SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA ĐHQGHN

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.PDF (Trang 47 - 49)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.2. SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA ĐHQGHN

2.1.2.1. Sứ mệnh của ĐHQGHN

Xây dựng và phát triển mô hình trung tâm đại học và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực; đào tạo NNL chất lượng cao, trình độ cao và đào tạo, nhân tài cho đất nước; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ có giá trị khoa học, thực tiễn cao, góp phần tăng

cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế; tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam đóng vai trò nòng cốt và đầu tầu đổi mới trong hệ thống GDĐH Việt Nam; là trung tâm giao lưu quốc tế về khoa học, giáo dục, văn hóa của cả nước.

2.1.2.2. Mục tiêu phát triển

a. Mục tiêu chiến lược đến 2010:

Phấn đấu trở thành đại học định hướng nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực Châu á, trong đó có một số lĩnh vực và nhiều ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế.

b. Mục tiêu trung hạn đến 2010

Mục tiêu chung:

Phát huy mọi nguồn lực, tạo những bước đột phá về chất lượng đào tạo và NCKH, phát triển ĐHQGHN ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á; trong đó mỗi ngành, chuyên ngành khoa học cơ bản công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nhọn đạt trình độ quốc tế; nâng cao vị thế và uy tín trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và trên thế giới.

Các mục tiêu cụ thể:

- Cung cấp NNL chất lượng cao, trình độ cao và nhân tài, trong đó chất lượng đào tạo một số ngành khoa học cơ bản, công nghệ cao, kinh tế xã hội mũi nhọn đạt trình độ quốc tế và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH và phát triển KH&CN. Tăng quy mô, cơ cấu đào tạo tài năng, chất lượng cao, đào tạo quốc tế và đào tạo SĐH, áp dụng rộng rãi và hiệu quả các phương pháp đào tạo tiên tiến.

- Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng khoa học, giá trị thực tiễn của các hoạt động KH&CN ngang tầm khu vực, quốc tế, trước hết là đối với các ngành khoa học cơ bản, công nghệ cao, các NCKH liên ngành, đa ngành. Gắn kết chặt chẽ NCKH công nghệ với đào tạo, phát triển KT- XH.

- Từng bước hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính, thực hiện cơ chế quản lý đại học tiên tiến, hiện đại, tin học hóa toàn bộ công tác quản lý, điều hành.

- Đa dạng hóa các nguồn lực, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng tỷ trọng nguồn thu bổ sung, hiện đại hóa cơ sở vật chất hiện có đáp ứng cơ bản yêu cầu về đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ. Hoàn thành 70 % kế hoạch xây dựng cơ sở ĐHQGHN tại Hòa Lạc.

- Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế nhằm tăng cường năng lực đào tạo, NCKH, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế quốc tế của ĐHQGHN.

- Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, quản lý cả về số lượng, chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, trong đó đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành có trình độ ngang tầm khu vực và tiếp cận được trình độ quốc tế.

- Cơ bản hoàn chỉnh cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, kết hợp chặt chẽ đào tạo, NCKH và dịch vụ. Thành lập thêm một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ (trường đại học, viện nghiên cứu, khoa, trung tâm, doanh nghiệp dịch vụ trực thuộc) về một số lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.PDF (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)