viên Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Bên cạnh việc chú ý tới quản lý nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV sao cho thiết thực để nâng cao chất lượng đội ngũ GV cần quan tâm tới việc quản lý các hình thức bồi dưỡng chuyên môn. Lựa chọn các phương thức BD chuyên môn cho GV phải đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng học tập của GV và đem lại chất lượng, hiệu quả, đạt được mục tiêu nâng cao năng lực cho đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Căn cứ vào tình hình thực tế (điều kiện của các nhà trường trong quận, chỉ tiêu được phân bổ, nguyện vọng GV, nhu cầu sử dụng lao động v.v…), nội dung bồi dưỡng để lựa chọn phương thức bồi dưỡng cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Các phương thức chủ yếu sử dụng trong bồi dưỡng chuyên môn cho GV gồm:
a) Bồi dưỡng tập trung
- Thực hiện đối với những giáo viên có nhu cầu đi học nâng cao trình độ theo hệ tập trung tại các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài tỉnh để đạt chuẩn và nâng chuẩn đào tạo trên cơ sở kế hoạch Phòng GD&ĐT được phê duyệt.
- Một số chuyên đề hoặc đối tượng cũng có thể tổ chức bồi dưỡng tập trung như : bồi dưỡng cốt cán trong triển khai chương trình, SGK mới; bồi dưỡng các chuyên đề có tính tập trung hoàn thành trong thời gian ngắn...
b) Bồi dưỡng tại chỗ
Đây là phương thức thường được sử dụng trong bồi dưỡng GV. Phương thức này tận dụng được các nguồn lực, chi phí thấp song cũng hạn chế về chất lượng nếu không có những biện pháp tổ chức và quản lý phù hợp.
Phòng GD&ĐT tạo điều kiện cho những giáo viên có nhu cầu đi học theo hệ tại chức (học tại địa phương), hệ từ xa của các trường Đại học, Cao
93
đẳng để nâng chuẩn hoặc bồi dưỡng môn thứ 2 nhưng vẫn thực hiện đầy đủ công việc được giao ( Học thứ bảy và chủ nhật)
Chỉ đạo 100% GV thực hiện các nội dung bồi dưỡng chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
c) Bồi dưỡng theo phương thức tự học (tự bồi dưỡng)
BD từ xa; BD trực tuyến; Cá thể quá quá trình BD; Học theo tích luỹ tín chỉ (chứng nhận).
Đây là phương thức bồi dưỡng cần được phát triển. Trong xã hội học tập, với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, phương thức này cần được mỗi GV thực hiện. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu trong dạy học. Đương nhiên phương thức tự học, tự bồi dưỡng chỉ được thực hiện khi mỗi GV tự giác và được khuyến khích.
Ngày nay công nghệ thông tin hỗ trợ đắc lực cho việc tự học, tự bồi dưỡng. Nguồn tài nguyên trên mạng Internet là vô cùng tận, giúp người học có thể khai thác sử dụng, chia sẻ thông tin rất nhanh chóng. Có nhiều GV đã tự học theo hình thức: BD từ xa; BD trực tuyến; Học theo tích luỹ tín chỉ rất có hiệu quả trong việc nâng cao chuyên môn cho GV.
d) Sinh hoạt chuyên môn trong bồi dưỡng GV
Đây là phương thức bồi dưỡng có tính tổ chức, được quy định nên có tính bắt buộc và thường được sinh hoạt một cách nền nếp ở các trường THCS.
Nội dung sinh hoạt chuyên môn khá phong phú, song thông thường tập trung vào những việc sau đây:
- Thống nhất thực hiện chương trình, thảo luận các điểm mới và khó trong bài dạy, thống nhất phương pháp dạy học, sử dụng và khai thác hiệu quả đồ dùng dạy học phù hợp với yêu cầu mục tiêu của từng bài.
- Thảo luận về việc xây dựng và sử dụng hiệu quả phòng học bộ môn. - Ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Xây dựng ngân hàng đề, trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng đề đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá.
94
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm bổ sung, trao đổi kinh nghiệm trong dạy học và giáo dục.
e) Hoạt động dự giờ thăm lớp trong bồi dưỡng GV
- Dự giờ thăm lớp là một hoạt động thiết yếu để GV tự học tập ở đồng nghiệp giúp bản thân nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Theo sự chỉ đạo chuyên môn của Sở, Phòng GD&ĐT yêu cầu tối thiểu GV phải dự đủ số tiết quy định. Nhà trường phải có kế hoạch dự giờ trong suốt năm học, tiến hành theo hình thức định kỳ hay đột xuất.
- Yêu cầu GV khi xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của cá nhân cần nêu rõ số tiết dự bài khó của đồng nghiệp, số tiết đề nghị đồng nghiệp dự, số giờ dự chuyên đề trong nhóm, trong tổ...
- Xây dựng cho GV tinh thần tự giác, ý thức nâng cao nghiệp vụ qua việc học tập kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ của đồng nghiệp.
- Việc dự giờ thăm lớp không tập trung vào các đợt thi đua dạy tốt chào mừng các ngày lễ lớn mà được thực hiện thường xuyên.
+ Trong hè, sau khi học bồi dưỡng chuyên môn tại Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức triển khai bồi dưỡng chuyên môn theo định hướng của Sở GD&ĐT, tập trung chủ yếu vào dự giờ hội thảo đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học. Với hình thức bắt thăm ngẫu nhiên giáo viên lên lớp, tất cả GV đều tham gia với ý thức và trách nhiệm cao.
+ Trong năm học, giáo viên thực hiện đúng kế hoạch dự giờ thăm lớp đã xây dựng và các đợt hội giảng chào mừng ngày lễ, các đợt dự thi GV dạy giỏi. Đây chính là một tiêu chí đánh giá việc bồi dưỡng GV.
g) Tổ chức nghiên cứu khoa học giáo dục, thực hiện chuyên đề và viết sáng kiến kinh nghiệm
Đây cũng là một phương thức sử dụng trong bồi dưỡng GV.
Sinh hoạt theo chuyên đề :
Một trong những đổi mới sinh hoạt chuyên môn là sinh hoạt theo chuyên đề. Hoạt động này được thực hiện như sau:
95
- Chỉ đạo các trường, ngay từ đầu năm học, đề xuất các chuyên đề thuộc chuyên môn cần sinh hoạt gửi về phòng GD&ĐT. Trên cơ sở đó, phòng GD&ĐT đã chỉ đạo tổ chuyên môn THCS định hướng các chuyên đề, giao cho các trường THCS thực hiện dưới hình thức bắt thăm tại Hội nghị xây dựng kế hoạch chuyên môn toàn quận vào đầu năm học.
- Các trường sau khi nhận chuyên đề, tập trung xây dựng kế hoạch và triển khai tới tổ, nhóm chuyên môn thực hiện. Trong quá trình triển khai thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm. Hội đồng khoa học quận, CBQL và giáo viên bộ môn các nhà trường nghiệm thu chuyên đề theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT.
- Những chuyên đề sau khi nghiệm thu sẽ được chỉ đạo tiếp tục triển khai và nhân rộng toàn quận.
Ngoài chuyên đề cấp quận, theo chỉ đạo của Phòng GD&ĐT các trường căn cứ thực tế của đơn vị giao cho các nhóm chuyên môn thực hiện các chuyên đề cấp trường theo nguyên tắc yếu về mảng chuyên môn nào thì tập trung nghiên cứu và thực hiện chuyên đề giải quyết vấn đề yếu kém đó.
Việc thực hiện chuyên đề có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS, thúc đẩy phong trào chuyên môn toàn quận. Hoạt động này được Sở GD&ĐT ghi nhận và đánh giá cao đồng thời nhân rộng trong thành phố.
Chỉ đạo nghiên cứu ứng dụng và viết sáng kiến kinh nghiệm :
Chỉ đạo100% các trường triển khai cho GV nghiên cứu đề tài ứng dụng và viết SKKN giải quyết những vấn đề thực tế đang cần. Khuyến khích, động viên và có phần thưởng xứng đáng cho những đề tài ứng dụng, SKKN mang tính đột phá rút ngắn thời gian hội nhập hoặc có hiệu quả cao qua đánh giá của hội đồng khoa học quận và qua thực tế áp dụng.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
Các phương thức bồi dưỡng nêu trên được tổ chức thực hiện phụ thuộc vào các yếu tố : Nội dung, đối tượng, thời gian và các điều kiện về nguồn lực:
96
kinh phí, cơ sở vật chất, sự bố trí giảng dạy của GV. Ngoài ra còn phụ thuộc kế hoạch của các trường, của Phòng GD và của các cấp quản lý.
Một số phương thức bồi dưỡng cần được tổ chức và chỉ đạo sát sao, thực hiện một cách nền nếp.
* Sinh hoạt chuyên môn
- Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường bố trí các nhóm, tổ sinh hoạt chuyên môn vào ngày thứ 5 hàng tuần (Sáng: Tổ khoa học tự nhiên, chiều: Tổ khoa học xã hội) để quản lý chặt chẽ và tập trung đồng thời nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. Phòng GD&&ĐT có thể dự sinh hoạt chuyên môn (đột xuất) với GV các trường THCS. Biện pháp này đã đưa sinh hoạt chuyên môn vào nề nếp và trở thành một nhu cầu thường xuyên của mỗi GV.
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn như: bồi dưỡng về chương trình, sách giáo khoa mới, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng sử dụng đồ dùng thiết bị v.v... Tất cả những đợt học đều được giáo viên về các trường sinh hoạt hội thảo, rút kinh nghiệm.
* Hoạt động dự giờ thăm lớp
- Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy định dự giờ thăm lớp và đánh giá xếp loại giờ dạy. Chú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy và lấy kết quả của học sinh để đánh giá GV.
- Phòng GD tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ đột xuất kịp thời chấn chỉnh nề nếp chuyên môn của GV.