1.3.3.1. Do yêu cầu của sự phát triển Kinh tế- xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới
Đất nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) và mục tiêu đến năm 2020 là một nước công nghiệp phát triển. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì vậy, phải chuẩn bị cho người lao động có những phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu của xu thế hội nhập hiện nay.
- Phẩm chất chính trị: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm...
- Phẩm chất đạo đức: Quý trọng và hăng say lao động, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm, tôn trọng và nghiêm túc tuân theo pháp luật, quan tâm và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu…
- Năng lực cần thiết là:
+ Năng lực tư duy phê phán, thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. + Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
+ Năng lực phân tích, tổng hợp để giải quyết các vấn đề. + Năng lực hợp tác và giao tiếp có hiệu quả.
+ Năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của sản xuất và thị trường lao động.
+ Năng lực quản lý….
1.3.3.2. Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học, công nghệ
Những kiến thức mà nhà trường trang bị chỉ là cái cơ bản ban đầu, không đầy đủ mọi tri thức mong muốn, không vĩnh viễn, trong khi đó tri thức nhân loại lại phát triển với tốc độ quá lớn. Vì vậy, trong nhà trường phải coi
23
trọng việc dạy phương pháp, dạy cách học, dạy cách thức đi tới kiến thức, giúp HS tự tìm kiếm và chiếm lĩnh những thành tựu tri thức nhân loại, để học tập suốt đời.
Những lý do trên buộc phải xem xét CT- SGK, điều chỉnh, đổi mới phù hợp với yêu cầu của sự phát triển, cung cấp cho HS kiến thức và những kỹ năng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này.
Bên cạnh đó GV phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, rèn cho học sinh có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập ; có khả năng đánh giá các sự kiện, các tư tưởng, các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người
1.3.3.3. Do những yêu cầu của khoa học giáo dục
Sự phát triển tâm sinh lí của học sinh
Những kết quả nghiên cứu tâm – sinh lý của học sinh và điều tra xã hội học gần đây trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi trong sự phát triển tâm – sinh lý, đó là sự thay đổi có gia tốc. Sự phát triển của thông tin, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, HS được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống. Do đó, HS linh hoạt hơn, thực tế hơn. Họ đòi hỏi cần hiểu biết hơn. Trong học tập họ thích hoạt động hơn, muốn tự mình kết luận và khái quát những vấn đề trong học tập. Như vậy, ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu và cũng là một quá trình : sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kĩ năng. Do đó, khi xây dựng nội dung học vấn phổ thông cần phải xuất phát từ đối tượng được giáo dục.
Với sự phát triển của tâm lí HS, của môi trường xã hội và của thông tin tri thức nên các mối quan hệ của sư phạm tương tác, sư phạm tích cực đòi hỏi ở cấp THCS trong xu thế hiện đại hoá quá trình học tập cũng cần được thay đổi và phát triển.
24
Xu thế đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trên thế giới
Từ những thập kỉ cuối của thế kỉ XX, nhiều quốc gia đã tiến hành chuẩn bị và triển khai cải cách giáo dục, tập trung vào giáo dục phổ thông mà trọng điểm là cải cách CT-SGK. Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông ở các nước thường theo các xu thế sau :
- Đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) và cạnh tranh quốc tế trong tương lai, góp phần thực hiện bình đẳng về học tập.
- Nhấn mạnh việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá.
- Phát triển tri thức cơ bản, hình thành và phát triển khả năng tư duy phê phán và kĩ năng giải quyết vấn đề, tăng cường thể chất và tinh thần. Các yêu cầu được ưu tiên phát triển : các kĩ năng cơ bản, thói quen và năng lực tự học, thói quen và năng lực vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
- Ngoài ra, trong chương trình của một số nước có thêm phần tự chọn để tăng cường tính linh hoạt của chương trình giáo dục phổ thông.
Nhìn chung, chương trình giáo dục phổ thông của các nước đã coi trọng thực hành, vận dụng, nội dung chương trình tinh giản, tập trung vào các kiến thức, kĩ năng cơ bản và thiết thực, tích hợp được nhiều mặt giáo dục. Khi triển khai chương trình, GV được chủ động lựa chọn nội dung và phương pháp thích hợp với từng đối tượng HS. Hình thức tổ chức dạy học thường linh hoạt, phối hợp giữa dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm, theo lớp, phối hợp giữa dạy học ở trong và ngoài lớp học, ở trong và ngoài nhà trường.
Chương trình và cách thức thực hiện chương trình như trên đã làm thay đổi quan niệm và cách biên soạn, sử dụng SGK. Sách giáo khoa trở thành tài liệu định hướng và hỗ trợ cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của người học.
Bối cảnh phát triển của KH-CN, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực với chất lượng mới “đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức
25
quá trình và hệ thống giáo dục…; nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích tổng hợp. Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển” [19].
Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở – mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời…” [19].
Sự phát triển giáo dục phổ thông nước ta
Cải cách giáo dục lần thứ ba đã đạt được nhiều thành tựu nhưng còn một số hạn chế :
* Thành tựu
- Thống nhất được hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm trong cả nước. - Trình độ dân trí được nâng cao, quy mô giáo dục tăng nhanh. Đến năm 2000, cơ bản các địa phương đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục Tiểu học - chống mù chữ. Mạng lưới trường lớp có ở hầu hết các địa bàn dân cư.
- Đã biên soạn được CT-SGK từ lớp 1 đến lớp 12 theo hướng cơ bản, hiện đại, sát thực với thực tiễn Việt Nam và có những ưu điểm :
+ Thực hiện giáo dục toàn diện;
+ Góp phần tích cực vào phổ cập giáo dục;
+ Bước đầu thực hiện phân luồng HS. CT-SGK hiện đại và cập nhật. + Phát triển có sự kế thừa kinh nghiệm trong và ngoài nước.
Nhờ đó, góp phần tích cực thực hiện có kết quả nhiệm vụ đào tạo con người theo yêu cầu các giai đoạn phát triển KT-XH ở nước ta.
* Những hạn chế và bất cập
- Hiệu quả giáo dục phổ thông còn thấp như tỉ lệ tốt nghiệp còn thấp (hiệu quả trong); kiến thức và kĩ năng học tập của HS có phần xa thực tế, chưa được vận dụng để mang lại hiệu quả đích thực cho sản xuất và cuộc sống (hiệu quả ngoài).
26
+ Chưa cập nhật được các kiến thức của thành tựu khoa học mới.
+ Tính tích hợp và phân hoá chưa được quán triệt đầy đủ, thiên về lí thuyết, ít ứng dụng thực hành, ít gắn với thực tiễn. Khối lượng một số môn học nặng và cao, có sự trùng lặp.
+ Kĩ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống chưa được quan tâm. Quá chú ý đến tính hệ thống của chương trình.
+ Chưa trực tiếp góp phần phát huy tính tích cực của HS. + Chưa đáp ứng được yêu cầu phân luồng HS.
- Về điều kiện :
+ Đội ngũ GV ở một số vùng chưa đủ về số lượng, chưa đồng bộ về cơ cấu, một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của giáo dục.
+ Cơ sở vật chất của nhiều trường học chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện. Thiết bị dạy học vừa thiếu, vừa lạc hậu. Công tác quản lí và sử dụng thiết bị dạy học còn yếu.
Trước những yêu cầu của sự phát triển KT-XH, sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và những yêu cầu của khoa học giáo dục đòi hỏi phải ĐMGD một cách toàn diện, trong đó có giáo dục THCS