* Vài nét khái quát về phát triển giáo dục ở Hải Phòng:
Với tổng diện tích tự nhiên 1.507,66km2, Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam (sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội). Thành phố cảng Hải Phòng là trung tâm giao thông vận tải của các tỉnh phía Bắc. Là một thành phố có điểu kiện phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản..., cũng là một thành phố phát triển giáo dục có qui mô lớn trong cả nước.
- Về dân trí: Hải Phòng đã hoàn thành phổ cập GD Tiểu học và xoá mù chữ từ năm 1990, hoàn thành giáo dục phổ cập GD THCS năm 2001, hiện tại đang thực hiện phổ cập GD THPT và nghề. Đến năm 2008 Hải Phòng cơ bản hoàn thành phổ cập GD THPT và nghề trong đó có quận Hải An.
- Về nhân lực: Hải Phòng đã chyển đổi 100% truờng Bổ túc văn hoá thành Trung tâm giáo dục thường xuyên, cùng với các trường Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề đưa tỉ lệ người lao động được học nghề là 45%. 80% xã, phường, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng, duy trì hoạt động có hiệu quả góp phần nâng cao dân trí trên địa bàn Thành phố.
- Về nhân tài: Là một trong những thành phố nhiều năm liền có số lượng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế cao. Song trong những năm gần đây số lượng giải có chiều hướng giảm và ít giải cao.
* Một số đặc điểm về địa lý, kinh tế xã hội của quận Hải An, thành phố Hải Phòng:
“Quận Hải An được thành lập theo Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 20/12/2002 của Chính phủ trên cơ sở sát nhập 5 xã phía Đông Nam huyện An
38
Hải (cũ) nay là huyện An Dương với phường Cát Bi, quận Ngô Quyền. Với lợi thế là quận có diện tích tự nhiên lớn nhất trong 5 quận nội thành, phần lớn là đất nông nghiệp, đất trống. Đồng thời quận nằm ở vị trí trọng yếu của thành phố, giáp cảng biển, có đủ các tuyến đường giao thông (đường thủy, đường hàng không, đường bộ), lực lượng lao động trong độ tuổi lao động đông, lao động trẻ, giá nhân công thấp. Đây là những điều kiện thuận lợi để quận thu hút đầu tư, phát triển đô thị, kinh tế, xã hội, xây dựng quy hoạch mới theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại.
Tuy nhiên do được thành lập trên cơ sở sáp nhập các xã của huyện An Hải cũ nên kết cấu hạ tầng của quận rất kém, lạc hậu; đô thị chắp vá, thiếu đồng bộ, quản lý đô thị chưa kịp thời, việc phát triển đô thị còn tuỳ tiện chưa theo quy hoạch; kinh tế chưa định hình rõ nét, mang nặng tính nông nghiệp, thủ công; trình độ dân trí kém, không đồng đều; nhận thức của phần lớn dân cư còn mang nặng tính sản xuất nhỏ, tâm lý, tập quán dòng họ, làng xã còn nặng nề, chưa hình thành lối sống văn minh đô thị; chất lượng dạy và học xếp hạng thấp của thành phố, tỷ lệ học sinh bỏ học đông. Một số vấn đề như ma tuý, ô nhiễm môi trường, trật tự xã hội tiếp tục diễn biến phức tạp, có nhiều vụ việc phức tạp kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan ban ngành đoàn thể chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn.
Sau năm năm xây dựng và phát triển, quận Hải An đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng trên các lĩnh vực: kinh tế trên địa bàn quận tăng trưởng với tốc độ cao, tăng 40,3% so với năm 2003, kinh tế quận quản lý tăng 16,12%, đầu tư bước đầu có chuyển biến tích cực, thu hút khá nhiều dự án vào địa bàn, công tác quy hoạch và quản lý đô thị có nhiều tiến bộ, hoàn thành xây dựng quy hoạch không gian đô thị tỷ lệ 1/2000; triển khai nhiều dự án phát triển, cải tạo nâng cấp kết cấu hạ tầng, tạo cho quận sắc thái, diện mạo mới. Một số vấn đề xã hội như xoá đói, giảm nghèo được tập trung giải quyết, chú
39
trọng chăm lo cho các đối tượng chính sách, xã hội. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, giữ vững...
...Qua 5 năm chăm lo, giải quyết các vấn đề văn hoá xã hội, tình hình văn hoá, xã hội quận có bước phát triển rõ nét: các thiết chế văn hoá được đầu tư xây dựng, nâng cấp; trình độ dân trí, nếp sống văn minh đô thị, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân bước đầu đáp ứng được yêu cầu; chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới ; bước đầu đào tạo nghề, giải quyết được vấn đề thiếu việc làm cho lực lượng lao động quận, tuy nhiên trình độ lao động của quận qua đào tạo chưa cao...” [23, tr .1- 8].