2.1.2.1. Quy mô phát triển giáo dục và giáo dục Trung học cơ sở
Quận Hải An được thành lập đã 5 năm, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn song trong những năm qua, mạng lưới quy mô trường lớp liên tục được củng cố và phát triển. Số lớp, số học sinh có chiều hướng giảm dần do quận làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình. Báo cáo tổng kết năm học 2007 – 2008 tại hội nghị ngày 29-9-2008 của Phòng GD-ĐT đã chỉ rõ như sau:
+ Toàn quận có:
10 trường Mầm non, trong đó 1 trường quốc lập, 6 trường Bán công, 3 trường Tư thục.
7 trường Tiểu học quốc lập. 7/8 phường có trường Tiểu học (trừ phường Thành Tô).
6 trường THCS quốc lập. 6/8 phường có trường THCS (trừ phường Thành Tô và phường Đông Hải 2).
3 trường THPT, trong đó 2 trường quốc lập, 1 trường tư thục.
1 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên.
+ Số trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I là 7, trong đó có 4 trường Tiểu học (Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải 2, Tràng Cát); 2 trường THCS (Đông Hải, Đằng Hải) và 01 trường THPT Lê Quý Đôn.
40
+ 100% HS đủ tuổi đến trường của 2 cấp Tiểu học, THCS và các cháu 5 tuổi ở GD Mầm non. 100% số HS tốt nghiệp THCS được vào học ở các loại hình: THPT (công lập, dân lập, tư thục), Bổ túc và nghề.
+ Các mô hình GD phát triển đa dạng tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng GD-ĐT nhờ các hình thức tổ chức dạy học như: học 2 buổi/ngày; bán trú; nhiều buổi/tuần; học tự chọn; nhóm trẻ gia đình; mẫu giáo tư thục, lớp dạy nghề ngắn hạn, lớp dạy nghề dài hạn, lớp bồi dưỡng kiến thức tại các Trung tâm học tập cộng đồng, lớp phổ cập, v.v...
Riêng GD THCS, quy mô phát triển được nêu trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp cấp THCS quận Hải An
Năm học 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009
Lớp 115 113 109 106 102
Số HS 4621 4427 4120 4039 3964
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thành lập ngành Giáo dục Quận Hải An - Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hải An )
Nhìn chung về quy mô đảm bảo sự phát triển thông thường, đáp ứng nhu cầu phát triển của quận và yêu cầu phổ cập của các cấp học.
Mạng lưới, quy mô trường lớp trong những năm qua tuy có những chuyển biến tích cực song vẫn còn bộc lộ những bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
* Đối với giáo dục Mầm non, giáo dục Tiểu học và giáo dục Trung học cơ sở :
- Các trường Mầm non không đủ phòng học để đáp ứng nhu cầu học tập của các cháu trên địa bàn. Một số trường Tiểu học và THCS không có phòng bộ môn, chưa đủ điều kiện về CSVC đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Cơ sở vật chất ở một số trường xuống cấp, không đảm bảo vệ sinh môi trường và hoạt động dạy học.
41
Mặc dù quận đã có đầu tư sửa chữa, nâng cấp một số công trình của các trường song tiến độ rất chậm. Cần phải tiếp tục đầu tư lớn và đầu tư có trọng điểm theo tinh thần Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận. Xây mới các trường do các phường mới thành lập và chia tách thì mới đáp ứng được yêu cầu.
* Các trường THPT tuy có cố gắng lớn trong việc đầu tư xây dựng CSVC, tăng số phòng học, tăng chỉ tiêu tuyển sinh song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vào học THPT của con em nhân dân trên địa bàn quận. Hàng năm còn khoảng gần 500 học sinh tốt nghiệp THCS chưa được vào học các trường THPT quốc lập, điều này gây áp lực lớn đối với việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn.
Những trường có số học sinh đông, bên cạnh khó khăn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật trường lớp học, còn tạo ra những trở ngại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập của học sinh. Do số học sinh đông nên tỷ lệ học sinh trên lớp cao, dẫn đến việc quản lý lớp học của giáo viên gặp khó khăn; việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, chú ý đến từng đối tượng học sinh trong 1 tiết dạy khó thực hiện. Vì thế chất lượng giờ dạy không cao. Trong những giờ dạy có sử dụng đồ dùng dạy học, số học sinh đông nên lượt học sinh được thực hành ít, dẫn đến khả năng thực hành của học sinh ngay từ cấp THCS luôn hạn chế.
2.1.2.2. Chất lượng giáo dục và giáo dục Trung học cơ sở:
Tính đến tháng 9 năm 2008, theo báo cáo tổng kết năm học 2008 – 2009 của Phòng GD-ĐT quận Hải An:
Giáo dục Mầm non:
- Số cháu huy động là 3051 cháu/5763 cháu ở độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo, đạt 53%, tăng hơn năm học 2006- 2007 là 100 cháu. Trong đó:
+ Nhà trẻ là 645 cháu/3031 cháu ở độ tuổi nhà trẻ đạt 21,8%.
+ Mẫu giáo là 2406 cháu/2732 cháu ở độ tuổi mẫu giáo đạt 88,06%. (Riêng cháu 5 tuổi đạt 100%).
42
100% các cháu được chăm sóc tại trường. Sức khoẻ kênh A đạt 93%, kênh B đạt 7%, không có cháu ở kênh C. Chất lượng giáo dục ở 5 lĩnh vực phát triển (Thẩm mỹ, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm quan hệ xã hội, thể chất) đạt tỷ lệ mặt bằng chung của thành phố; đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch xây dựng đầu năm. 100% các trường triển khai chương trình đổi mới giáo dục mầm non.
Giáo dục Tiểu học:
+) Tổng số học sinh là 4750 em, trong đó đạt 100% dân số trong độ tuổi tiểu học, biên chế 135 lớp. Số học sinh được học 2 buổi/ngày là 3840 em với 100 lớp đạt tỷ lệ 80,9%. Số trường có 100% lớp học 2 buổi/ngày là 3/7 trường; Số trường có nuôi dạy bán trú là 5/7 trường.
+) Chất lượng giáo dục:
- 100% các trường tổ chức dạy Tin học và Ngoại ngữ (Anh văn) cho học sinh (học sinh học ngoại ngữ đạt 70%; học sinh học Tin học đạt 56,4%). Qua các kì thi quận và thành phố đạt nhiều giải chất lượng cao.
- Chất lượng 2 mặt giáo dục:
+ Hạnh kiểm: 100% học sinh đạt yêu cầu quy định. + Văn hóa: Xếp loại Giỏi : 39,7%
Xếp loại Khá : 47,1%
Xếp loại TB : 12,9%
Xếp loại Yếu : 0,3%
- Học sinh giỏi:
+ Giải cấp quận đạt: 26,5%
+ Giải cấp thành phố đạt: 30,2%, tăng 11% so với năm học 2006-2007. - 100% số học sinh lớp 5 đủ điều kiện chuyển cấp vào học lớp 6. Chất lượng: 38,6% Giỏi; 50,7% Khá; 10,7% TB.
Giáo dục Trung học cơ sở
- Tổng số học sinh là 4039 học sinh, biên chế vào 106 lớp, trong đó đạt 100% dân số trong độ tuổi.
43
- Các trường THCS tổ chức cho học sinh được học 2 buổi/ngày hoặc nhiều buổi/tuần đạt tỷ lệ 51,9% (2046 HS)
- 100% số học sinh được học môn tự chọn, trong đó môn tự chọn được ưu tiên là Toán, Văn, Ngoại ngữ, Tin học.
- Chất lượng giáo dục: + Hạnh kiểm:
Xếp loại Tốt: 79,2%, tăng 1,2% so với năm học 2006-2007 Xếp loại Yếu: 0,2%, giảm 0,2% so với năm học 2006-2007 + Học lực:
Xếp loại Giỏi : 28,4%, tăng 1,9% so với năm học 2006-2007 Xếp loại Khá: 44,1%
Xếp loại TB : 25,0% Xếp loại Yếu: 2,4% Xếp loại Kém: 0,1%.
Yếu + Kém giảm 0,5% so với năm học 2006-2007.
* Học sinh giỏi:
Bảng 2.2. Thống kê tỷ lệ học sinh giỏi cấp quận và cấp thành phố của cấp THCS từ khi thành lập quận (năm học 2004 – 2005) đến nay
Năm học Cấp quận (Tỷ lệ đạt giải/ dự thi) Cấp Thành phố (Tỷ lệ đạt giải/ dự thi) 2004- 2005 30/105 28,6% 7/25 28% 2005-2006 52/128 40,6% 12/38 31,6% 2006-2007 102/210 48,6% 25/62 40,3% 2007-2008 108/205 52,7% 45/86 52,3%
(Nguồn:Báo cáo tổng kết 5 năm thành lập ngành Giáo dục Quận Hải An - Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hải An )
Tỷ lệ học sinh giỏi trên số học sinh dự thi tăng 24,3% so với khi mới thành lập quận. Nhưng nếu tính trên tổng số học sinh khối dự thi (khối 9) thì tỷ lệ học sinh giỏi cấp THCS cũng còn khá khiêm tốn.
44 Chẳng hạn năm học 2007 – 2008:
+ Học sinh giỏi cấp quận: 108/1049, chiếm 10,3% tổng số HS khối 9 + Học sinh giỏi cấp thành phố: 45/1049, chiếm 4,3% tổng số HS khối 9 Để nâng cao chất lượng học sinh giỏi, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc đào tạo nguồn nhân lực, ngành GD&ĐT Hải An cần phải có chiến lược phát triển giáo dục và có cơ chế chính sách phù hợp cho việc phát triển nhân tài.
* Kết quả thi vào lớp 10 THPT:
Bảng 2.3. Thống kê tỷ lệ học sinh đỗ vào lớp 10 THPT quốc lập từ khi thành lập quận (năm học 2004 – 2005 đến năm học 2008 – 2009)
Số liệu
Năm học Số lượng Tỷ lệ
Ghi chú
(Tăng, giảm so với năm học trước)
2004- 2005 347/1220 28,4%
2005-2006 419/1167 35,9% Tăng 7,5%
2006-2007 527/1143 46,1% Tăng 10,2%
2007-2008 657/1029 63,8% Tăng 17,7%
2008-2009 654/1049 62,3% Giảm 1,5%
(Nguồn:Báo cáo tổng kết 5 năm thành lập ngành Giáo dục Quận Hải An - Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hải An )
Năm 2004 – 2005, năm học đầu tiên khi mới thành lập quận tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và kết quả học sinh đỗ vào lớp 10 THPT của quận Hải An thấp nhất thành phố, đặc biệt tỷ lệ học sinh bị điểm liệt và điểm dưới 5 hai môn Ngữ văn và Toán cao nhất thành phố. Đứng trước tình hình đó, Phòng GD&ĐT quận Hải An đã tìm mọi giải pháp, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục THCS. Chính vì vậy kết quả các hoạt động giáo dục có nhiều khởi sắc và đạt được những thành tích nhất định. Tỷ lệ học sinh đỗ vào lớp 10 THPT tuy chưa ngang bằng với các quận phát triển và có nhiều tiềm năng trong Thành phố song đã có sự phát triển khá đều qua các năm. Kết quả đỗ vào lớp 10 THPT năm học 2008 – 2009 đạt 62,3%, trong đó
45
tỷ lệ học sinh đạt điểm từ 5 trở lên: Môn văn đứng thứ 7 và môn Toán đứng thứ 6 so với toàn thành phố. So với khi mới thành lập quận tỷ lệ đỗ vào lớp 10 THPT tăng 33,9%.
* Chất lượng phổ cập giáo dục:
Quận Hải An cũng như thành phố Hải Phòng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi năm 2000, và hoàn thành phổ cập giáo dục THCS năm 2001. Đến nay chất lượng phổ cập giáo dục vẫn được quan tâm và duy trì, nhất là hiệu quả đào tạo.
Các tiêu chuẩn phổ cập đúng độ tuổi đạt tỉ lệ 100%. Không có học sinh lưu ban ở tiểu học. 100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học được tiếp tục vào học lớp 6. Có nhiều mô hình khuyến khích tạo điều kiện để các em học tập, nhất là điều kiện CSVC, môi trường học tập ngày càng được quan tâm vì vậy không có học sinh bỏ học ở Tiểu học. Ở THCS tỉ lệ học sinh bỏ học chỉ còn 0.3%; tỷ lệ huy động đạt 100%; tỉ lệ duy trì và hiệu quả đạt 98,5%.
Công tác phổ cập trung học và nghề: Tính đến tháng 9 năm 2008 đã mở được 23 lớp phổ cập với số học sinh là 911 em. Tổng số huy động đạt 96,9% số đối tượng phải phổ cập trên địa bàn. Đến nay công tác phổ cập THPT và Nghề cơ bản hoàn thành theo kế hoạch.
Về công tác đào tạo nghề: bước đầu đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề của một bộ phận nhỏ dân cư trên địa bàn quận, từ khi thành lập Trung tâm dạy nghề của quận (năm 2006) đến nay toàn quận đã đào tạo được 15 lớp cho 417 học viên, trong đó có 123 học viên thuộc diện lao động nông nghiệp nông thôn, lao động bị thu hồi đất; tổ chức cấp chứng chỉ cho 180 học viên. Chất lượng đạo tạo tốt, sau khi học viên tốt nghiệp đều có thể hành nghề, đặc biệt các học viên học lớp may, sửa chữa xe máy đều tìm được việc làm ổn định.
2.1.2.3. Đội ngũ giáo viên quận Hải An * Về trình độ đào tạo
Trình độ đào tạo GV THCS trong 5 năm (từ năm học 2004 – 2005 đến nay) như sau:
46
Bảng 2.4.Thống kê trình độ giáo viên THCS
Năm học Tổng số GV đạt chuẩn GV chưa GV đạt chuẩn GV trên chuẩn (Môn chưa đạt Ghi chú
chuẩn) 2004-2005 293 1 (0,3%) 200 (68,3%) 92 (31,4%) Âm nhạc 2005-2006 281 4 (1,4%) 156 (55,5%) 131 (43,1%) Âm nhạc, Mỹ thuật 2006-2007 286 2 (0,7%) 161 (56,3%) 123 (43,0%) Âm nhạc, Mỹ thuật 2007-2008 282 1 (0,4%) 143 (50,7%) 138 (48,9%) Âm nhạc 2008-2009 276 0 133 (48,2%) 143 (51,8%)
(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hải An)
Bảng 2.5. Thống kê nhu cầu sử dụng giáo viên THCS trong toàn quận năm học 2008 - 2009
Môn Hệ số Giáo viên
cần có
Giáo viên hiện có Thừa, thiếu (-)
BC HĐQ HĐT BC HĐ Tổng Toán 0,27 27,5 60 0 2 32,46 2 34,46 Lý 0,1 10,2 11 0 0 0,8 0 0,8 Hóa 0,09 9,2 6 2 1 -3,18 3 -0,18 Sinh 0,13 13,3 11 3 3 -2,26 6 3,74 Văn 0,25 25,5 45 4 4 19,5 8 27,5 Sử 0,09 9,2 6 6 2 -3,18 8 4,82 Địa 0,07 7,1 9 3 3 1,86 6 7,86 GDCD 0,06 6,1 5 3 2 -1,12 5 3,88 Mỹ thuật 0,06 6,1 5 2 1 -1,12 3 1,88 Âm nhạc 0,07 7,1 6 1 2 -1,14 3 1,86 Thể dục 0,12 12,2 6 4 2 -6,24 6 -0,24 Công nghệ 0,12 12,2 10 1 0 -2,24 1 -1,24 Ngoại ngữ 0,18 18,4 29 1 3 10,64 4 14,64 Tin học 6 3 2 7 -3 9 6 GV Chủ nhiệm 0,24 24,5 0 0 0 -24,48 0 -24,48 Tổng cộng 189,7 212 32 32 22,3 64 86,3
(Nguồn: Báo cáo thống kê nhu cầu sử dụng lao động của các trường THCS - Phòng GD&ĐT Hải An)
47
Số lượng GV THCS trong toàn quận (tính đến năm học 2008 - 2009) 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn đào tạo, trong đó trên chuẩn là: 143 người (chiếm 51,8%) (Bảng 2.5).
Tổng số giáo viên THCS của quận Hải An năm học 2008 – 2009 là 276 người, trong đó: biên chế (BC): 212; hợp đồng quận (HĐQ): 32; hợp đồng trường (HĐT): 32 người.
Số lượng GV trong Bảng 2.5 cho thấy, so với nhu cầu sử dụng: GV Văn thừa: 28 người; GV Toán thừa 35 người; GV tiếng Anh thừa 15 người... Thiếu GV dạy các môn: Lịch Sử, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Hoá, Sinh, Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học. Những GV thừa, căn cứ tình hình cụ thể từng trường, lãnh đạo nhà trường phân công dạy chéo môn, ví dụ GV Toán dạy Thể dục, Hoá, Sinh, Tin; giáo viên Văn dạy Sử, Giáo dục công dân… gây bất cập trong công tác quản lý chỉ đạo và chất lượng giảng dạy không đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt đội ngũ GV dạy Mỹ thuật, Âm nhạc chủ yếu đào tạo trình độ trung cấp hoặc đào tạo hai môn trình độ Cao đẳng sư phạm, các GV này sau khi bồi dưỡng để đạt chuẩn trình độ vẫn không cải thiện được chất lượng và hiệu quả giảng dạy.
Tổng số giáo viên THCS trong toàn quận là 276 người, trong đó số nữ giáo viên là 216 (chiếm tỉ lệ 78,3%). Số người nhiều năm công tác cả nam, nữ từ 46 đến 60 tuổi chiếm tỉ lệ khá đông: 110 người, bằng 40,0%.
Trong số 276 giáo viên THCS trong toàn quận có 102 đảng viên (chiếm 37,0%), tỉ lệ này còn khiêm tốn. Số lượng GV có trình độ tin học và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy tăng nhanh, đến nay toàn quận đã có 100% số GV có chứng chỉ Tin học, trong đó: Trình độ A 187 người (chiếm 67,8%), trình độ B trở lên 45 người (chiếm 16,3%).
48
Bảng 2.6. Thống kê đội ngũ giáo viên THCS phân loại theo giới tính và độ tuổi (tính đến tháng 9 năm 2008 ) Trường THCS Tổng số GV Tuổi 30 trở xuống Tuổi từ 30 - 40 Tuổi từ 41-45 Tuổi từ 46-50 Tuổi từ 51-55 Tuổi từ 56-60 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Đằng Lâm 38 1 9 0 14 1 1 0 9 1 2 0 0