Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở đáp ứng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 73 - 77)

hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Xác định tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong việc phát triển năng lực GV để có những biện pháp thiết thực và hiệu quả trong công tác quản lý BD GV.

Giúp cho các cấp quản lý có nhận thức đúng đắn về vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc BDCM cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở quận Hải An.

Giúp cho Hiệu trưởng các trường THCS nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục tiêu của quản lý giáo dục THCS, quản lý nhà trường là phải có trách nhiệm bồi dưỡng, phát triển năng lực chuyên môn cho GV chính là một chức năng quản lý nhằm nâng cao chất lượng GD tại cơ sở của mình phụ trách.

Giúp cho giáo viên THCS nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của người thầy để có ý thức, hành động nâng cao hiệu quả tự học, tự bồi dưỡng của mình đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp giáo dục.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Các nội dung cần triển khai gồm:

- Vị trí của GV trong hệ thống giáo dục quốc dân và vai trò của nhà giáo; nhiệm vụ và quyền của nhà giáo

68

- Nâng cao nhận thức cho GV về chất lượng đội ngũ và các yếu tố tạo nên chất lượng đội ngũ, gồm: Phẩm chất, năng lực, trình độ…; số lượng; cơ cấu. Trong đó các yếu tố: Phẩm chất, năng lực, trình độ phải thông qua đào tạo, bồi dưỡng...

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này, cần tổ chức để CBQL và GV các nhà trường THCS tìm hiểu và quán triệt về

- Tại sao cần đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho đội ngũ GV, nhất là để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển giáo dục?

- Nội dung bồi dưỡng là gì? - Cách thức tổ chức bồi dưỡng?... Một số cách thức thực hiện như sau

Tuyên truyền, giáo dục: Tuyên truyền để quán triệt chủ trương, đường lối chính sách phát triển chiến lược giáo dục của Đảng đã coi “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Giáo dục ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trước sứ mệnh của lịch sử: Bồi dưỡng đào tạo thế hệ trẻ là nhiệm vụ vinh quang nhân dân giao phó. Giáo viên thấy được nhiệm vụ phải học tập thường xuyên để nâng cao kiến thức mọi mặt là một nhu cầu tất yếu. Thông qua nhiều cách tuyên truyền, giáo dục như: Thông qua các cuộc họp, hội thảo chuyên môn. Triệu tập giáo viên nghe tuyên truyền lồng ghép cùng thời sự thông qua tuyên giáo của quận, thành phố. Có thể thông qua đài phát thanh, truyền hình của quận, thành phố...

Phối hợp giữa chính quyền và tổ chức đoàn thể

Phát huy vai trò theo chức năng nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường để nâng cao nhận thức và thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng GV :

- Các tổ chức Đảng: Chi bộ, tổ đảng ra các nghị quyết và tổ chức thực hiện các nghị quyết về bồi dưỡng GV;

- Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động và vận động đoàn viên tham gia các các hoạt động về đào tạo bồi dưỡng GV.

69

Ngay từ đầu năm học giữa chính quyền và công đoàn ngành giáo dục quận đã xây dựng kế hoạch phối kết hợp và tổ chức ký cam kết thực hiện nhiệm vụ năm học, trong đó nhiệm vụ BD chuyên môn cho GV được coi là nhiệm vụ trọng tâm và là giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục. Để tổ chức phong trào thi đua tự học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho GV, quận đã chỉ đạo các tổ chức và các đoàn thể trong mỗi nhà trường phối kết hợp chặt chẽ: Công đoàn và chuyên môn kết hợp xây dựng công đoàn vững mạnh xuất sắc, chi đoàn văn minh công sở, cùng cam kết thi đua thực hiện tốt quy chế chuyên môn phấn đấu mỗi công đoàn viên là giáo viên giỏi từ cấp trường trở lên. Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc động viên, khích lệ GV. Coi đây là một tiêu chí thi đua cuối học kỳ, cuối năm học đánh giá xếp loại GV công khai, dân chủ.

Nâng cao nhận thức định hướng đổi mới giáo dục Trung học cơ sở

Từ nhiều năm nay qua các đợt học bồi dưỡng thường xuyên, thay sách giáo khoa mới, luôn chú trọng phương pháp dạy học tối ưu: phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thể hiện cụ thể phương pháp dạy học tích cực hoá:

- Học sinh được làm việc nhiều hơn: Làm thí nghiệm, làm việc trực tiếp với tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, các văn bản, các kênh hình, kênh chữ. Học sinh được độc lập suy nghĩ nhiều hơn qua các việc quan sát, tự làm trên mẫu vật... sẽ so sánh, rút ra kết luận về bản chất các sự kiện, hiện tượng của tự nhiên, xã hội.

- Giáo viên là người thiết kế hoạt động của thầy và trò ở trên lớp, là người thông báo thông tin mới, tổ chức huớng dẫn học sinh thu thập thông tin thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm trên lớp, học sinh biết và vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống. Người thầy là trọng tài giải đáp thắc mắc, tranh luận của học sinh, giúp các em tự hoàn thiện nhiệm vụ học tập của mình.

- Hình thức tổ chức học tập sẽ đa dạng, phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng tham gia vào bài học.

70

- Ngoài sự đánh giá của thầy còn có hình thức học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và của bạn.

- Tạo bầu không khí học tập sôi nổi, không gò bó, học sinh hứng thú, tích cực học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học

Qua kinh nghiệm của nhiều nước trên thế thế giới, và trên thực tế ở nước ta, đổi mới phương pháp dạy học bước đầu sẽ không tránh khỏi những khó khăn, cản trở, sức ỳ khá lớn. Để khắc phục vấn đề này chúng ta phải bồi dưỡng nâng cao nhận thức của GV. Các cấp quản lý giáo dục phải đặt đúng tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học trong tổng thể các hoạt động của nhà trường: Động viên, khuyến khích, hướng dẫn giáo viên vận dụng cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.

Giáo viên chủ động nghiên cứu nắm vững bản chất, đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực hoá, bản thân giáo viên phải tìm hiểu thực tế qua kinh nghiệm, mạnh dạn vận dụng vào quá trình lên lớp để có những sáng kiến, những kinh nghiệm, cải tiến từng bước cho bản thân và đồng nghiệp.

Phương pháp dạy học tích cực không hề hạ thấp vai trò của giáo viên, vì thế giáo viên phải được đào tạo và bồi dưỡng chu đáo để vừa có tri thức chuyên môn sâu rộng, vừa có trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng, biết ứng xử linh hoạt, tinh tế, biết sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, biết tự làm đồ dùng đơn giản nhưng sử dụng hiệu quả, có tính lâu dài.

Đổi mới phương pháp dạy học, yêu cầu có phương tiện, thiết bị dạy học, bàn ghế, phòng học thuận lợi cho việc tổ chức, thực hiện các hình thức học tập đa dạng. Đây cũng là khó khăn chung của nhiều trường hiện nay và trong đó có quận Hải An. Phương tiện dạy học hiện đại đã có song còn thiếu thốn, các thiết bị đã đầu tư song chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, đặc biệt chất lượng sử dụng còn chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập hiện nay.

71

- Nội dung và hình thức kiểm tra thi cử như hiện nay đang là một khó khăn cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Quá trình đổi mới phương pháp dạy học không loại bỏ các hình thức kiểm tra, thi cử truyền thống song đòi hỏi cần phải đổi mới theo hướng phát huy trí thông minh, sáng tạo độc lập của học sinh, khuyến khích học sinh vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế, giúp học sinh bộ lộ thái độ, cảm xúc trước những vấn đề đặt ra của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa và cải tiến phương pháp dạy học, đòi hỏi giáo viên phải thực sự tích cực, tự giác, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, không thể thiếu được trong quá trình đổi mới giáo dục. Đó là vấn đề tự học nâng cao trình độ trên chuẩn, tự bồi dưỡng thông qua các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên của Bộ, của Sở, và các đợt bồi dưỡng khác, thông qua hoạt động chuyên môn trong nhà trường tiến hành thường xuyên, liên tục, dù khó khăn cũng phải cố gắng khắc phục.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)