-Tạo giá trị thông báo cho tiền giả định (TGĐ)

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 78 - 79)

- Nguyên tắc khiêm tốn:Người nói không tự nói về mình.

3.3.3-Tạo giá trị thông báo cho tiền giả định (TGĐ)

3. 3 Thử đề xuất một danh sách các phƣơng thức biểu thị hàm ý.

3.3.3-Tạo giá trị thông báo cho tiền giả định (TGĐ)

Như chúng ta đã biết, "TGĐ là thành phần thông tin nằm trong ý nghĩa của phát ngôn với tư cách là cái không diễn đạt hiển ngôn nhưng đối với cả người nói lẫn người nghe, nó là cái cần được khẳng định trước là đúng, là đương nhiên phải như vậy để phát ngôn được sử dụng bình thường...'',"TGĐ là thông tin bình thường, không có giá trị thông báo và thuộc về phạm vi tiền đề của thông báo". (Lê Đông, 1996, tr38,39)

Ví dụ:

B: - Thị Nở phải gọi bằng chị (66) A: - Em chỉ sợ anh quên

B: - Anh đâu phải thứ Sở Khanh.

(Dẫn theo Nguyễn Thị Việt Thanh)

Để cuộc thoại (65) và (66) tồn tại, TGĐ về "Thị Nở", "Sở Khanh" trở thành cái "nền" không thể thiếu. Nhân vật B trong cả hai cuộc thoại đều hiểu rõ và cho rằng A cũng hiểu rõ Thị Nở và Sở Khanh là nhân vật như thế nào. TGĐ này giúp A hiểu nội dung ngầm ẩn của phát ngôn B.

TGĐ trong các ví dụ đã dẫn là cơ sở để người nghe suy luận ra hàm ý của phát ngôn, là phương tiện để người phát ngôn tạo lập những phát ngôn có thể nói được nhiều hơn những gì định nói. Trong một số hoàn cảnh giao tiếp nhất định, nội dung của TGĐ chính là hàm ý của phát ngôn. Vậy, có thể tạo hàm ý bằng TGĐ như thế nào?

Xét ví dụ sau:

(67) (gặp A đang ngồi với người yêu trong quán nước, B lấy thuốc lá mời A,A từ chối. B nói:).

B1: - Cậu bỏ thuốc từ bao giờ thế? hoặc: B2:- Cậu bỏ thuốc lá rồi à?

Trong hoàn cảnh này, TGĐ: "Trước kia A hút thuốc lá" đã trở thành hàm ý của phát ngôn B1 (hoặc B2).

Nếu việc "Trước kia A hút thuốc lá" là có thật thì trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể này, phát ngôn B1và B2 có hàm ý trêu đùa A: "Sao hôm nay cậu "lịch sự" thế, thậm chí, hai phát ngôn này còn có thể có hàm ý (thông báo với cô gái rằng): "Trước kia A hút thuốc lá (nhưng hôm nay có em nên A giả vờ không hút").

Như vậy, bản thân TGĐ không có giá trị thông báo nhưng trong một số hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, việc tạo giá trị thông báo cho TGĐ - một "hình thức" thông báo không chính thức - lại có giá trị tạo hàm ý cho phát ngôn. Thep phương thức này, hàm ý của phát ngôn chính là nội dung có giá trị thông báo của TGĐ.

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 78 - 79)