- Nguyên tắc khiêm tốn:Người nói không tự nói về mình.
3. 3 Thử đề xuất một danh sách các phƣơng thức biểu thị hàm ý.
3.3.5 Sử dụng cử chỉ kèm lời (phát ngôn)
Cử chỉ kèm lời là một hiện tượng có thật, được dùng thường xuyên trong hoạt động giao tiếp. Nó (cử chỉ kèm lời) bao gồm những vận động của các bộ phận trên cơ thể (mắt, mũi, mồm, tay, chân...) được người nói tạo ra và sử dụng một cách có ý thức trong khi nói nhằm bổ sung một ý nghĩa nào đó cho lời nói.
Ví dụ:
(83) (Một bà khách đến cửa hiệu nhà Văn Minh tru tréo lên rằng, vì nhà Văn Minh đề xướng Âu hoá mà chồng bà ta đã đi theo bọn con gái mới. Nghe vậy, bà Văn Minh so vai mà rằng:)
- Thưa bà, chúng tôi chỉ tiến theo qui luật tiến hoá chung của xã hội. Giữa buổi canh tân này, cái gì là bảo thủ thì bị đào thải đi! Bà có biết rằng từ khi chúng tôi mở hiệu này ra thì bao nhiêu người vợ được cứu vớt, tìm thấy lòng yêu thương của chồng, lại được hưởng hạnh phúc rồi đó không?"
(Vũ Trọng Phụng, "Số Đỏ")
Trong tình huống này, cử chỉ "so vai" được dùng kèm với lời phân bua, giải thích đã phần nào thể hiện thái độ khinh thường của bà Văn Minh đối với óc cổ hủ, lạc hậu của bà khách.
Điệu bộ, cử chỉ đi kèm lời không chỉ bổ sung ý nghĩa cho lời mà còn tạo hàm ý cho lời (phát ngôn).
Ví dụ:
(84) (San mới ở quê lên, kêu mệt mỏi. Thứ mỉm cười:) - Ý hẳn suốt đêm qua cu cậu không được ngủ?
(Nam Cao, "Sống mòn").
Trong trường hợp này, cái mỉm cười của Thứ đã biến một lời hỏi thăm thành phát ngôn có hàm ý trêu chọc hoặc đùa vui (hàm ý tình thái).
Tương tự, ở các ví dụ:
(85) (Xuân vênh váo ra ngoài, hất hàm hỏi Văn Minh:)
- Từ độ tôi không lại giúp được thì cửa hàng vẫn đông khách chứ?
(Vũ Trọng Phụng, "Số đỏ").
Luận: - Còn rộng hơn nữa. Về vũ trụ, thời tiết, mặt trời (...)). Phượng (Nguýt yêu chồng): Tham thế!
(Ma Văn Kháng, "Mùa lá rụng trong vườn").
(87) (Cụ Bá biết rằng mình đã thắng, đưa mắt nháy con một cái, quát:) - Lý Cường đâu! Tội mày đáng chết!
(Nam Cao, "Chí Phèo").
Cử chỉ "hất hàm" ở (85) đã làm cho lời hỏi thăm thông thường với ý đồ tốt thành lời hỏi thăm với hàm ý mỉa mai. Cử chỉ "nguýt yêu" ở (86) đã làm cho phát ngôn trách cứ có hàm ý "trách yêu". Và "cái nháy mắt" của cụ Bá ở (87) đã giúp Lý Cường hiểu điều mà cha hắn (cụ Bá) muốn nói ẩn sau câu quát.
3.3.6 - Nhận xét chung:
Qua miêu tả một số phương thức biểu thị hàm ý ngữ dụng chúng tôi thấy: Cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (hoặc cử chỉ kèm ngôn ngữ) chỉ thực sự trở thành phương thức biểu thị hàm ý khi nó tồn tại trong một hoàn cảnh nhất định và hoàn cảnh này là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định trong việc tạo ra hàm ý (đối với người nói) và hiểu hàm ý (đối với người nghe.
Như vậy, hoàn cảnh giao tiếp giữ vai trò quan trọng trong việc "tạo lập" hàm ý cho phát ngôn. Bởi vậy, để tạo lập phát ngôn có hàm ý, sử dụng hàm ý nhằm đạt mục đích giao tiếp, người phát ngôn không những phải nắm vững các kiến thức về ngôn ngữ (kiến thức về từ vựng, ngữ pháp) mà còn phải biết vận dụng hoàn cảnh giao tiếp để tạo lập và sử dụng phát ngôn trong những hoàn cảnh cụ thể nhằm tăng hiệu lực giao tiếp cho tầng nghĩa thứ hai - hàm ý - của phát ngôn.
1- Hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý là một trong những vấn đề trọng tâm của ngữ dụng học. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này chưa thực sự tương xứng với '' vị thế'' của nó trong ngữ dụng học. Số lượng các công trình chuyên nghiên cứu về hàm ý còn khá khiêm tốn so với số lượng các công trình nghiên cứu về các vấn đề ngữ dụng khác nhưng sự mâu thuẫn, sự bất đồng trong quan niệm về các vấn đề khá cơ bản như khái niệm, tiêu chí nhận diện, phương thức biểu thị ... hàm ý lại không nhỏ. Bởi vậy, nghiên cứu về hàm ý, đặc biệt là phương thức biểu thị hàm ý, tuy không phải là lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ nhưng có ý nghĩa thời sự sâu sắc.
2. Theo quan niệm của chúng tôi, hàm ý được xác định bằng các tiêu chí cơ bản sau:
- Là nội dung ngầm ẩn của phát ngôn được suy ra từ hoàn cảnh giao tiếp. - Là nội dung thuộc chủ định thông báo của người phát ngôn mặc dù người phát ngôn có thể phủ nhận trách nhiệm của mình về nội dung ngầm ẩn đó.
3. Dựa vào các tiêu chí xác định hàm ý, chúng ta có thể phân biệt hàm ý với các ý nghĩa ngầm ẩn khác:
3.1. Hàm ý và TGĐ của phát ngôn.
Đều là nghĩa ngầm ẩn của phát ngôn, nhưng hàm ý và TGĐ có những điểm khác nhau cơ bản:
- Nếu như TGĐ được xem là cơ sở để tạo nên ý nghĩa tường minh thì hàm ý là điều được suy ra từ ý nghĩa tường minh và TGĐ của ý nghĩa tường minh.
- TGĐ ít lệ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, còn hàm ý lệ thuộc sâu sắc vào hoàn cảnh giao tiếp. Bởi thế, trong phát ngôn, TGĐ phải có các yếu tố ngôn ngữ đánh dấu nó, còn hàm ý, trái lại, không tất yếu phải được đánh dấu bởi các dấu hiệu ngôn ngữ.
- TGĐ không có tính thông tin, không phải là cơ sở phát triển cuộc thoại; còn hàm ý, do nằm trong ý định thông báo của người phát ngôn nên mang tính thông tin và tính năng động hội thoại cao.
- TGĐ không thay đổi, còn hàm ý bị thay đổi hoặc bị khử khi hành vi ngôn ngữ của phát ngôn thay đổi từ khẳng định sang phủ định, hỏi, mệnh lệnh...
- TGĐ không bị'' khử'' còn hàm ý có thể bị ''khử'' một cách dễ dàng bởi các kết tử và kết tố đối nghịch ( ''nhưng'', '' tuy...nhưng...'' )
3.2 - Hàm ý và nghĩa chuyển của từ
Điểm khác nhau cơ bản giữa nghĩa chuyển của từ và hàm ý là: Nghĩa chuyển của từ - đăc biệt là những nghĩa mới hình thành, chưa đưa vào từ điển - gắn với hoàn cảnh giao tiếp nhưng nó không phải là nghĩa ẩn đằng sau nghĩa của từ mà chính là nghĩa duy nhất của từ trong phát ngôn.
3.3 - Hàm ý và nội dung ngầm ẩn của các phát ngôn có sử dụng phương tiện hoặc biện pháp tu từ.
Sử dụng các phương tiện và biện pháp tu từ không phải là phương thức biểu thị hàm ý mà là một trong những chiến thuật giao tiếp nhằm tạo'' giá trị tối đa'' cho hiệu lực của phát ngôn. Bởi thế, nội dung ngầm ẩn trong các phát ngôn có sử dụng các phương tiện và biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ; nói mát, tỉnh lược, sự im lặng, so sánh, nói lái, ..v..v) chỉ được coi là hàm ý khi nó phụ thuộc hoàn cảnh giao tiếp.
3.4 - Hàm ý và nội dung đồng nghĩa của phát ngôn
Điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại nghĩa ngầm ẩn này là: Hàm ý được suy luận trên cơ sở hoàn cảnh giao tiếp, không cùng nghĩa hoặc không cùng mục đích giao tiếp với hiển ngôn; còn nội dung đồng nghĩa của phát ngôn lại được thu nhận trực tiếp từ các phương tiện ngôn ngữ, cùng nghĩa và cùng mục đích giao tiếp với hiển ngôn.
3.5 - Hàm ý và hành vi tại lời gián tiếp (HVGT).
Dù có những điểm giống nhau cơ bản nhưng HVGT và hàm ý không phải là một, bởi lẽ để hiểu được nội dung của HVGT không phải bao giờ người nghe cũng cần căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp. HVGT được suy ra từ các yếu tố ngôn ngữ và dường như không đổi trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào. HVGT chính là điều người nói muốn người nghe thực hiện. Nó là đích của phát ngôn.
3.6 - Hàm ý và đích của nghi thức lời nói.
Khác với hàm ý, nội dung ngầm ẩn của các phát ngôn nghi thức không hướng đến chức năng nhận thức, phản ánh những thông tin về thực tế khách quan. Chúng là đích của các phát ngôn nghi thức.
3.7 - Hàm ý của phát ngôn với ý nghĩa tác phẩm.
Nếu như hàm ý là tầng nghĩa thứ hai của từng phát ngôn thì ý nghĩa tác phẩm là tầng nghĩa thứ hai đưọc rút ra từ toàn bộ tác phẩm - từ nhiều phát ngôn và nhiều hình tượng, nhiều chi tiết nghệ thuật. Nếu như hàm ý là điều người nói muốn gửi tới ngưòi nghe thì ý nghĩa tác phẩm lại có'' phạm vi'' rộng hơn. Nó bao gồm cả điều tác giả muốn gửi tới người nghe (người đọc) và cả điều người nghe (người đọc) tự rút ra từ tác phẩm. Cũng có khi điều người đọc rút ra từ tác phẩm ngược lại với điều tác giả muốn nói.
Bằng sự phân biệt này, chúng ta có thể hạn chế được phần nào sự nhập nhằng trong quan niệm về hàm ý: Hàm ý là điều mà người nói muốn nói với người nghe trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định hay là điều người nghe suy luận được từ phát ngôn mà mình tiếp nhận- dù người nói không hề có ý định nói điều đó? Với quan niệm'' hàm ý là điều người nói muốn nói với người nghe trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định'', chúng ta cũng sẽ lý giải được hiện tượng'' Ông nói gà, bà nói vịt'' trong giao tiếp.
4. Trong khi xác định khái niệm hàm ý, chúng tôi đặc biệt đề cao vai trò của hoàn cảnh giao tiếp trong việc tạo lập phát ngôn có hàm ý và suy luận để hiểu hàm ý. Theo chúng tôi, không phải trong bất kỳ hoàn cảnh nào người ta cũng giao tiếp với nhau bằng hàm ý mà chỉ trong những hoàn cảnh đặc biệt - khi vì một lý do nào đó mà người ta không thể nói thẳng điều mình muốn nói - người ta mới dùng hàm ý làm'' phương tiện'' giao tiếp.
5 - Trên cơ sở xác định lại khái niệm hàm ý, chúng ta có thể nhìn nhận, đánh giá và miêu tả một số phương thức biểu thị hàm ý.
5.1 - Trước tiên, cần xác định được ranh giới giữa phương thức biểu thị hàm ý với chiến thuật giao tiếp.
Phương thức biểu thị hàm ý và chiến thuật giao tiếp đều là cách thức sử dụng ngôn ngữ trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định nhưng sử dụng ngôn ngữ nằm trong chiến thuật giao tiếp là để tăng hiệu lực của phát ngôn; còn cách thức sử dụng ngôn ngữ như là những phương thức biểu thị hàm ý là nhằm diễn đạt một điều muốn nói nhưng không thể nói tường minh. Phương thức biểu thị hàm ý chỉ xuất hiện, tồn tại trong một
số điều kiện, hoàn cảnh đặc biệt, còn chiến thuật giao tiếp có thể xuất hiện trong tất cả các cuộc thoại.
5.2. Từ việc điểm lại các phương thức biểu thị hàm ý "truyền thống", chúng tôi tiến hành miêu tả một số phương thức biểu thị hàm ý:
a - Sử dụng một số biện pháp tu từ. a1 - Sử dụng từ gần âm. a2 - Nói lái. a3 - So sánh. a4 - Nói vòng. b - Nói bóng.
c - Tạo giá trị thông báo cho tiền giả định. d - Cố tình vi phạm các nguyên tắc giao tiếp. d1 - Tạo những phát ngôn mơ hồ.
d2 -Tạo những phát ngôn bâng quơ.
d3 - Tạo khung thời gian để hạn định nội dung mệnh đề. d4 - Vi phạm nguyên tắc quan hệ.
d5 -Vi phạm nguyên tắc lượng. d6 - Vi phạm nguyên tắc về chất. e - Sử dụng cử chỉ kèm phát ngôn.
6 - Nghiên cứu về'' hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý'' là một công việc hết sức phức tạp bởi nó liên quan đến hoàn cảnh giao tiếp. Do dung lượng của luận văn, do những hạn chế về tri thức và phương pháp của người nghiên cứu, luận văn chỉ dừng lại ở việc xác định khái niệm hàm ý, phương thức biểu thị hàm ý và nhìn nhận, đánh giá, miêu tả sơ bộ một số phương thức biểu thị hàm ý thường dùng trong giao tiếp. Danh sách các phương thức biểu thị hàm ý
chắc chắn sẽ còn rất nhiều khoảng trống bởi lẽ, ngoài sự hạn chế về năng lực, người nghiên cứu còn phải đối mặt với một thực tế mà như Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã nêu ra một cách chính xác: '' Hiệu lực giao tiếp của một ngôn ngữ không thể quy về chỉ một số những quy ước về cách dùng của ngôn ngữ đó. Những quy ước về cách dùng của một ngôn ngữ dù có được phát hiện ra chi tiết đến đâu cũng không bao giờ đầy đủ bởi vì sự tuân thủ quy ước trong giao tiếp luôn đi kèm với sự phá vỡ quy ước như hình với bóng''. Bởi thế, tác giả luận văn hy vọng đề tài nghiên cứu còn có thể được tiếp tục thực hiện trong tương lai.