Cố tình vi phạm các nguyên tắc giao tiếp

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 79 - 88)

- Nguyên tắc khiêm tốn:Người nói không tự nói về mình.

3. 3 Thử đề xuất một danh sách các phƣơng thức biểu thị hàm ý.

3.3.4- Cố tình vi phạm các nguyên tắc giao tiếp

a - Tạo những phát ngôn mơ hồ

Một biểu thức ngôn ngữ có thể có từ một đến n sự qui chiếu với các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan; và ngược lại, hai biểu thức ngôn ngữ có thể chỉ có một sự quy chiếu.

Vận dụng "đặc trưng" về sự quy chiếu này của ngôn ngữ, trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt, người nói có thể tạo cho phát ngôn của mình tính mơ hồ về quy chiếu để gửi tới người nghe cái "thông điệp" của mình.

Ví dụ:

(68) Truyện "Quan sắp đánh bố"(Truyện dân gian).

(Có anh lính lệ cương trực sắp bị quan đánh bèn dắt con đi theo. Nghe quan quát lính chuẩn bị đánh, anh ta liền ngoảnh lại thủng thỉnh bảo con:)

- (Con đứng lui ra). Quan sắp đánh bố đấy.

Dựa vào hoàn cảnh phát ngôn, ta có thể hiểu phát ngôn theo hai nghĩa: + "Bố" là anh lính lệ (1)

+ "Bố" là bố của quan (2)

Theo cách hiểu (2), phát ngôn có hàm ý: Ta - lính lệ - là bố của mày (quan). Mày (quan) đánh ta (lính lệ) cũng như đánh bố của mày (bố của quan).

(69) Truyện "Toàn chó cả" (Truyện dân gian)

(Có nhà nho vốn ghét các quan tham. Trong một bữa tiệc, mấy ông quan hỏi nhà nho này về các món ăn với các câu hỏi như: "Đây là món gì?", "Kia là bát gì?". Lợi dụng hoàn cảnh giao tiếp này, nhà nho đã chửi các quan qua những phát ngôn giới thiệu món ăn:)

- Đây... kia... toàn chó cả.

Sự mơ hồ về vật quy chiếu của phát ngôn cùng với cử chỉ (có thể là điệu bộ của tay) đã tạo cho phát ngôn hàm ý: các quan tham đều là chó cả.

(70) Truyện ngắn "Thầy Khiển" của Ma Văn Kháng.

(Ông Sự - người mới được đề bạt Phó trưởng Ty Giáo dục - vốn có tật nói ngọng "l" và "n", thêm vào đó, ông còn có tật xấu hay sờ soạng nữ nhân viên trong cơ quan nên ông "được" đặt tục danh là "Sự sờ nặng". Là cán bộ kém cỏi về học thức, suy đồi về đạo đức nhưng ông Sự lại hay lên mặt với những người tản cư, "dị ứng" với người trí thức, coi mọi "kẻ" có học đều là

Việt gian, gián điệp. Thầy Khiển - giáo viên, kiêm Hiệu trưởng trường trung học của xã, cũng không nằm ngoài "danh sách" bị tình nghi là gián điệp, dù dưới con mắt của mọi người dân, thầy là người tài năng và tốt bụng.

Trong lần đoàn cán bộ của Ty Giáo dục do ông Sự dẫn đầu vào dự giờ, thầy Khiển đã vận dụng triệt để "tính ưu việt" của hoàn cảnh để "trả mối hận xưa nay" đối với ông Sự, thông qua các phát ngôn mang tính chất mơ hồ về sự quy chiếu được thầy sử dụng một cách hợp lý trong giờ giảng của mình. Thầy giảng bài thật "khúc triết, văn hoa" nhưng thỉnh thoảng lại làm như vô tình hất hàm về phía ông Sự và hai ông trong Ty Giáo dục, hỏi một cách trịch thượng:

(70a) - Có hiểu thật không mà sao lầm lỳ thế, các cậu?

Trong giờ hoá học, thầy nói toàn tiếng Nghệ An. Kết thúc giờ dạy, thầy nói: (70b) - Tiếng Nghệ cũng hay lắm chứ, ở đời, đừng có bao giờ nghĩ chỉ có mình là hay, là đẹp, các em à!

Hoàn cảnh giao tiếp đã tạo cho các từ "các cậu", "các em" ở phát ngôn (70a), (70b) tính mơ hồ về đối tượng qui chiếu. "Các cậu", "các em" ở phát ngôn (70a), (70b) vừa có thể là học sinh của thầy Khiển, vừa có thể là ông Sự. Chính vì thế, ngoài nghĩa hiển ngôn, các phát ngôn (70a), (70b) còn có một tầng nghĩa chìm - điều mà thầy Khiển thực sự muốn nói trong hoàn cảnh không thể nói (do vị thế giữa thầy và ông Sự mà thầy không thể nói thẳng, nói thật những suy nghĩ của mình). Tầng nghĩa chìm này có nội dung hoàn toàn trái ngược với hiển ngôn. Nếu hiển ngôn là lời dạy bảo của một thầy giáo đối với học sinh thì tầng nghĩa chìm (hàm ý) của phát ngôn là lời chế nhạo sự dốt nát (ví dụ 70a) và huênh hoang của ông Sự (ví dụ70b).

Trong một số trường hợp, sự mơ hồ về vật quy chiếu lại được xác định bởi chính hoàn cảnh nêu trong phát ngôn. Nói cách khác, trước khi đưa ra phát ngôn mang hàm ý - phát ngôn mang tính mơ hồ về vật quy chiếu, người phát ngôn phải dựng hoàn cảnh giao tiếp bằng những phát ngôn đi liền trước nó. Hoàn cảnh trong phát ngôn này có giá trị xác định sự vật quy chiếu đích thực của phát ngôn. Đối với người nghe, hoàn cảnh này chính là cơ sở để suy ra hàm ý của phát ngôn.

(71) - Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù ....(1) Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù... (2). Con đến xin cụ cho con đi ở tù, mà nếu không được thì...thì...thưa cụ.... (3) (hắn rút trong túi ra một con dao nhỏ nhưng sắc, nghiến răng nói tiếp:) Vâng, bẩm cụ, không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng rồi cụ bắt con giải huyện (4).

(Nam Cao, ''Chí Phèo'')

''Dăm ba thằng'' mà Chí dự định đâm chết là ai? Là những người dân làng Vũ Đại hay cha con Bá Kiến? Sự mơ hồ về sự vật quy chiếu trong phát ngôn đã được Chí Phèo xác định trong các phát ngôn nêu hoàn cảnh (phát ngôn (1), (2), (3)), trong hành động ''rút dao ra'' và cả trong cái ''nghiến răng'' của hắn. Đó cũng chính là ''thông điệp'' mà Chí muốn ''gửi'' tới Bá Kiến nhằm thực hiện mục đích đòi tiền.

(72) Hồi tôi còn tại ngũ, tôi gửi về nhà có trăm. (1) Không biết vợ tôi có tiêu pha gì hay là cho trai mà không còn một đồng nào cả. (2) Tôi hỏi thì nó bảo: ở nhà, đàn bà con gái một mình, không dám giữ tiền, được đồng nào mang gửi ông Lý cả. (3) Tôi sợ nó bịa nên đã trói sắn nó ở nhà. (4) Bây giờ tôi đến thưa với ông, tính toán được bao nhiêu cho đem về nuôi cháu. (5) Thiếu một đồng thì tôi không để yên chúng nó.

(Nam Cao, ''Chí Phèo'')

Trong ví dụ này, điều Binh Chức thực sự muốn nói với Lý Kiến chính là sự quy chiếu đích thực của từ ''chúng nó'' ở phát ngôn (5). Sự quy chiếu này phải được ông Lý suy ra nhờ các phát ngôn nêu hoàn cảnh (phát ngôn (1), (2), (3), (4)) : Lý Kiến đã lợi dụng lúc Binh Chức vắng nhà để sàm sỡ với vợ Binh Chức.

b. Tạo những phát ngôn bâng quơ.

Ngoài ba tình huống giao tiếp phổ biến - giao tiếp chính thức, giao tiếp không chính thức và giao tiếp nửa chính thức (*), trong thực tế giao tiếp, ta còn gặp các tình huống giao tiếp đặc biệt như độc thoại, nói bâng quơ.

Khác với độc thoại (người nói ''phân thân'' để vừa là người nói, vừa là người nghe - người đối thoại), ''nói bâng quơ'' là tình huống giao tiếp mà người nói dường như nói với chính mình nhưng cốt để người khác nghe.

Tính chất đặc biệt của tình huống giao tiếp này là: sự hiện diện của người nghe là có thực nhưng người nói vẫn làm như không hề hay biết, bởi thế, phát ngôn của người nói được coi là không có liên quan gì với các phát ngôn khác (nếu có) và cũng mang tính chất mơ hồ về nghĩa.

Ví dụ:

(73) (Khi người vợ có thai được 2 tháng, những cơn ốm nghén hành hạ cô đến mức đối với cô, những việc nhẹ nhàng cũng trở nên quá sức. Chồng cô lại lo làm ăn suốt ngày nên không thể giúp đỡ cô trong công việc gia đình. Thấy cô như vậy, mẹ chồng khó chịu ra mặt. Bà nói bâng quơ:)

- Đến phải thuê người làm .

(Trần Văn Thước, ''Một năm làm vợ'')

(74) (Về làm dâu, cô gái tỏ ra hoang phí trong chi tiêu. Do sợ mang tiếng ''mẹ chồng, nàng dâu'' nên mẹ chồng cô không muốn góp ý thẳng thắn với cô. Càng ngày, sự hoang phí của cô càng làm mẹ chồng khó chịu. Một hôm, vừa dọn dẹp thức ăn thừa, bà vừa nói một mình:)

- Đến phải đi ăn mày.

Với phát ngôn (73), bà mẹ chồng có thể ''rủa'' con dâu là kẻ ''vô tích sự'', là kẻ ''ăn bám''; với phát ngôn (74), bà mẹ chồng có thể ''trách'' con dâu là người ''hoang phí, không biết lo toan, tính toán'', nhưng trong cả hai trường hợp, bà mẹ chồng vẫn có thể ''rũ bỏ trách nhiệm'' về lời trách mắng để giữ được''thanh danh'' của một'' hiền mẫu''.

(75) (Khu nhà trọ của sinh viên vốn đã thiếu nước sinh hoạt, ông chủ nhà trọ lại khó tính, tham lam. Để'' trả thù''ông chủ và để''đảm bảo quyền lợi'' của mình, các sinh viên trong khu nhà trọ tìm cách để không ai đến thêm khu nhà trọ này. Một hôm, có hai sinh viên đến thuê phòng. Ông chủ dẫn họ đi xem

(*) Về khái niệm giao tiếp chính thức, giao tiếp không chính thức, giao tiếp nửa chỉnh thức, xin xem: Phạm Thị Thành -

phòng số 5. Các cô cậu ở các phòng 1, 2, 3 làm như vô tình trao đổi với nhau về sự thiếu nước:)

A1: - Mai mày cho tao mượn chiếc áo sơ mi để mặcđi học nhé! B: - Mày nhiều áo thế, lại còn áo đẹp, sao còn mượn áo tao?

A2: -Không có nước để giặt thì có bê cả kho của Xí nghiệp may về cũng thiếu. (Ở phòng số 4, hai sinh viên đang ngồi rang hạt bí ở cửa vừa'' vô tình'' kể chuyện ma ở phòng số 5).

C: - Tao vốn ghét ngủ chung nhưng mày tính, nó cứ bảo đêm nào nó cũng thấy có người mặc bộ đồ trắng toát, mở cửa phòng 5, rủ nó sang bên ấy ngủ cùng thì làm sao tao đuổi nó đi được

Với phát ngôn (75A2)và phát ngôn (75C), các sinh viên đã ngầm báo cho hai người bạn của mình những điều hết sức quan trọng:

- Khu nhà trọ này không đủ nước phục vụ cho sinh hoạt tối thiểu. - Phòng các bạn sắp ở ''có ma''.

c. Tạo khung thời gian để hạn định nội dung mệnh đề.

Theo phương thức này, người nói tạo phát ngôn bằng cách đưa thông tin vào trong một khung thời gian cụ thể để người nghe có căn cứ để suy ra hàm ý.

Một số nhà nghiên cứu gọi phương thức này là phương thức tạo hàm ý phủ định hiệu lực của nhận định bên ngoài giới hạn thời gian. Theo đó, ''dù người nói cố ý hay không, việc giới hạn một nhận định trong một thời gian, một không gian hay một hoàn cảnh nhất định hầu như bao giờ cũng chứa đựng hàm ý phủ định hiệu lực của nhận định đó bên ngoài phạm vi của giới hạn ấy''

(Cao Xuân Hạo, 1998, tr.153). Vấn đề đặt ra là: Có phải bất kỳ phát ngôn nào được tạo lập theo phương thức này (hạn định nội dung mệnh đề trong một khung thời gian cụ thể) đều có hàm ý phủ định hiệu lực của nội dung mệnh đề không? Để tạo được loại hàm ý này, ngoài phương thức tạo lập phát ngôn, người phát ngôn còn phải quan tâm tới những yếu tố khác ?

(75a) (Vợ chết, để lại cho B đàn con dại. B phải làm việc vất vả để kiếm tiền nuôi con...Sức khoẻ của B ngày càng giảm sút. Mỗi lần gặp B, mọi người nhìn nhau ái ngại:)

- Trước kia ông ấy khoẻ lắm.

(75 b) (Con cái đã thành đạt nhưng B vẫn quyết tâm ly dị vợ để ''làm lại cuộc đời'' với một phụ nữ khác, bất chấp sự phản đối của mọi người. Cuộc sống mới khó khăn và vất vả hơn nên sức khoẻ của B giảm sút rõ rệt. Gặp B, mọi người nhìn nhau ái ngại:)

- Trước kia ông ấy khoẻ lắm

(76a) (A và B yêu nhau. Một hôm, A đến nhà B chơi, thấy B mặc bộ đồ mới rất đẹp. A thốt lên:)

- Hôm nay em đẹp lắm!

(76b) (B yêu A bằng tình yêu đơn phương. Sự hiện diện của B luôn làm A khó chịu. Một hôm, B mặc chiếc áo mới, đi lại trước bàn làm việc của A và hỏi:)

- Anh thấy em mặc chiếc áo này thế nào, có đẹp không? A không rời mắt khỏi tập tài liệu, trả lời:)

- Hôm nay em đẹp lắm!

(77) (Viên phó thuyền trưởng của một chiếc tàu viễn dương nọ có thói nát rượu. Một hôm, ông thuyền trưởng phải ghi vào nhật ký của tàu:" Hôm nay phó thuyền trưởng lại say rượu". Hôm sau, đến phiên trực của mình, viên phó thuyền trưởng đọc thấy câu này trong nhật ký của tàu, giận lắm, liền viết vào trang tiếp theo:)

- Hôm nay thuyền trưởng không say rượu.

Theo chúng tôi, sự tồn tại các ý nghĩa ngầm ẩn mang tính "phủ định hiệu lực của nội dung mệnh đề " của các phát ngôn trên là không thể phủ nhận. Nhưng không phải tất cả các ý nghĩa ngầm ẩn này đều là hàm ý. Cụ thể:

Cùng một phát ngôn "Trước kia ông ấy khoẻ lắm" nhưng khi tồn tại trong hoàn cảnh (75a), nó có hàm ý tình thái (sự cảm thông, xót xa của người phát ngôn đối với B); khi tồn tại trong hoàn cảnh (75b), hàm ý của phát ngôn này

lại hoàn toàn khác - một chút xót xa xen lẫn sự trách móc của người nói đối với B: Tự ông chuốc lấy sự vất vả cho mình.

Tương tự, ở hoàn cảnh (76a), phát ngôn "Hôm nay em đẹp lắm" có hàm ý tình thái (sự ngỡ ngàng, ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của B) nhưng khi tồn tại trong hoàn cảnh (76b), phát ngôn có hàm ý về sự bực tức hoặc rất có thể ý nghĩa ngầm ẩn "những ngày khác em không đẹp" lại trở thành hàm ý... Và khi đọc dòng nhật ký của viên phó thuyền trưởng, hầu như tất cả mọi người đều suy ý ngay rằng: "những hôm khác thuyển trưởng đều say rượu", dù trong thực tế, thuyền trưởng không uống rượu bao giờ. Tất nhiên, phải đặt trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (ở ví dụ (77)), nội dung ngầm ẩn "những ngày khác thuyền trưởng đều say rượu" mới được coi là hàm ý. Trong hoàn cảnh này, phó thuyền trưởng vừa "xỏ xiên" thuyền trưởng vừa có thể phủ nhận trách nhiệm về sự "xỏ xiên" đó: Tôi phản ánh đúng sự thật- " Hôm nay anh không say rượu; còn tôi không có ý định cho rằng những ngày khác anh đều say rượu".

Hàm ý xỏ xiên trong dòng nhật ký của viên phó thuyền trưởng không chỉ được hình thành từ hoàn cảnh ra đời của dòng nhật ký mà hơn thế, nó còn phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng: kiểu cấu trúc của dòng nhật ký.

Thoạt nghe, mọi người đều có chung nhận định rằng kiểu cấu trúc của dòng nhật ký hàng hải này giống kiểu cấu trúc của các phát ngôn (75) (76) - kiểu cấu trúc "Khung thời gian cụ thể + nội dung mệnh đề". Nhưng điểm khác nhau giữa các "phát ngôn" này là nôị dung mệnh đề của dòng nhật ký ở ví dụ (77) không đủ thông tin. Xét về nguyên tắc giao tiếp, dòng nhật ký của viên phó thuyền trưởng đã vi phạm nguyên tắc "nói hết sự thật". Lẽ ra, phó thuyền trưởng phải viết: "Hôm nay, cũng như mọi hôm, thuyền trưởng không say rượu". Nhưng nếu viết như thế, phát ngôn sẽ không có giá trị thông tin mới, thậm chí là phi lý trong nhật ký hàng hải.

Từ những phân tích trên chúng tôi thấy: Việc đưa nội dung mệnh đề vào trong một "khung" thời gian nhất định thực sự là một phương thức hữu hiệu để biểu thị hàm ý. Tuy nhiên, đây không phải là phương thức "đặc thù" để biểu thị loại hàm ý "phủ định" hiệu lực của nội dung mệnh đề hiển ngôn bên ngoài phạm vi "khung" thời gian hạn định. Để tạo hàm ý này, ngoài nhân tố hoàn cảnh, khi tạo lập phát ngôn, người nói cần đặt trong "khung" thời gian những nội dung mệnh đề không đầy đủ thông tin (tức không nói đầy đủ sự thật).

d - Một số phương thức khác

Ngoài các phương thức biểu thị hàm ý bằng cách vi phạm các nguyên tắc giao tiếp mà chúng tôi miêu tả trong luận văn này, chúng ta còn gặp nhiều phương thức khác nhau trong nghiên cứu. Chẳng hạn:

d1 - Vi phạm phương châm quan hệ (người nói cố tình tránh nói thẳng vào đề).

Ví dụ:

(78) Đông: - Ba có đi chợ hoa không, ba?

Ông Bằng: - Mấy hôm nay ba có hứng thú làm việc. Vào tuổi ba, tạo được hứng thú khó lắm.

(Ma Văn Kháng, "Mùa Lá rụng trong vườn").

Câu trả lời của ông Bằng không ăn nhập gì với câu hỏi của Đông (tức ông Bằng đã vi phạm nguyên tắc giao tiếp) nhưng Đông vẫn tìm thấy câu trả lời thoả đáng từ phát ngôn của ông Bằng: "Ba không đi chợ hoa". Nội dung ngầm ẩn này chính là hàm ý.

(79) A: - Anh H có thông minh không?

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)