- Nguyên tắc khiêm tốn:Người nói không tự nói về mình.
3. 3 Thử đề xuất một danh sách các phƣơng thức biểu thị hàm ý.
3.3. 1 Sử dụng một số biện pháp tu từ.
Như đã nói ở chương 2 (mục 2.3.3.), phần lớn nội dung ngầm ẩn của các biện pháp tu từ không phải là hàm ý nhưng trong một số hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, nội dung ngầm ẩn của một số biện pháp tu từ cụ thể lại'' hội tụ'' đầy đủ các yếu tố của một hàm ý đích thực. Nói một cách cụ thể hơn, trong một số hoàn cảnh giao tiếp nhất định, việc sử dụng một số biện pháp tu từ trở thành phương thức hữu hiệu để biểu thị hàm ý. Đáng chú ý hơn cả là các biện pháp sau:
a - Dùng từ gần âm:
Dùng từ gần âm là một hình thức chơi chữ khá phổ biến. Ngoài giá trị nhấn mạnh nội dung được nói bằng hiển ngôn, trong một số hoàn cảnh nhất định, lối chơi chữ này còn tạo hàm ý cho phát ngôn.
Ví dụ:
(54) (Ông Sự - Phó trưởng Ty Giáo dục - vốn có tật nói ngọng"l" và "n" . Là một cán bộ suy đồi về đạo đức nhưng ông lại hay lên mặt với những người trí thức, coi "kẻ" có học đều là Việt gian, gián điệp. Thầy Khiển - Hiệu trưởng
trường trung học của xã cũng không nằm ngoài danh sách bị tình nghi đó(...) Sau buổi dự giờ dạy của thầy Khiển, ông Sự "nhìn chằng chằng vào mắt" thầy Khiển và nhếch mép, kẻ cả: "Thế mới biết nàm ông thầy nà khó nắm!". Sau câu đáp đầy "chất" mỉa mai của thầy Khiển, ông Sự trợn mắt:
Ông Sự (B1): - Khó nà ở chỗ nào, ông giáo có biết không?
Thầy Khiển (A1): - Dạ, ở chỗ phải tri kỷ tri bỉ. Tức là phải tự biết cái kém cỏi, bỉ tiện của mình.
Ông Sự (B2): - Phải giỏi chính sách! Chính sách! Hiểu chưa?). Thầy Khiển (A2): - Vâng, phải giỏi chính sách và... chính tả nữa ạ. (Ma Văn Kháng, "Thầy Khiển").
(Hàm ý của phát ngôn A2: Ông chưa đủ tư cách làm thầy).
Hàm ý này của thầy Khiển được hình thành bởi lối chơi chữ "dùng từ gần âm" (chính sách - chính tả).
b - Nói lái
Nói lái là một hình thức của nghệ thuật chơi chữ. Khác với các hình thức chơi chữ khác (dùng từ đồng âm, gần âm, dùng cách chiết tự, dùng từ cùng nghĩa..) nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung được nói bằng hiển ngôn, được dùng phổ biến trong các tác phẩm nghệ thuật(1), hình thức chơi chữ bằng cách nói lái được sử dụng khá phổ biến trong hội thoại nhằm diễn tả những điều mà người nói muốn nói người nghe nhưng không thể diễn tả bằng hiển ngôn. Theo phương thức này (nói lái), điều muốn nói được người phát ngôn khéo léo che giấu đằng sau hình thức nói lái hai hoặc ba từ nào đó đi liền nhau trong phát ngôn.
Ví dụ:
(55)
Chùa Quán Sứ
Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo
Chầy kình tiểu để suông không đấm Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo
(Hồ Xuân Hương)
(56) -
Kiếp tu hành
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo Vị gì một chút tẻo tèo teo
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc Trái gió cho nên phải lộn lèo
( Hồ Xuân Hương)
(57) (Bà chúa hỏi Trạng: - Trạng làm gì đấy?
Trạng lể phép thưa:)
- Thưa bà, trời nắng, cực quá, không chịu được, tôi ra đây định đá bèo chơi.
( Truyện dân gian)
Bằng cách nói lái (lái đôi hoặc ba), Hồ Xuân Hương (ở ví dụ(55) và (56)) đã'' lột mặt nạ''những vị''sư hổ mang'', còn Trạng Quỳnh (ở ví dụ (57)) đã''xỏ xiên''bà chúa, nhưng cả Hồ Xuân Hương và Trạng Quỳnh đều có thể phủ nhận'' trách nhiệm''của mình về những điều ngầm ẩn đó.
So với các phương thức biểu thị hàm ý khác, phương thức biểu thị hàm ý bằng cách nói lái ít có tính'' cơ động'' hơn. nhưng chúng tôi vẫn coi một số trường hợp nói lái là phương thức biểu thị hàm ý bởi vì:
- Nội dung ngầm ẩn trong các phát ngôn có sử dụng biện pháp tu từ nói lái trong quá trình tạo lập hầu hết khác nghĩa với nội dung hiển ngôn. Nội dung ngầm ẩn này thường thay đổi khi phát ngôn'' nói lái'' tồn tại trong những hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn: cách nói lái ở ví dụ (55) và (56) không đặt trong hoàn cảnh'' bài thơ viết về nhà chùa'' thì nghĩa ngầm ẩn của cách nói lái đó vẫn tồn tại nhưng hàm ý đả kích ''sư hổ mang'' sẽ không tồn tại mà thay vào đó là một hàm ý khác, thậm chí, phát ngôn không có hàm ý.
(1) Xem: - Trương Xuân Tiếu, Nghệ thuật chơi chữ trong thơ nôm đường luật Hồ Xuân Hương , Kỷ yếu ''Ngữ học trẻ' 99''.
- Đỗ Thị Kim Liên, Những phương thức cấu tạo hàm ngôn, Kỷ yếu ''Những vấn đề ngữ dụng học'', H1999. H1999.
- Trong nhiều trường hợp, khi có sự'' phản ứng'' của người nghe về nội dung ngầm ẩn, người phát ngôn vẫn có đầy đủ ''lý lẽ thuyết phục''để phủ nhận trách nhiệm của mình về nội dung đó.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, không phải bất kỳ biện pháp nói lái nào cũng tạo hàm ý và không phải bất kỳ nội dung nói lái nào cũng là hàm ý. Điều này thể hiện khá rõ ở phương thức và nội dung nói lái trong câu đố. Sở dĩ chúng tôi không coi nội dung nói lái trong câu đố là hàm ý bởi lẽ, sự ra đời, tồn tại của câu đố có sử dụng phương thức nói lái không mang'' tính'' lý do tạo hàm ý tức là, loại câu đố này ra đời, tồn tại không phải vì lý do tế nhị, lý do lịch sự hay một lý do đặc biệt nào đó khiến người nói không thể nói thẳng, nói thật điều mình muốn nói.Mặt khác, mục đích của việc nói lái trong câu đố không phải để truyền đạt một cách kín đáo, tế nhị những thông tin quan trọng mà là để đùa vui. Hơn nữa, nội dung nói lái trong câu đố dường như không thay đổi trong mọi hoàn cảnh.
Ví dụ:
(58) - Trên trời rơi xuống mau co.
(59) - Một đàn gà mà bươi trong bếp, hỏi đàn gà có mấy con?
c- So sánh.
Sử dụng biện pháp so sánh tu từ trong những hoàn cảnh khác nhau có thể tạo cho phát ngôn những hàm ý khác nhau. Hàm ý được tạo bởi phương thức này không phải là nội dung ngầm ẩn vốn có do biện pháp so sánh tu từ mang lại cho phát ngôn ( tức nó không phải là kết quả của sự liên tưởng dựa trên sự giống nhau giưã hai đối tượng ở hai vế ) mà là kết quả của sự suy ý dựa trên nội dung ngầm ẩn vốn có đó và hoàn cảnh tồn tại của phát ngôn.
Ví dụ:
(60) (Thấy bạn đang đánh con, A nói :) A:-Thôi, '' trẻ em như búp trên cành'' mà!
(61) ( Nghe bạn tâm sự về sự'' đầu tư'' cho con cái trong năm học mới, A nói:) A:- ''Trẻ em như búp trên cành'' mà!
Phát ngôn'' Trẻ em như búp trên cành'' tồn tại trong hai hoàn cảnh khác nhau sẽ có hai hàm ý khác nhau. Ở ví dụ (60), phát ngôn này có hàm ý nhắc nhở, phê bình người bạn về cách giáo dục con cái nhưng ở ví dụ (61), nó lại có một hàm ý khác - hàm ý khuyến khích, khen người bạn về những việc anh ta đã làm cho con cái. Hai hàm ý này tuy khác nhau nhưng đều là kết quả của sự suy luận từ nội dung ngầm ẩn vốn có của phát ngôn ('' Trẻ em tươi non, tràn đầy sức sống như búp trên cành'') và hoàn cảnh mà phát ngôn đó tồn tại. Có thể nói, yếu tố hoàn cảnh đã tạo nên sự khác nhau giữa hai hàm ý của phát ngôn.
d. Nói vòng .
Cơ sở của lối nói vòng là lối nói đồng nghĩa lâm thời trong một hoàn cảnh nhất định.
Với lối nói vòng, ta có thể nói được điều mà ta không thể nói bằng hiển ngôn.
Ví dụ
(62) ( Quê Tâm ở tận miền Nam nhưng đơn vị Tâm đóng quân ở làng của Mận- vùng ven biển miền Trung. Tình yêu giữa Tâm và Mận nảy nở nhưng Tâm chưa kịp thổ lộ tình cảm với Mận thì đơn vị Tâm được lệnh chuyển quân. Ngày chia tay, Tâm hỏi Mận:)
- Mận có thích miền Nam không? ...
- Mận có ....yêu miền Nam không? ...
- Sau này Mận về miền Nam chơi nhé!
( Nguyễn Thi, ''Về Nam'' )
Bằng lối nói vòng, trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể này, Tâm đã tế nhị ''dò hỏi'' tình cảm của Mận đối với mình, đồng thời bày tỏ tình yêu của mình đối với Mận. Miền Nam - quê hương của Tâm - trong hoàn cảnh cụ thể này, cũng chính là Tâm. Lối nói vòng dựa trên sự chuyển đổi nghĩa lâm thời trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể này đã giúp người phát ngôn (Tâm) nói được những điều khó nói nhất.
Giống như nói mát, nói mỉa, lối nói bóng cũng là một cách nói ngược. Chỉ có điều, khác với nói mát, nói mỉa, nội đung ''nói ngược'' ngầm ẩn của lối nói bóng là nội dung mệnh đề. Nội dung này không hình thành trên cơ chế phát ngôn ( ngữ điệu) hay các từ tình thái mà phụ thuộc phần lớn vào hoàn cảnh giao tiếp và chịu "áp lực" chi phối rất lớn của hoàn cảnh giao tiếp. Hoàn cảnh "tạo nên" nghĩa ngược lại cho lối nói bóng có thể là những điều kiện, những lý do cụ thể mà người nói (người phát ngôn) đưa vào trong phát ngôn.
Ví dụ:
(63)
Nhà em cách bốn quả đồi
Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy, anh đừng thương em.
(Nguyễn Bính, "Xa cách")
Trong câu trả lời của mình, cô gái đã kín đáo "dựng" nên một hoàn cảnh chẳng có gì là khó khăn đối với người đang yêu để "hình thành" và làm chỗ dựa cho cái điều mình muốn nói. Hoàn cảnh đó đã "nói hộ" cô cái khát khao cháy bỏng mà cô không thể nói bằng hiển ngôn: "Em xin anh đừng xa em". Và cũng chỉ căn cứ vào hoàn cảnh ấy - những khó khăn được "liệt kê" trong phát ngôn - người nghe (chàng trai) mới có thể hiểu hết nỗi lòng của cô gái, mới không thất vọng trước câu trả lời có vẻ "thẳng thắn" của cô. Nhờ có hoàn cảnh giao tiếp được "tạo dựng" trong phát ngôn, cô gái có đủ lý lẽ để biện minh cho điều muốn nói ngầm ẩn của mình. Cô có thể bày tỏ tình cảm của mình đối với chàng trai mà vẫn không làm mất đi cái vẻ đẹp kín đáo nơi tâm hồn của người thiếu nữ phương Đông.
Hoàn cảnh tạo nên nghĩa ngược lại của lối nói bóng cũng có thể là những yếu tố "phi ngôn ngữ" - những yếu tố nằm ngoài phát ngôn - như mối quan hệ giữa người phát ngôn (người nói) với người nghe; thái độ, sự biểu hiện tình cảm mà người nói dành cho người nghe từ trước và ngay trong thời điểm tồn tại của phát ngôn... Hoàn cảnh này là yếu tố giúp người nghe "giải mã" những điều kiện, những lý do mà người nói đưa ra trong phát ngôn, từ đó tìm ra cái nghĩa ngược lại (hàm ý) của phát ngôn. Dùng lối nói hình ảnh, có thể coi "kiểu" hoàn cảnh này là ánh mắt níu kéo của cô gái khi bảo người yêu "hãy đi
đi" để rồi nếu chàng trai nào đó thực hiện đúng yêu cầu của cô gái, chắc chắn sẽ bị trách:
"Sao mà anh ngốc thế không nhìn vào mắt em"
Có thể tìm hiểu thêm nội dung và mục đích của phương thức này qua ví dụ ví dụ sau:
(64) (Là một người kém cỏi về học thức, suy đồi về đạo đức nhưng ông Sự - Phó trưởng Ty Giáo dục, lại hay lên mặt với những người trí thức, coi họ là gián điệp. Thầy Khiển cũng "được" đưa vào danh sách đó. Sau khi phải chịu đựng sự "trả hận" một cách thâm thuý của thầy Khiển ở trên lớp, ông Sự "nhìn chằng chằng vào mắt" thầy Khiển nhếch mép kẻ cả: "Thế mới biết nàm ông thầy nà khó nắm!". Sau câu đáp đầy mỉa mai của thầy Khiển, ông Sự trợn mắt:
-Khó nà ở chỗ nào ông giáo có biết không? Thầy Khiển lễ phép:)
-Dạ, ở chỗ phải tri kỷ tri bỉ. Tức là phải tự biết cái kém cỏi, bỉ tiện của mình. (Ma Văn Kháng, "Thầy Khiển")
(Hàm ý: Ông là kẻ không biết cái kém cỏi, bỉ tiện của mình nên ông không đủ tư cách để làm thầy).
Như vậy, dùng lối nói bóng trong giao tiếp là một phương thức biểu thị hàm ý hữu hiệu. Bởi lẽ, sử dụng phương thức này để truyền đạt điều mình muốn nói với người nghe, người nói vừa đạt được mục đích giao tiếp vừa "vô can" với nội dung giao tiếp của mình.