Biện pháp 3: Quản lý nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 82 - 98)

Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Nội dung đào tạo bồi dưỡng cần được quản lý (xác định nhu cầu, tổ chức thực hiện, v.v…) để hoạt động bồi dưỡng đảm bảo các mục tiêu: đúng nội dung, đúng đối tượng, đạt hiệu quả cao… Mặt khác, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay và phục vụ cho phát triển giáo dục trong giai đoạn tới.

Trên thực tế các cấp quản lý thường căn cứ vào yêu cầu đổi mới GD, điều kiện thực tế của địa phương và nhu cầu bồi dưỡng GV của các cơ sở GD nói chung và của đội ngũ GV nói riêng... để xây dựng kế hoạch BD cho GV. Trong việc bồi dưỡng chuyên môn có rất nhiều nội dung, hơn nữa nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của các GV có thể khác nhau nên việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng chuyên môn phải phù hợp đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD và yêu cầu phát triển GD. Chính vì thế việc quản lý nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS phải thực hiện chặt chẽ, khoa học. Đây chính là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS trong toàn quận.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và yêu cầu hội nhập, giáo dục quận Hải An cần có đội ngũ giáo viên THCS chuẩn về đào tạo ở các bộ môn, đồng bộ về cơ cấu loại hình, có đủ số lượng và đảm bảo chất lượng. Do đó yêu cầu Phòng GD&ĐT, các nhà trường cần phải lên kế hoạch, tạo điều kiện cho giáo viên học tập ở các bộ môn khác nhau, các môi trường khác nhau, các hình thức khác nhau nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

Xây dựng được tập thề giáo viên có tinh thần tự học, tự phấn đấu vươn lên, luôn luôn có lòng tự trọng nghề nghiệp, giúp đỡ nhau học tập để cùng tiến bộ.

Cũng như quá trình dạy học, quá trình bồi dưỡng có các thành tố cơ bản tham gia quá trình này như: Mục tiêu, Nội dung, Phương pháp, Phương tiện và

77

Đánh giá. Để hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS, cần có một số định hướng đổi mới về các thành tố trên.

 Đổi mới mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS là: Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV THCS nhằm thực hiện đổi mới giáo dục đồng thời chuẩn bị đội ngũ đáp ứng được yêu cầu phát triển của giáo dục trong giai đoạn tiếp theo.

Mục tiêu bồi dưỡng phải đảm bảo ba lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng và thái độ, nhưng cần chú ý phát triển năng lực, “tạo năng lực thực hành tất cả các nhiệm vụ và công việc” của nghề dạy học, “có tính sáng tạo, có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc”.

 Đổi mới nội dung bồi dưỡng:

Bồi dưỡng đội ngũ GV THCS để họ thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục. Vì vậy, nội dung chương trình BD phải phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục, đáp ứng được những yêu cầu của từng người học. Để thoả mãn được hai yêu cầu trên, nội dung chương trình bên cạnh những phần cứng quy định, cần có những phần mềm tự chọn.

Trong cấu trúc nội dung chương trình, cần chú trọng thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng cho người học.

 Đổi mới phương pháp bồi dưỡng :

Phương pháp bồi dưỡng là để chuyển tải nội dung. Vì vậy, cần lựa chọn các phương pháp bồi dưỡng phù hợp với nội dung. Lựa chọn phương pháp bồi dưỡng là để giảng viên hỗ trợ và quản lý các hoạt động học tập theo cách tạo điều kiện cho học viên đạt được những năng lực cụ thể đã đề ra.

Đối tượng bồi dưỡng là người lớn, đang thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở một cơ sở giáo dục, họ có kinh nghiệm về giáo dục, về quản lý giáo dục. Về đổi mới phương pháp BD có thể tóm tắt như sau :

- Phát huy tính tích cực, huy động kinh nghiệm và vốn sống của học viên trong quá trình dạy học để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo;

78

- Cải tiến các phương pháp hiện đang sử dụng nhưng với với mức độ khác nhau ở các đối tượng khác nhau nhằm khai thác tính “tự học”, “tự giải quyết vấn đề”;

- Đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở sử dụng và khai thác khả năng của các phương tiện thiết bị dạy học;

- Đổi mới phương pháp huấn luyện phải giúp học viên vận dụng tốt hơn các tri thức vào nghiệp vụ dạy học;

- Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá.

 Đổi mới phương tiện BD: Trong BD GV, việc đổi mới phương tiện BD cần tập trung vào các mặt sau:

- Đổi mới cách thức biên soạn tài liệu BD;

- Tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin trong BD.

 Đổi mới đánh giá trong BD nhằm mang lại hiệu quả cao.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Xác định đúng nội dung bồi dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động bồi dưỡng.

Cần tiến hành điều tra khảo sát để xác định nội dung bồi dưỡng. Như trên đã nói (Chương 1), hiện nay Bộ GD&ĐT đang xây dựng và chuẩn bị ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học. Một trong những mục đích ban hành Chuẩn là làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV Trung học. Nghĩa là, căn cứ vào Chuẩn, mỗi giáo viên tự đánh giá, tổ chuyên môn đánh giá, Hiệu trưởng đánh giá GV, rút ra những mặt mạnh mặt yếu của từng GV và cả đội đội ngũ để đề xuất chương trình (nội dung) đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GV.

Trong điều kiện và nhu cầu hiện tại, Luận văn chỉ đề cập đến các nội dung có tính “truyền thống” mà đang tập trung bồi dưỡng phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông:

79

- Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới - Bồi dưỡng chuẩn hoá và trên chuẩn cho giáo viên THCS

- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho giáo viên THCS

- Bồi dưỡng về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

Các nội dung cụ thể :

Nội dung 1: Bồi dƣỡng giáo viên thực hiện chƣơng trình, sách giáo khoa mới:

Nội dung bồi dưỡng ở đây là giúp GV có đủ năng lực triển khai thực hiện chương trình, SGK mới, nghĩa là bồi dưỡng để GV quán triệt và thực hiện có hiệu quả các thành tố của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông : Mục tiêu giáo dục (đổi mới); Nội dung chương trình, SGK mới; Đổi mới PPDH; Đổi mới đánh giá xếp loại học sinh; Triển khai phương tiện thiết bị dạy học theo chương trình, SGK mới; v.v...

Nội dung bồi dưỡng này được tiến hành từ năm học 2002-2003, song đến nay không phải tất cả GV đã được bồi dưỡng để dạy được toàn cấp. Vì vậy cần tiếp tục bồi dưỡng cho mọi GV toàn bộ chương trình và SGK của toàn cấp học, mặt khác tiếp tục khai thác những yếu tố mới, nội dung mới trong quá trình đổi mới GD.

Nội dung 2 : Đào tạo, bồi dƣỡng chuẩn hoá và trên chuẩn cho giáo viên Trung học cơ sở

a) Chuẩn hóa chương trình đào tạo: Có hai đối tượng:

- Số giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo (trình độ cao đẳng đối với GV THCS) cần được đào tạo để đạt chuẩn. Số này chiếm một tỷ lệ nhỏ.

- Đối tượng thứ hai là số GV dạy kiêm môn thứ hai (không phải môn được đào tạo tại trường sư phạm) hoặc dạy môn thứ nhất (không được đào tạo tại trường sư phạm) nhưng chưa có chứng chỉ sư phạm thì cần được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.

80 b) Đào tạo trên chuẩn

Để nâng cao chất lượng đội ngũ, cần có một tỷ lệ nhất định số GV THCS có trình độ đào tạo trên chuẩn, từ đại học và sau đại học. Số này sẽ được đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Thành phố và Bộ theo chỉ tiêu phân bổ của Thành phố hoặc tự túc.

c) Một số chỉ tiêu và phương hướng

- Nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục, hoạt động đào tạo bồi dưỡng GV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn từ nay đến năm 2010 quận Hải An phải đạt được: 100% giáo viên THCS có trình độ chuẩn môn 2, có từ 70-80% số GV có trình độ trên chuẩn. Quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ, GV đi học sau đại học. Phấn đấu đến năm 2012: 100% CBQL, 5% GV có trình độ Thạc sỹ.

- 100% các trường đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng giáo viên: đồng bộ về cơ cấu loại hình (có đủ giáo viên dạy thể dục, mỹ thuật, âm nhạc, tin học...) khắc phục tình trạng có trường thừa giáo viên dạy môn này thiếu thiếu giáo viên dạy môn kia. Đảm bảo được yêu cầu dạy đúng, đủ, có chất lượng toàn diện các môn học cấp THCS và mỗi GV có thể dạy được toàn cấp học theo chuyên môn được đào tạo.

Xuất phát từ mục tiêu trên Phòng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuẩn hoá và trên chuẩn cho giáo viên THCS. Đến năm học 2008 – 2009 toàn quận không còn GV không đạt chuẩn. Phòng GD&ĐT đang tiếp tục liên kết với Trung tâm đào tạo GV Hải Phòng và Trường Đại học Hải Phòng mở lớp bồi dưỡng nâng chuẩn môn 2 cho giáo viên.

Nội dung 3: Bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo chu kỳ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho giáo viên Trung học cơ sở

a) Mục tiêu, yêu cầu

- 100% giáo viên được bồi dưỡng chu kỳ 3 nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên về chính trị, chuyên môn và hoạt động giáo dục để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.

81

b) Nội dung của công tác bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3 thực hiện từ năm 2004 nhằm hỗ trợ đổi mới chương trình THCS. Nội dung chương trình này được thiết kế giúp GV bổ sung và cập nhật các kiến thức mới, tiếp cận với những đổi mới và sự phát triển của khoa học giáo dục.

Từng bước đổi mới PPDH và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục phù hợp với sự phát triển về nội dung và điều kiện giáo dục hiện nay.

Giúp cho giáo viên nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng trước những yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện các phương pháp dạy học theo hướng tích cực và tương tác trong nhà trường.

Phần bồi dưỡng chuyên môn cho mỗi môn học trong BDTX chu kỳ 3 là được thiết kế thành các nội dung:

- Giới thiệu chung về mục tiêu, nội dung, phương pháp. - Giới thiệu phương pháp dạy học tích cực và tương tác.

- Giới thiệu áp dụng PPDH tích cực và tương tác vào dạy học bộ môn. - Thực hành và đánh giá giảng dạy.

Nội dung 4: Bồi dƣỡng về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh

a) Nội dung bồi dưỡng: Các nội dung bồi dưỡng bao gồm :

 Bồi dưỡng về nhận thức:

- Việc kiểm tra đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của học sinh mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên.

- Trước đây quan niệm kiểm tra đánh giá còn phiến diện, giáo viên giữ vai trò độc quyền, học sinh là đối tượng. Theo xu hướng đổi mới, phát huy vai trò tích cực chủ động của người học, giáo viên phải hướng dẫn học sinh kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh cách học, tạo điều kiện để học sinh được tham gia kiểm tra, đánh giá lẫn nhau.

82

- Kiểm tra, đánh giá là công cụ quan trọng trong các nhà trường về việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chỉ khi nhà quản lý đo lường được kết quả học tập của học sinh thì mới có thể quản lý tốt mọi hoạt động trong nhà trường. Vì vậy các nhà quản lý giáo dục phải xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chu kỳ: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ, kiểm tra cuối năm.

- Hiện nay đánh giá kết quả học tập của học sinh theo xu hướng đổi mới, không chỉ dừng lại ở yêu cầu học sinh tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà phải biết vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tiễn đời sống, phải khuyến khích học sinh phát huy óc sáng tạo, khả năng tư duy, phán đoán, xây dựng thái độ bình tĩnh, tự tin vào năng lực, có đủ trình độ phát hiện và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

- Do đó đánh giá kết quả học tập của học sinh phải toàn diện, khách quan và chính xác cần phải đổi mới cách đánh giá kết hợp cả phương pháp trắc nghiệm khách quan và phương pháp tự luận.

 Bồi dưỡng các kỹ năng đánh giá:

Yêu cầu GV THCS đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo đủ các yêu cầu của các bộ môn gồm cả kiến thức, kỹ năng, thái độ :

+ Kiến thức: Đánh giá việc học sinh nắm kiến thức chủ yếu ở 3 mức độ khác nhau: (1) Nhận biết (ghi nhớ, tái hiện); (2) Thông hiểu (giải thích, chứng minh, so sánh, phân tích, đánh giá, tổng hợp...); (3) Vận dụng (áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào tình huống mới hoặc để giải thích một số vấn đề trong thực tiễn đời sống).

+ Kỹ năng: Học sinh biết thao tác làm thí nghiệm, thực hành, biết sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết biết trình bày ý kiến của mình ở các dạng khác nhau, v.v...

+ Thái độ: Học sinh có thái độ đúng mức trong việc bảo vệ đất nước, bảo vệ môi trường, có ý thức tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng và biết ơn những thành quả cha ông để lại, biết yêu con người, biết yêu cuộc sống, biết yêu cái đẹp...

83

 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá:

Đây cũng là một trong những nội dung cần được bồi dưỡng cho GV để giúp GV có một công cụ hiện đại, thiết thực và hiệu quả trong đánh giá.

Việc ứng dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá quá trình dạy học và kết quả dạy học một cách khách quan, chính xác và nhanh chóng đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Việc kiểm tra đánh giá không chỉ đơn thuần chú trọng vào kết quả học tập của học sinh, mà còn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độ tích cực của người học, hoàn thiện quá trình dạy học, kiểm định chất lượng, hiệu quả dạy học và trình độ nghề nghiệp của người dạy.

Song song với phương pháp đánh giá bằng tự luận, phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan (TNKQ) đang được phát huy, đặc biệt sử dụng TNKQ với sự trợ giúp của CNTT, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập sẽ có nhiều ưu điểm nổi trội hơn. Xác định được vấn đề đó, Phòng Giáo dục quận Hải An tổ chức các lớp bồi dưỡng và chỉ đạo các trường chuẩn bị nguồn nhân lực và CSVC tích cực ứng dụng CNTT vào giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá. Để xây dựng bài TNKQ với sự trợ giúp của CNTT, cũng như các phương pháp khác, trước tiên phải xác định mục đích của bài kiểm tra; xác định cấu trúc nội dung bài cũng như điểm khác trong việc xây dựng bài TNKQ có sự trợ giúp của máy tính. Bố cục bài kiểm tra do máy tính xây dựng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 82 - 98)