Các chương trình và nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 58 - 61)

học cơ sở

2.2.1. Các chương trình và nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở Trung học cơ sở

- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ - Bồi dưỡng chuẩn hoá

- Bồi dưỡng trên chuẩn

- Bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình sách giáo khoa mới - Bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề sư phạm.

* Chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ:

Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ là một loại hình học tập thường xuyên, liên tục để cập nhật kiến thức và phương pháp giáo dục cho giáo viên một cách thường xuyên. Chương trình này mang ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên ngày càng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên trau dồi về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Việc bổ sung kiến thức khoa học, năng lực chuyên môn và các nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vẫn rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhất là để đáp ứng nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông. Vì vậy, hàng năm theo kế hoạch từ Bộ đến Sở, Phòng và Trường đều tổ chức bồi dưỡng theo chu kỳ. Bắt đầu từ năm học 2002 – 2003, nội dung bồi dưỡng theo chu kỳ được tập trung vào thực hiện chương trình – SGK mới.

Mục đích của loại hình bồi dưỡng này là trang bị cho giáo viên những nội dung cơ bản của đổi mới giáo dục THCS, trong đó :

53 - Mục tiêu của đổi mới giáo dục; - Nội dung của CT-SGK mới;

- Đổi mới PPDH với định hướng cơ bản là phát huy tính tích cực của người học;

- Đổi mới đánh giá, xếp loại kết quả học tập và rèn luyện của HS… Để thực hiện được các mục tiêu và nội dung trên, Phòng Giáo dục quận đã mời các giảng viên là chuyên viên tổ cốt cán của Sở Giáo dục - Đào tạo về trực tiếp bồi dưỡng theo từng môn học cho GV và CBQLGD bậc THCS trong toàn quận.

Việc cập nhật kiến thức, tự học và nghiên cứu của giáo viên là việc làm thường xuyên, có sổ tự học bồi dưỡng được đưa vào hồ sơ chuyên môn.

Hình thức bồi dưỡng của các trường thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, hội giảng, theo các chuyên đề mới như đổi phương pháp dạy học, cách bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu... cũng được đưa ra thảo luận, rút kinh nghiệm.

* Chương trình bồi dưỡng chuẩn hoá và bồi dưỡng trên chuẩn:

Bồi dưỡng chuẩn hoá: Là bồi dưỡng cho giáo viên có trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn để đạt chuẩn theo qui định.

Theo Điều 77 Luật Giáo dục năm 2005, trình độ chuẩn được đào tạo của GV THCS được quy định như sau: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở.

Bồi dưỡng trên chuẩn: Là bồi dưỡng cho GV có trình độ chuyên môn đã đạt chuẩn để đạt trên chuẩn như: Giáo viên Trung học cơ sở có trình độ Đại học sư phạm trở lên.

Từ nhiều năm nay, công tác bồi dưỡng chuẩn hoá và nâng chuẩn đã được tiến hành thường xuyên song song với BDTX theo chu kỳ, đến nay đội ngũ giáo viên quận Hải An có tỷ lệ đạt chuẩn là 100% trong đó trên chuẩn là 51,8%. Nhưng để đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ

54

thông, ngành GD&ĐT quận Hải An còn phải khắc phục một số vấn đề bất cập về đội ngũ GV, trong đó có GV THCS, đó là sự mất cân đối giữa GV năng khiếu (Nhạc, Hoạ, Thể dục) và GV dạy các môn học.

Để khắc phục tình trạng bất cập nêu trên, Phòng GD&ĐT Hải An đã đề nghị Sở GD&ĐT Hải Phòng mở các lớp BD chuyên môn chuẩn hoá cho các giáo viên môn Âm nhạc, Mỹ thuật tốt nghiệp trung cấp văn hoá nghệ thuật chưa qua đào tạo sư phạm. Song cho đến nay do bị khống chế bởi định biên nên số đông giáo viên Nhạc, Hoạ hiện nay đang ở diện hợp đồng là chủ yếu.

* Bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoa mới:

Đây là loại hình bồi dưỡng cho giáo viên về mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách kiểm tra đánh giá kết quả để GV thực hiện chương trình và SGK mới theo nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa 10 và chỉ thị 14/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm học 2005 – 2006 đã thực hiện xong thay sách giáo khoa THCS, các năm tiếp theo giáo viên THCS tiếp tục được bồi dưỡng tập huấn chương trình, SGK và những nội dung đổi mới giáo dục phổ thông trước khi được phân công giảng dạy. Chương trình bồi dưỡng giáo viên đã bám sát chương trình mới, để giáo viên thấy được những đặc điểm của chương trình THCS mới có sự thay đổi quan trọng:

- Nội dung giáo dục của cấp THCS là một bộ phận của nội dung chương trình phổ thông mang tính chỉnh thể.

- Sự phối hợp liên môn nhằm hỗ trợ việc học tập các môn học, tránh sự trùng lặp.

- Nội dung dạy học theo hướng lựa chọn những kiến thức cơ sở cho việc tiếp tục học lên, thiết thực phục vụ cuộc sống hiện đại.

- Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, giúp cho học sinh hình thành và phát triển phương pháp tự học, chủ động trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Yêu cầu coi trọng phương tiện dạy học thiết bị và đồ dùng dạy học với tư cách là công cụ nhận thức, là một bộ phận hữu cơ của quá trình dạy học.

55

* Chuẩn bị điều kiện cho công tác bồi dưỡng thay sách giáo khoa:

Để công tác BD thay sách có hiệu quả, Phòng GD&ĐT đã chuẩn bị chu đáo các mặt sau:

- Về văn bản hướng dẫn: bao gồm các văn bản của Bộ GD&ĐT, của Sở GD-ĐT về kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng thay sách.

- Về tài liệu bồi dưỡng: sách giáo khoa, đồ dùng và thiết bị dạy học. - Yêu cầu các trường THCS lập danh sách những giáo viên dự kiến sẽ được phân công dạy các lớp thay sách để báo cáo lên Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch mở lớp bồi dưỡng.

* Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn:

Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn là một loại hình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về tổ chức các hoạt động giáo dục, đổi mới phưong pháp dạy học, thực hiện qui chế chuyên môn, phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các hình thức:

- Tự học tập, nghiên cứu các tài liệu, sách hướng dẫn, SGK. - Tổ chức giảng dạy, trao đổi chuyên môn các tiết khó, bài khó. - Tự dự giờ thăm lớp học tập kinh nghiệm đồng nghiệp.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn.

- Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học sư phạm. - Hội thảo chuyên đề khoa học sư phạm.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)