Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 27 - 71)

1.3.4.1. Nhân tố chủ quan

Chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu trong bất kì doanh nghiệp nào và trong ngân hàng cũng vậy.Thẻ thanh toán là một hình thức thanh toán hiện đại, mang tính

chuẩn hoá cao độ và có quy trình vận hành thống nhất. Vì vậy, cần phải có đội ngũ nhân lực có trình độ, có khả năng tiếp cận với công nghệ cao. Để làm được các dịch vụ về thẻ, các nhân viên phải nắm vững quy trình phát hành và thanh toán thẻ, hiểu biết về lĩnh vực tin học. năng động, sáng tạo, không ngừn học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Ngân hàng nào có đội ngũ nhân viên tốt và có chính sách đào tạo hợp lý sẽ có thế mạnh trong việc phát triển dịch vụ thẻ.

Tiềm lực tài chính và trình độ công nghệ của ngân hàng

Đối với bất kì một doanh nghiệp nào, yếu tố tài chính đều rất quan trọng trong

việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Đầu tư tài chính vào các cơ sở máy móc, hạ tầng, ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao… sẽ tạo điều kiện hơn cho các ngân hàng đặc biệt trong việc phát triển dịch vụ thanh toán thẻ - lĩnh vực dẫn đầu về công nghệ ứng dụng. Bên cạnh đó, dịch vụ thẻ là một hình thức thanh toán được phát triển dựa trên sự phát triển của kỹ thuật công nghệ hiện đại. Khi số lượng giao dịch gia tăng không ngừng với yêu cầu ngày càng cao, để thanh toán được thông suốt thì đồi hỏi sự phát triển cao về công nghệ úng dụng trong lĩnh vực ngân hàng và đòi hỏi các ngân hàng phải ứng dụng được công nghệ tiên tiến hiện đại. Để có công nghệ hiện đại, các ngân hàng phải chấp nhận chi phí đầu tư ban đầu như chi phí tư vấn, chuyển giao, vận hành... Do vậy, mức độ đầu tư sẽ quyết định sự phát triển cho nghiệp vụ này. Những ngân hàng nào có được sản phẩm thẻ tốt, nhiều tiện ích và an toàn sẽ thu hút được số lượng khách hàng lớn, dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng cũng phát triển và ngược lại.

Số lượng và mật độ đơn vị chấp nhận thẻ cũng như các đơn vị chấp nhận thanh toán trực tuyến.

Dịch vụ thẻ không thể hoàn thiện nếu thiếu sự tham gia của các đơn vị chấp nhận thẻ vì họ là trung gian quan trọng tạo nên tiện ích của dịch vụ thẻ. Khi mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ rộng khắp, dịch vụ thanh toán thẻ sẽ thuận lợi hơn và nhiều người sử dụng thẻ hơn. Khi thương mại điện tử phát triển, các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ sẽ đều chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt. Do đó, khi số lượng và mật độ ĐVCNT càng nhiều, càng gia tăng tiện ích cho khách hàng thì nhu cầu thanh toán thẻ sẽ ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Hoạt động quản lý rủi ro trong thanh toán thẻ hoàn thiện

25

Hoạt động quản lý rủi ro trong thanh toán thẻ là hoạt động ngăn ngừa, phát hiện kịp thời những rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ. Thực tế là hoạt động thanh toán thẻ càng phát triển thì càng xảy ra nhiều rủi ro, vấn đề là làm thế nào để hạn chế tới mức thấp nhất tác động của chúng tới ngân hàng và khách hàng. Giải quyết được vấn đề này là góp phần hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại NHTM.

1.3.4.2. Nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế - xã hội

Thứ nhất, trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng của người dân: trong xã hội mà trình độ dân trí của người dân cao, ứng dụng các công nghệ hiện đại càng tiếp cận dễ dàng hơn với người dân. Việc sử dụng thanh toán thẻ cũng là một cách thức tiếp cận hiện đại. Khi người dân quen với việc thanh toán các dịch vụ, hàng hoá bằng tiền mặt, họ sẽ ít có nhu cầu thanh toán thông qua thẻ. Ngoài ra, nếu trình độ dân chí cao, các ứng dụng công nghệ cũng dễ dàng sử dụng hơn và khi đó người dân sẽ có xu hướng chuyển sang sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Như vậy, dịch vụ thanh

toán thẻ ngân hàng càng phát triển.

Thứ hai, thu nhập của người dùng thẻ cũng là yếu tố đáng quan tâm của các

ngân hàng. Thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tăng, đòi hỏi dịch vụ thanh toán cũng phải đa dạng, tiện dụng và nhanh chóng hơn. Nhu cầu này dẫn tới việc các ngân hàng cạnh tranh nhau nhằm đưa ra các tính năng mới hấp dẫn hơn để khuyến khích những người có thu nhập cao thanh toán qua thẻ nhiều hơn. Ngược lại, những người thu nhập thấp sẽ không đủ điều kiện sử dụng dịch vụ này.

Từ hai yếu tố trên, nhận thấy sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh thẻ thanh toán phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế phát triển, người dân có thu nhập cao là tiền đề cho sự phát triển của thẻ thanh toán. Khi thu nhập cao, nhu cầu mua sắm, giải trí, du lịch... của người dân cũng cao hơn từ đó phát sinh nhu cầu thanh toán thẻ.

Môi trường công nghệ

Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng như một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng. Chính vì thế, việc đầu tư nâng cấp các công nghệ, áp dụng công nghệ đó vào hoạt động kinh doanh ngân hàng là những việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như bảo mật cho hoạt động ngân hàng. Từ đó góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thanh toán thẻ của ngân hàng, tăng chất lượng hình ảnh, uy tín của ngân hàng trong mắt khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ.

Môi trường pháp lý

26

Việc kinh doanh thẻ trong bất kì quốc gia nào cũng đều phải tiến hành trong

khuôn khổ pháp lý quy định. Các văn bản, quy chế, quy định ban hành thường hướng dẫn về mặt pháp luật cho hoạt động thẻ, nếu không theo sự hướng dẫn đó, thị trường thẻ sẽ trở nên hỗn loạn, khó kiểm soát. Thiết lập được một hành lang pháp lý vững chắc cho lĩnh vực hoạt động ngân hàng đồng nghĩa với việc xây dựng một lộ trình phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của quốc gia, tạo những bước đi vững chắc cho đất nước trên thị trường tài chính quốc tế. Ngược lại, nếu quá chặt chẽ hay quá lỏng lẻo, không phù hợp với tình hình thực tiễn cũng sẽ tác động xấu tới việc kinh doanh và sử dụng thẻ.

Môi trường cạnh tranh

Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển hoạt động thẻ ở các ngân hàng. Nếu thị trường chỉ có một ngân hàng, một đơn vị cung ứng thẻ thì thị trường đó sẽ trở nên kém sôi

động, thị phần thanh toán thẻ, nhiều khó khăn bất lợi xảy ra, không đáp ứng đủ nhu cầu cho

khách hàng. Ngược lại, khi cùng lúc có nhiều đối tượng tham gia thị trường, các ngân hàng sẽ

mở rộng mạng lưới thanh toán liên kết giữa các ngân hàng, giúp đáp ứng đủ nhau cầu thị trường. Tuy nhiên do sản phẩm thẻ rất đa dạng, dễ trở nên bão hào do có quá nhiều nhà cung

cấp. Khi đó, mỗi ngân hàng phải có những chiến lược riêng nhu cho ra đời các sản phẩm mới, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0

đơn vị phát hành thẻ, 200 thương hiệu thẻ thanh toán các loại với nhiều thương hiệu đã nổi

tiếng. Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt nên sẽ ngày càng khó khăn hơn với những ngân

hàng nhỏ và mới gia nhập thị trường. 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương , khoá luận đã trình bày những nội dung cơ bản về dịch vụ thanh toán thẻ như khái niệm, lịch sử hình thành, đặc điểm, vai trò và sự cần thiết phát triển dịch vụ thanh toán thẻ trong nền kinh tế hiện nay. Từ đó có cái nhìn tổng quát về dịch vụ thanh toán thẻ tại các NHTM nói chung, làm cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu đề tài về dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong ở chương 2.

28

CHƯƠN

G 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT HÀNH THẺ VÀ DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẨN TIÊN PHONG

2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong Tên giao dịch: TPBank

Địa chỉ: Toà nhà FPT, đường Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Swift Code: TPBVVNVX Website: www.tpb.vn

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong được thành lập vào ngày 0 /0 /2008. Là một ngân hàng trẻ và năng động, được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược, bao gồm: Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, Công ty Cổ phần FPT, công ty Thông tin di động VMS (MobiFone), Tổng Công ty tái bảo hiểm Việt Nam Vinare và Tập đoàn tài chính SBIVen HoldingPlte.Ltd Singapore, TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng đơn giản và hiệu quả nhất cho khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu. Ngay sau khi thành lập, Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã được Bureau Veritas cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 cho toàn bộ hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình.

Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và các cổ đông liên quan nắm giữ 20% cổ phần của TPBank. Doji là công ty đứng top 1/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, và tính đến hết tháng năm 20 , ước tính doanh thu đạt mức 35.000 tỉ đồng.

trợ công nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngân hàng. Các khách hàng của TPBank cũng được hưởng lợi khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác của FPT như viễn thông, máy tính, điện thoại di động, chứng khoán, đầu tư...nhờ các gói dịch vụ trọn gói của TPBank phối với với FPT. Công ty Thông tin di động VMS (Mobifone) đóng vai trò chiến lược trong việc hỗ trợ các giải pháp về sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua kênh điện thoại di động (Mobie Banking) với chất lượng dịch vụ cao. Mobile Banking là một yếu tố không thể thiếu của một ngân hàng hiện đại nhằm phục vụ các khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Các khách hàng của MobiFone cũng sẽ được hưởng lợi khi có thêm sự lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua mạng di động chất lượng cao mà họ gắn bó.

29

Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) hỗ trợ lớn cho TPBank về tiềm lực tài chính và hệ thống đối tác rộng khắp, kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực quản trị tài chính.

Cuối cùng là Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd Singapore là thành

viên của SBI group. SBI Ven Holding Pte. Ltd có trụ sở chính ở Singapore, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài chính, quản lý tài sản, bất động sản. SBI Ven Holding Pte. Ltd là thành viên thuộc Tập đoàn SBI, một trong những tập đoàn chính lớn nhất Nhật Bản, đồng thời sở hữu SoftBank – ngân hàng điện tử hàng đầu tại Nhật.

TPBank xác định sứ mệnh đi đầu với khách hàng là cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, giản đơn khi tiếp cận đồng thời mang lại hiệu quả tối ưu cho khách hàng. Theo Ngân hàng TMCP Tiên Phong, hiện nay số lượng người sử dụng máy tính và điện thoại di động ngày càng tăng, việc chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông và giải pháp công nghệ trong hoạt động ngân hàng nhằm mang tới giải pháp tài chính mới, phong cách và chất lượng dịch vụ mới, mô hình hoạt động và quản trị tiên tiến, đóng góp vào sự phát triển của ngành ngân hàng trong nước. Trong đó, kể đến các sản phẩm thẻ đang dạng tích hợp với công nghệ cao nhằm giúp các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian và đảm bảo an toàn, bảo mật như: hệ thống ecounter – eGold và thẻ tiêu dùng đa tiện tích, Internet banking, Mobi Banking, SMS banking,.. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như gửi tiền tiết kiệm, chuyển tiền, vay vốn... năm 20 2 cũng đánh dấu sự thành công của Ngân hàng TMCP Tiên Phong khi TPBank được Ngân hàng Nhà nước cấp phép gia nhập thị trường kinh doanh mua bán vàng miếng từ ngày 28/ 2/20 2. Như vậy, TPBank chính là một trong các ngân hàng được Ngân hàng Nhà Nước cấp phép kinh doanh vàng đợt đầu tiên trên toàn hệ thống. Loại vàng giao dịch bao gồm vàng SJC lượng, nhẫn 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 10 chỉ của Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI.

Từ tháng 7 – 20 2, sau khi phương án tái cơ cấu TPBank được Ngân hàng Nhà

Nước chấp thuận đến nay, TPBank đã đạt được nhiều thành quả nổi bật. Ngân hàng đã nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, phát triển mô hình quản trị điều hành hiện đại và chuyên nghiệp. Vốn điều lệ của TPBank tăng từ 3000 tỷ lên . 0 triệu đồng, tổng tài sản tăng hơn 2 lần, tạo ra 500 triệu đồng lợi nhuận. Đặc biệt, vốn huy động dân cư tăng 2 lần, tăng trưởng tín dụng gấp đôi, nợ xấu giảm từ 6,4% xuống 2,7%. Số lượng

khách hàng của TPBank tăng hơn lần, 00 nhân sự chất lượng cao được tuyển mới, hệ thống mạng lưới ngân hàng khang trang chuyên nghiệp hơn, chất lượng dịch vụ 30

được cải thiện và được khách hàng đánh giá cao. Với nỗ lực xuất sắc trong công tác tự tái cơ cấu, TPBank đã được Thủ tướng tặng Bằng khen.

Cũng trong thời điểm này, sau năm hoạt động, ngày / 2/20 , Ngân hàng

TMCP Tiên Phong đã quyết định thay đổi nhận diện thương hiệu mới chuyên nghiệp, thân thiện và khác biệt hơn. Biểu tượng mới của TPBank có dạng hình tam giác – một hình khối cơ bản và phổ biến trong tự nhiên với đỉnh, chân, thể hiện sự chắc chắn, bền vững. Hình tam giác khép kín với đỉnh cũng thể hiện tiêu chuẩn trong phong cách phục vụ mà TPBank luôn hướng tới: chuyên nghiệp – sáng tạo – hướng đến khách hàng. Về tên gọi, tên Ngân hàng TMCP Tiên Phong vẫn được giữ nguyên nhưng tên giao dịch TienPhong Bank được rút gọn lại thành TPBank.

Trong quá trình hoạt động và phát triển TPBank đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận và vinh dự được nhận nhiều giải thưởng cao như: giải thương hiệu mạnh Việt Nam 2012, giải “Tin và Dùng” 20 cho Dịch vụ Ngân hàng điện tử do độc giả Thời báo kinh tế Việt Nam- Tạp chí tư vấn Tiêu &Dùng bình chọn, và giải “Ngân hàng sáng tạo tiêu biểu” 20 do tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG song hành cùng hội thảo Diễn đàn Ngân hàng khu vực Đông Nam Á bình chọn.

2.2. Khái quát về thị trường thẻ tại Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên thế giới, thị trường thẻ hình thành và phát triển rất sớm. Nó nhanh chóng trở thành phương tiện không dùng tiền mặt được yêu thích của nhiều người do sự thuận tiện và an toàn, tiết kiệm chi phí và thời gian. Tại Việt Nam, thị trường thẻ bắt đầu gia nhập vào khoảng những năm 90 của thế kỷ trước, với mục đích phục vụ nhu cầu thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ bằng thẻ ở nước ngoài. Dịch vụ này được các NHTM ở Việt Nam áp dụng khá muộn, song với những tiện ích mà nó đem lại, dịch vụ thanh toán thẻ nhanh chóng phát triển và trở thành phổ biến trong các giao dịch trao đổi mua bán cá nhân hay doanh nghiệp. Điều này thể hiện khá rõ ở số lượng thẻ phát hành, số lượng máy ATM, mạng lưới chấp nhận thẻ, cũng như doanh số thanh toán thẻ của các NHTM trong những năm qua.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 27 - 71)