) năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo; và 4) phẩm chất nhân văn được đào tạo.
Qua khảo sát và phân tích ở Chương 2, chất lượng và hiệu quả của một số ít các chương trình, các khoá đào tạo ở ĐHQGHN chưa đạt được mục tiêu. Bởi vậy nguyên tắc này đòi hỏi việc nếu đề xuất biện pháp phải dựa trên các điều kiện sau đây :
- Việc tuyển chọn đối tượng tham gia phải có kế hoạch, quy hoạch theo yêu cầu thực tiễn công tác và yêu cầu chuẩn hoá cán bộ.
- Đảm bảo phát triển đội ngũ cả về chất lượng và số lượng phù hợp mục tiêu của công tác quy hoạch.
- Việc sử dụng đội ngũ cán bộ được đào tạo-bồi dưỡng phù hợp với trình độ đào tạo và phù hợp mục tiêu phát triển ngành, chuyên ngành, lĩnh vực công tác và quy mô phát triển đơn vị.
- Phân tích chất lượng và hiệu quả đào tạo-bồi dưỡng thông qua phương pháp phân tích chi phí/lợi ích và đáp ứng yêu cầu của kế hoạch phát triển NNL của mỗi đơn vị và của ĐHQGHN.
3.1.2. Nguyên tắc khả thi
Nguyên tắc này yêu cầu biện pháp đào tạo-bồi dưỡng cán bộ phải phù hợp kế hoạch nguồn nhân lực của ĐHQGHN, trong đó, phải phù hợp
các mục tiêu về phát triển đội ngũ cán bộ và các giải pháp thực hiện mục tiêu cụ thể đã được đề ra:
- Đến 2010, tổng số CBVC đạt con số 3000 người, trong đó khoảng 1.700 là GV và NCV; 85% GV có học vị SĐH, 60% là TS, 20% là GS, PGS. Hầu hết GV sử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy tiên tiến trong hoạt động chuyên môn; trong đó 15% GV giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ, trên 80% GV tham gia hoặc chủ trì đề tài, dự án KH-CN.
- Đội ngũ CBKH đầu đàn, đầu ngành có học hàm, học vị cao trong tất cả các ngành, chuyên ngành khoa học và có chức danh GS, PGS đối với các ngành KHCB, công nghệ cao và KT - XH mũi nhọn, nâng tỷ lệ hoạt động KH-CN và dịch vụ trong cơ cấu hoạt động của ĐHQGHN khoảng 5/3/2 vào 2010 (5: GD; 3: NCKH, CN; 2: Dịch vụ).
- Đội ngũ CBQL có năng lực và mang tính chuyên nghiệp cao. Khoảng 85% CBQL thông thạo nghiệp vụ quản lý, sử dụng được ngoại ngữ và tin học trong tác nghiệp hoặc giao tiếp đơn giản.
- Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ GV, CBQL, chuyên viên hành chính, kỹ thuật viên. Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động gắn với đề bạt, khen thưởng.
- Quy hoạch và thực hiện kế hoạch đào tạo-bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ GV đạt tiêu chuẩn với quy mô hợp lý và cơ cấu đồng bộ về chuyên môn, trình độ, tuổi và giới tính, có tính kế thừa và phát triển, trong đó đặc biệt chú trọng tạo nguồn CBKH đầu đàn, đầu ngành.
- Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ CBQL, chuyên viên hành chính, kỹ thuật, nâng cao năng lực nghiệp vụ cũng như khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công tác được giao.
- Tạo cơ hội và các điều kiện thuận lợi để GV tham gia các hoạt động chuyên môn; thực hiện chế độ định kỳ nghỉ giảng dạy để tập trung NCKH,
- Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là cán bộ đầu đàn, đầu ngành, cũng như CBKH trẻ tài năng vào làm việc ở các đơn vị thuộc ĐHQGHN.