Phòng Giáo dục và Đào tạo với quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 40 - 43)

môn cho giáo viên Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Theo Thông tư 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV, Thông tư liên tịch giữa Bộ GD&ĐT – Bộ Nội vụ quy định:

 Vị trí chức năng của Phòng GD&ĐT:

“Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp

35

huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo”.

 Nhiệm vụ và quyền hạn:

“Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của huyện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Căn cứ các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Thành phố và Quận, với chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giáo dục &Đào tạo, nhận thức được vị trí vai trò và tầm quan trọng của giáo dục trong chiến lược phát triển KT-XH của Quận, ngay từ khi mới thành lập quận (2003) Phòng GD&ĐT quận Hải An đã tích cực tham mưu cho Quận uỷ, HĐND, UBND quận đề án phát triển giáo dục đến năm 2010 và định hướng năm 2020. Trong đó đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên vì đây chính là lực lượng quyết định tới chất lượng giáo dục toàn diện của ngành giáo dục quận.

Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV ba cấp học nói chung và giáo viên THCS nói riêng được quan tâm sâu sắc. Công tác bồi dưỡng thường xuyên được thực hiện nghiêm túc, chất lượng. Xuất phát từ những vấn đề mới, những vấn đề khó giáo viên còn mắc, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường thực hiện chuyên đề về những vấn đề đó, tổ chức nghiệm thu toàn quận. Việc làm này đã tháo gỡ cho giáo viên rất nhiều khó khăn đồng thời cũng huy động được trí tuệ tập thể, sự chia sẻ kinh nghiệm, qua đó chất lượng tay nghề của giáo viên được nâng lên rõ rệt. Công tác thay SGK, đổi mới PPDH được Phòng GD&ĐT quản lý, chỉ đạo chặt chẽ, hiệu quả. Nhiều giải pháp sáng tạo được triển khai thực hiện đã góp phần đưa chất lượng chuyên môn của giáo viên THCS hội nhập với các quận phát triển trong thành phố, khẳng định qua các hội thi, được bạn bè động nghiệp ghi nhận.

36

Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS được Phòng GD&ĐT quản lý bằng kế hoạch và luôn chủ động với nhiều hình thức phù hợp, giải pháp sáng tạo thực sự đã đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên THCS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Kết luận chƣơng 1

Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt, biến các mục tiêu GD thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả GD. Để nâng cao chất lượng đội ngũ GV cần tiến hành công tác BDGV theo chuẩn đã được Bộ GD&ĐT quy định, đặc biệt việc bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK ở THCS có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên THCS.

Để làm rõ cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS, nội dung chương I đã đề cập và phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài, đồng thời cũng làm sáng tỏ những yêu cầu, nội dung đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THCS nói riêng... Từ đó phân tích và chỉ rõ những yêu cầu về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS trước yêu cầu đổi mới GD.

37

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HẢI AN,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)