Những yêu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 37 - 40)

1.4.1.1. Các văn kiện của Đảng, Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã yêu cầu : "Mọi cán bộ công chức phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng".

Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đã nêu : “mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu... Ưu tiên việc đào tạo, bồi dưỡng GV các môn học còn thiếu…”.

32

* Quyết định số 874/QĐ-TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác ĐT- BD cán bộ, công chức nhà nước đã quy định nội dung cơ bản của ĐT-BD cán bộ, công chức nhà nước là:

+ ĐT-BD về kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp...

+ ĐT-BD về ngoại ngữ .

+ Trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, sử dụng CNTT...

 Trong Đề án Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã nêu nhiệm vụ : "Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQLGD các cấp đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình mới" cần thực hiện:

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ GV, đào tạo đủ các loại hình GV theo yêu cầu triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

- Từ năm học 2001-2002 đến năm 2006-2007 và các năm tiếp theo, tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ GV và CBQLGD phù hợp với yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

* Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 10/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD giai đoạn 2005-2010”. Trong Quyết định đã nêu:

- Mục tiêu tổng quát: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD theo hướng chuẩn hoá,... chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục...”.

- Quyết định nêu 6 nhiệm vụ, trong đó: “Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng trong các trường, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng sư phạm theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong đó chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, gắn với nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”.

33

1.4.1.2. Tính cấp thiết phải bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Sự phát triển của xã hội cũng như sự phát triển của công nghệ thông tin vươn tới nền kinh tế tri thức đã tác động trực tiếp và mạnh mẽ vào GD&ĐT. Một xã hội dựa vào sức mạnh của tri thức bắt nguồn từ sự khai thác tiềm năng của con người, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Con người phải phát huy tính năng động, sáng tạo có ý thức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Xu hướng toàn cầu hoá tác động và làm thay dổi hàng loạt vấn đề ngay trong bản thân giáo dục. GD&ĐT cũng phải phát triển không ngừng mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và yêu cầu hội nhập. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định sự phát triển của giáo dục. Do đó giáo viên phải có nhu cầu cấp thiết bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mới đáp ứng yêu cầu hội nhập của xã hội.

Trong quá trình dạy học, người giáo viên không thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ tụt hậu về kiến thức, và tự đào thải mình. Cuộc đời của mỗi giáo viên đứng lớp có thể kéo dài từ 30 năm trở lên, trong những năm đó tri thức khoa học, kỹ thuật phát triển không ngừng, yêu cầu về đổi mới chương trình và sách giáo khoa diễn ra liên tục. Vì vậy giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu là động lực mạnh mẽ nhất trong quá trình giáo viên tự hoàn thiện mình.

1.4.1.3. Nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở

- Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Thông qua bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên có một phương pháp, một thói quen và nhu cầu tự học, tự nghiên cứu, thực hành và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng , hiệu quả giáo dục.

34

1.4.1.4. Đổi mới công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở

Việc đổi mới công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV cần tập trung vào đổi mới: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương thức tổ chức, phương tiện dạy học và cách thức đánh giá. Những định hướng đổi mới của các thành tố này cần được kết hợp với sự đổi mới GD nói chung và GDPT nói riêng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học cơ sở quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)