8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.1.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
2.1.3.1. Cán bộ khoa học (GV và NCV)
a. Tổng số CBVC của ĐHQGHN hiện nay là 2.387 người, trong đó 1.611 CBKH (1.418 GV và 193 NCV), trong đó có 266 GS, PGS (chiếm 16,5%), 555 TS, TSKH (chiếm 34, 45%). Đội ngũ CBKH tập trung phần lớn ở 13 đơn vị đào tạo và nghiên cứu chủ yếu: 5 trường đại học thành viên, 5 khoa trực thuộc và 3 viện nghiên cứu. Qua khảo sát tình hình đội ngũ CBKH ở những đơn vị đào tạo và nghiên cứu của ĐHQGHN, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Nhìn tổng quát, đội ngũ CBKH của ĐHQGHN được đánh giá là mạnh cả về số lượng và chất lượng so với các trường đại học trong nước (64,9% có trình độ trên đại học, trong đó có gần 35 GS, 210 PGS, 19 TSKH, 486 TS, 541 ThS); nhiều cán bộ khoa học đầu ngành có uy tín cao không chỉ trong nước mà cả trên thế giới.
- Phần lớn được đào tạo cơ bản, có kiến thức chuyên môn sâu, có năng lực và kinh nghiệm trong công tác đào tạo và NCKH.
- Song đội ngũ CBKH của ĐHQGHN trong tình trạng thiếu đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, trình độ, lứa tuổi và phân bố không đều giữa các đơn vị, lĩnh vực, ngành học,...
- Tình trạng thiếu và nguy cơ hẫng hụt đội ngũ cán bộ đầu ngành đang trở nên gay gắt, đặc biệt là đối với lĩnh vực ngoại ngữ và một số ngành công nghệ cao, kinh tế, xã hội mũi nhọn.
- Độ tuổi bình quân của cán bộ khoa học đầu ngành cao, nhất là các cán bộ đầu ngành thuộc lĩnh vực khoa học Xã hội và Nhân văn .
- Số lượng cán bộ khoa học đầu ngành là nữ ngày càng ít. (Hiện nay ở ĐHQGHN, tất cả các nữ GS. đã hết tuổi công tác).
2.1.3.2. Cán bộ quản lý (CBQL)
Cán bộ quản lý trong các trường đại học hầu hết là từ đội ngũ GV, chưa được quy hoạch, đào tạo-bồi dưỡng kiến thức về quản lý. Vì vậy, trước những thay đổi, biến động hoặc phát triển về cơ cấu tổ chức, đội ngũ CBQL chưa kịp thời đáp ứng được yêu cầu công tác. Đó là tình trạng chung của hầu hết các trường đại học ở nước ta hiện nay.
ĐHQGHN có 3 cấp quản lý hành chính: 1) Đại học Quốc gia Hà Nội; 2) trường đại học, viện nghiên cứu, khoa, trung tâm, đơn vị trực thuộc; 3) khoa/phòng chuyên môn/phòng thí nghiệm/trung tâm nghiên cứu trực thuộc trường đại học, viện nghiên cứu, khoa trực thuộc. Ở mỗi cấp quản lý này, đặc biệt là cấp ĐHQGHN và đơn vị trực thuộc cần phải có đội ngũ
vào các chức vụ quản lý ở các cấp này cần được quy hoạch và đào tạo-bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý. Tuy vậy, trên thực tế, công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, khi có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ vào một chức danh lãnh đạo, quản lý, các đơn vị thường bị động, dẫn đến chất lượng cán bộ được bổ nhiệm chưa cao.
Một số nhận xét về CBQL: