Trên thế giới, thị trường thẻ hình thành và phát triển rất sớm. Nó nhanh chóng trở thành phương tiện không dùng tiền mặt được yêu thích của nhiều người do sự thuận tiện và an toàn, tiết kiệm chi phí và thời gian. Tại Việt Nam, thị trường thẻ bắt đầu gia nhập vào khoảng những năm 90 của thế kỷ trước, với mục đích phục vụ nhu cầu thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ bằng thẻ ở nước ngoài. Dịch vụ này được các NHTM ở Việt Nam áp dụng khá muộn, song với những tiện ích mà nó đem lại, dịch vụ thanh toán thẻ nhanh chóng phát triển và trở thành phổ biến trong các giao dịch trao đổi mua bán cá nhân hay doanh nghiệp. Điều này thể hiện khá rõ ở số lượng thẻ phát hành, số lượng máy ATM, mạng lưới chấp nhận thẻ, cũng như doanh số thanh toán thẻ của các NHTM trong những năm qua.
Bảng 2.1: Tình hình phát triển của thị trường thẻ Việt Nam giai đoạn năm 2011-2013
ĐVT: triệu thẻ
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm 2012-2011 2013-2012 Số lượng thẻ ghi 39,37 49,4 55,76 10,03 6,36
nợ nội địa 31 Số lượng thẻ ghi 1,9 4,98 5,74 3,08 0,76 nợ quốc tế Số lượng thẻ tín 1,03 1,52 2,18 0,49 0,66 dụng Tổng số lượng thẻ 42,3 55,9 63,68 13,6 7,78 phát hành
(Nguồn: Hiệp hội thẻ Việt Nam)
Bảng số liệu trên đã cho thấy số lượng thẻ phát hành liên tục tăng trưởng qua các năm, cụ thể: số lượng thẻ năm 20 đạt 42,3 triệu thẻ, sang đến năm 20 2, tổng số lượng phát hành thẻ đã tăng thêm , triệu thẻ so với năm 20 , tương ứng tăng 2%. Đến năm 2013, số lượng thẻ tiếp tục tăng lên đến 63,68 triệu thẻ, tương ứng khoảng 14% so với năm 20 2. Trong đó, số lượng thẻ ghi nợ chiếm tỷ trọng lớn gần 96,5% (54,38 triệu thẻ năm 20 2 và , triệu thẻ năm 20 trên tổng số thẻ phát hành), thẻ tín dụng chiếm 2,7% (năm 20 2 đạt 1,52 triệu thẻ, tăng 0, 9 triệu thẻ so với năm 20 và kém năm 20 là 0, triệu thẻ). Tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương
tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác đang có xu hướng tăng lên. Số lượng thẻ ghi nợ nội địa chiếm tỷ trọng lớn so với thẻ ghi nợ quốc tế hay thẻ tín dụng là do xu hướng tiêu dùng của người dân trong nước tăng cao. Dịch vụ thẻ ngân hàng phát triển đã giúp NHTM có thêm kênh huy động vốn và phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng với nhiểu tiện ích khác nhau cung cấp cho khách hàng.
Bảng 2.2: Tình hình lắp đặt các thiết bị chấp nhận thẻ ĐVT: máy Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng ATM 13.648
14.442 14.900 Số lượng EDC/POS 77.468 104.427 122.000
(Nguồn: Hiệp hội phát hành thẻ)
Bên cạnh việc phát triển số lượng thẻ, các NHTM ngày càng quan tâm đến việc
cải thiện chất lượng dịch vụ bằng việc tăng khả năng thanh toán cho chủ thẻ thông qua phát hành thẻ thanh toán đồng thương hiệu và đa ứng dụng có liên kết với các tổ chức khác, như trường học, hãng taxi, hãng hàng không…; chú trọng tăng độ an toàn, bảo mật của thẻ thanh toán như ứng dụng công nghệ Chip trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Đồng thời sự gia tăng về số lượng thẻ cũng làm gia tăng số lượng máy ATM, EDC/POS. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 7 năm 20 , có NHTM đã trang bị máy ATM/POS với số lượng trên 700 ATM và hơn 32
7 0 POS. Ước tính số lượng máy ATM năm 20 tăng ,2% (khoảng 458 ATM) và hơn năm 20 là 2 2 ATM ( xấp xỉ 9,2%). Có thể thấy sự gia tăng số lượng ATM khá phù hợp với số lượng thẻ phát hành trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng thông qua sử dụng thanh toán bằng thẻ. Điều này cũng làm giảm tình trạng quá tải trong giao dịch tiền mặt và tăng khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. Nhận thấy được lợi ích to lớn từ dịch vụ thanh toán thẻ đem lại, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các công ty chuyển mạch, các ngân hàng phát hành thẻ hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toán quốc, qua đó thẻ của một ngân hàng có thể sử dụng để rút tiền tại hầu hết ATM của các ngân hàng khác. NHNN cũng chỉ đạo triển khai kết nối liên thông mạng lưới POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS. Về cơ bản đến cuối năm 20 2 đã hoàn thành kết nối kỹ thuật trên toàn quốc, với trên 92000 máy POS và hơn 20 00 đơn vị chấp nhận thẻ đã được kết nối lưu thông. Số lượng và giá trị thanh toán qua POS tiếp tục tăng nhanh. Cụ thể là năm 20 chỉ có 77 8 máy, năm 20 2 số lượng máy POS tăng không đáng kể với 0 27 máy, hơn năm 20 là 2 9 9 máy. Nhưng đến cuối năm 20 2, đầu năm 20 ,
do có sự kết nối liên thông kỹ thuật, số lượng máy POS tăng mạnh, nâng tổng số máy POS 20 lên 22000 máy, đạt mức gần 21 triệu giao dịch và 9 000 triệu đồng. Sự tăng về số lượng máy POS cũng là do một số đơn vị chấp nhận thẻ đã có những nhận thức tích cực về lắp đặt và chấp nhận thanh toán qua POS. Hơn nữa sử dụng thẻ thanh toán qua POS đang dần trở nên phổ biến ở các thành phố lớn, nhận thức chung của xã hội về thanh toán không dùng tiền mặt đang thay đổi, xu hướng thanh toán bằng thẻ sẽ ngày càng gia tăng.
Bảng 2.3: Tình hình doanh số kinh doanh thẻ tại Việt Nam giai đoạn năm 2011 – 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số sử dụng thẻ 122.009
128.634 130.830
Doanh số thanh toán thẻ 170.082
179.419 183.015
(Nguồn: Hiệp hội thẻ Việt Nam)
Từ năm 20 đến năm 20 , do có sự đầu tư vào công nghệ, cơ sở vật chất và
hơn thế nữa là quan điểm tiêu dùng của người dân đã thay đổi ít nhiều trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, doanh số sử dụng thẻ và doanh số thanh toán thẻ cũng đã lần lượt tăng đều qua các năm. Thể hiện ở năm 20 , doanh số sử dụng thẻ là 22.009 triệu đồng, đến năm 20 2 tăng lên là 28. triệu đồng và năm 20 là 0.8 0 triệu
đồng. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng về số lượng các máy ATM, POS tại các khu 33
vực như trường học, nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm và cả những cây ATM trên đường. Sự gia tăng về số lượng thẻ phát hành và doanh số sử dụng thẻ cũng đồng nghĩa với doanh số thanh toán thẻ giai đoạn 2011 – 20 tăng. Kể đến năm 20 ,
doanh số thanh toán thẻ là 8 .0 5 triệu đồng, hơn năm 20 2 là . 9 triệu đồng (179.419 triệu đồng), doanh số thanh toán thẻ năm 20 2 so với năm 20 là 9. 7 triệu thẻ.
Như vậy, có thể thấy Thị trường thẻ Việt Nam là một thị trường tiềm năng nhưng vẫn chưa đồng bộ và còn nhiều rủi ro, hạn chế về mặt chất lượng sản phẩm dẫn đến chưa đem lại hiệu quả cao cho các tổ chức, doanh nghiệp. Đầu tiên là sự khác biệt giữa các quan điểm của các ngân hàng lâu năm và các ngân hàng nhỏ mới tham gia thị trường. Sự thiếu liên kết, rời rạc trong tổ chức và gắn kết với nhau dẫn đến chất lượng dịch vụ giảm gây ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển lâu dài, bền vững của thị trường thẻ. Thứ hai là những rủi ro từ dịch vụ này đem lại như: rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ, rủi ro trong quá trình sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ, rủi ro trong khu vực.
Rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ: giả mạo thông tin phát hành thẻ - các
khách hàng cung cấp thông tin không trung thực về bản thân, khả năng tài chính, mức thu nhập… để được cấp thẻ và sử dụng thẻ để chiếm đoạt tiền của ngân hàng (thường xảy ra đối với thẻ tín dụng); hoặc chủ thẻ không đủ khả năng thanh toán cho khoản tín dụng đã chi tiêu từ thẻ Ngân hàng; thẻ bị thất lạc trong quá trình gửi thẻ đến khách hàng và thất thoát dữ liệu trong quá trình cá thể hoá thẻ.
Rủi ro trong quá trình sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ: Đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo; nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ; tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng, bị đánh cắp thẻ… dữ liệu băng từ hoặc dữ liệu trên đường truyền bị rò rỉ.
Rủi ro trong khu vực: theo số liệu thống kê của Tổ chức Visa – khu vực, rủi ro
đối với hoạt động thanh toán thẻ trong khu vực như sau: gần 50% là rủi ro thẻ giả (loại rủi ro phổ biến nhất với thẻ tín dụng và chiếm tỷ trọng thứ hai với thẻ ghi nợ trong khu vực, 27% là sự lợi dụng tài khoản thẻ trong môi trường thanh toán không sử dụng thẻ.
Hiện tượng gian lận thẻ đang chuyển hướng sang các nước: Đài Loan, Thái Lan và cả Việt Nam (thẻ giả mạo chiếm 75% tổng các loại rủi ro trong phát hành thẻ).
Vì vậy, tất cả các ngân hàng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung và các ngân hàng trong nước nói riêng cần đặc biệt chú trọng công tác phòng ngừa rủi ro với loại hình đang phát triển này và đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, gia tăng thu nhập chính cho ngân hàng, tiết kiệm chi phí cho xã hội.
34