Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 26 - 28)

 Văn kiện Đại hội IX, Đảng ta đã đặt ra nhiệm vụ cần thực hiện trong chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2001 – 2010 là: “Khẩn trương biên soạn và đưa vào ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa (SGK) phổ thông, phù hợp với yêu cầu phát triển mới” [18].

 Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng ta là: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Đồng thời đề ra nhiệm vụ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng GD toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống QLGD, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” [18 ].

 Văn kiện Đại hội X của Đảng một lần nữa yêu cầu: “Đổi mới toàn diện GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” [20].

Cụ thể : “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”.

21

“Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ GV và tăng cường CSVC của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS, SV. Coi trọng bồi dưỡng cho HS, SV khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh,…”.

 Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X đã nêu: “Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, SGK phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ GDPT ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới”.

 Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình GDPT.

 Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực hiện Chỉ thị 14/2001/CT-TTG ngày 11/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Về việc bảo đảm các điều kiện thực hiện chương trình và SGK mới, Thông tư yêu cầu “Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD: Phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GD phổ thông”.

“Phải kết hợp đào tạo, bồi dưỡng với điều chỉnh, sắp xếp, tuyển dụng GV”. Về ĐT-BD đội ngũ, Thông tư yêu cầu “Cùng với việc bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ nhằm cập nhật kiến thức, kĩ năng cho GV; bồi dưỡng để GV đạt chuẩn ĐT; kể từ hè 2002, việc bồi dưỡng cho GV về chương trình và SGK mới là nhiệm vụ trọng tâm. Địa phương phải đảm bảo để tất cả GV được phân công dạy theo chương trình và SGK mới đều được bồi dưỡng trước khi thực hiện”.

22

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)