Hàm ý và nghĩa chuyển của từ

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 29 - 30)

Trong giao tiếp thường ngày, có không ít những phát ngôn mà khi nghe nó dù vô tình hay hữu ý, chúng ta vẫn cảm nhận được một điều: Dường như nghĩa của từ trong phát ngôn đã bị thay đổi. Nhưng nghĩa của từ trong phát ngôn đã bị thay đổi như thế nào, ở mức độ nào và trên cơ sở nào? Chỉ căn cứ vào cấu trúc của phát ngôn mà từ đó tồn tại và nghĩa gốc (nghĩa từ điển) của từ đó, chúng ta mới có thể "suy luận" được "cái" nghĩa mới của từ. Chẳng hạn:

(1) - Học sinh được thực hành trên máy sống

(Quảng cáo của một cơ sở dạy nghề sửa chữa xe máy)

(2)... vẫn còn trong thời gian bóng sống.

(Lời tường thuật bóng đá trên vi vi, dẫn theo Bùi Minh Toán, 1999, tr.105)

Từ "sống" ở (1) có sự biến đổi về nghĩa dựa trên cơ sở nghĩa gốc. Theo nghĩa gốc, từ "sống" chỉ trạng thái của sinh vật còn có khả năng trao đổi chất, còn có sự sinh trưởng. Đó là trạng thái động chứ không phải là trạng thái vận động. Nhưng trong lời quảng cáo ở (1) và lời bình luận ở (2), từ "sống" đã được chuyển nghĩa thành trạng thái vận động, trạng thái còn vận hành. Bởi thế, lời quảng cáo ở (1) có nghĩa là: học sinh được thực hành trên các máy còn vận hành được, còn có khả năng hành chức chứ không phải chỉ thực hành trên các bản vẽ, các sơ đồ hoặc các máy hỏng (máy đã "chết"). Tương tự, lời bình luận bóng đá ở (2) có nghĩa là: thời gian bóng chuyển động trên sân theo đúng luật chơi (đúng phạm vi sân bãi, đúng thời gian qui định và do người trọng tài điều khiển).

Nghĩa chuyển của từ, nhất là những nghĩa mới hình thành, chưa đưa vào từ điển, gắn với hoàn cảnh giao tiếp nhưng nó không phải là nghĩa ẩn đằng sau nghĩa của từ mà chính là nghĩa duy nhất của từ trong phát ngôn. Đó là điểm khác nhau cơ bản giữa nghĩa chuyển của từ và hàm ý.

Chúng ta có thể thấy rõ hơn về điều này qua các ví dụ sau: (3) Mày không hiểu sao?Như thế là nàng bật đèn xanh rồi đấy. (4) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ thì nằm trên lưng

(Nguyễn Khoa Điềm)

(5) Khi nào có tin vui, a lô cho tớ nhé!

(6) Hôm qua học kỹ bài có khác, hôm nay lên bảng nó tua từ A đến Z

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)