Sau khi nghiên cứu lý luận, thực trạng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên THCS, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 135 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) và giáo viên THCS trong toàn quận Hải An về sự cần thiết, tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp nêu trên. Có 100% số phiếu trưng cầu đều ghi đầy đủ ý kiến. Các mức độ được cho số điểm tương ứng 1, 2, 3 (1 là thấp nhất, 3 là cao nhất) theo thứ tự tăng, thông qua điểm trung bình để thấy rõ hơn thứ bậc giá trị của mỗi biện pháp. Kết quả trưng cầu được tổng hợp trong bảng 3.1.
102
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS quận Hải
An đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Số
TT Nội dung biện pháp
Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Giá trị TB X Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi Giá trị TB X Thứ bậc 3 2 1 3 2 1 1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
87 48 0 2,64 4 25 110 0 2,19 5
2
Điều tra, xây dựng kế hoạch về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS quận Hải An đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
92 43 0 2,68 3 78 57 0 2,57 3
3
Quản lý nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
117 18 0 2,87 1 121 14 0 2,89 1
4
Quản lý phương thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 98 37 0 2,73 2 81 54 0 2,60 2 5 Xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, chính sách về bồi dưỡng giáo viên
79 48 8 2,53 5 74 50 11 2,47 4
103
* Về mức độ cần thiết:
Có 4 trong 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết, riêng biện pháp 5 có 8 ý kiến cho rằng không cần thiết. Biện pháp 3: “Quản lý nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, có 117 ý kiến đánh giá ở mức rất cần thiết chiếm 86,7 %, điểm trung bình cao nhất: 2,87; tiếp đó là biện pháp 4 và biện pháp 2.
* Về tính khả thi:
Mức độ khả thi của các biện pháp chiếm phần lớn trong các ý kiến; Biện pháp 3: “Quản lý nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” có điểm trung bình cao nhất là 2,89 với 121/135 = 89,6 % ý kiến cho rằng rất khả thi.
Riêng biện pháp 5: Xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, chính sách về BD giáo viên có 163/135 = 94,07% ý kiến cho là cần thiết và rất cần thiết; có 124/135 = 91,9% ý kiến cho rằng khả thi và rất khả thi.
Căn cứ vào kết quả trưng cầu ý kiến, các biện pháp đề xuất đều có mức độ cần thiết và tính khả thi cao. Như vậy có thể thấy được sự phù hợp của các biện pháp với thực tiễn quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS quận Hải An đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu ở chương 1, chương 2, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS quận Hải An. Việc đề xuất các biện pháp luôn dựa trên các nguyên tắc định hướng đảm bảo các yêu cầu về giáo dục; kết hợp lý luận với thực tiễn. Các biện pháp tập trung vào các vấn đề: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS; Điều tra, xây dựng kế hoạch về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS; Quản lý nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, chính sách về bồi dưỡng giáo viên.
104
Mỗi biện pháp đều có mục đích, ý nghĩa riêng, nhưng cùng chung một mục tiêu: phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS của quận Hải An theo hướng chuẩn hoá, HĐH, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp ĐMGD và yêu cầu hội nhập.
105