4 Hàm ý và nội dung đồng nghĩa của phát ngôn

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 43 - 45)

Trong giao tiếp, hiện tượng một nội dung được thể hiện bằng những phát ngôn có hình thức khác nhau là tương đối phổ biến. Chẳng hạn, để truyền đạt một nghĩa A nào đó, bên cạnh những phát ngôn kiểu "nói toạc móng heo", ta có cả một loạt những cách nói bóng gió, mềm dẻo, lịch sự khác nhau. Đây cũng chính là đặc điểm chung về phương thức biểu thị giữa nội dung đồng nghĩa của phát ngôn với hàm ý. Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để phân biệt nội dung đồng nghĩa của phát ngôn với hàm ý của phát ngôn?

Xét phát ngôn sau:

(1a) Nam học giỏi hơn An.

Phát ngôn ấy có thể được coi là đồng nghĩa với những phát ngôn sau: (1b) An học kém hơn Nam

(1c) An học không giỏi bằng Nam

Để hiểu (1a) thành (1b), (1c), người nghe không cần căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản nhất giữa các phát ngôn đồng nghĩa với hàm ý của phát ngôn.

Các phát ngôn (1b), (1c) luôn là nội dung đồng nghĩa của (1a), dù (1a) tồn tại trong hoàn cảnh nào. Nhưng nếu phát ngôn (1a) tồn tại trong hoàn cảnh sau thì ngoài nội dung đồng nghĩa (1b) và (1c), phát ngôn (1a) còn có nội dung ngầm ẩn.

A(Bí thư đoàn trường): - Lớp chị chủ nhiệm có em An - con thầy Hiệu trưởng - được nhận học bổng Nguyễn Thái Bình đợt tới đấy.

B (Giáo viên chủ nhiệm): - (1a) Nam học giỏi hơn An. Nội dung ngầm ẩn của phát ngôn (1a) là:

(1d): Sự lựa chọn của các anh là không đúng/không công bằng. Chỉ có nội dung ngầm ẩn (1d) mới có giá trị thông báo, mới là điều người nói muốn nói với người nghe.

Từ những phân tích trên, chúng ta dễ dàng nhận ra sự khác nhau giữa hàm ý với nội dung đồng nghĩa của phát ngôn. Dù đều là nội dung ngầm ẩn của phát ngôn nhưng chỉ những nội dung ngầm ẩn nào được suy luận trên cơ sở hoàn cảnh giao tiếp, không cùng nghĩa hoặc không cùng mục đích giao tiếp với hiển ngôn mới là hàm ý.

Có thể thấy rõ điều này qua một số ví dụ khác:

Để từ chối tình cảm/ từ chối lời tỏ tình của chàng trai (tức để thực hiện ý đồ từ chối), cô gái có thể chọn một trong số các phát ngôn sau:

(2) Em không/ không bao giờ yêu anh (3) Bao giờ chạch đẻ ngọn đa

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. (4) Bao giờ từ giã cõi đời Thì em mới dám nhận lời yêu anh Bao giờ màu lá hết xanh

Biển không còn sóng mới đành cùng nhau.

(5) Em còn ít tuổi nên chưa dám nghĩ đến chuyện ấy.

Cách nói trong các phát ngôn (3), (4) dù bóng bẩy những chỉ là những sự diễn đạt đồng nghĩa với lời từ chối thẳng thừng (phát ngôn (4)), vì nó có thể được hiểu đúng mà không cần dựa vào hoàn cảnh giao tiếp. Trong khi đó, phát

ngôn (5) có thể chứa đựng các hàm ý " em không nhận lời" hay "em nhận lời" tuỳ từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)