Khái niệm ''phương thức biểu thị hàm ý''.

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 51 - 54)

2. 4 Các loại hàm ý

3.1. Khái niệm ''phương thức biểu thị hàm ý''.

Trong luận văn này, chúng tôi hiểu phương thức biểu thị hàm ý là cách thức lựa chọn và sử dụng các yếu tố ngôn ngữ (hoặc cử chỉ kèm ngôn ngữ) trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để tạo hàm ý cho phát ngôn.

Với quan niệm này, phương thức biểu thị hàm ý sẽ được phân biệt với chiến thuật giao tiếp.

Cách thức sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong chiến thuật giao tiếp là để đạt được hiệu quả giao tiếp ở mức cao nhất hay nói cách khác là để tăng hiệu hiệu lực của phát ngôn.

Ví dụ 1:

(Trong lúc người cha đang làm việc, ở ngoài phòng khách, đứa con trai 6 tuổi nô đùa ầm ĩ. Người cha muốn được yên tĩnh. Để đạt được mục đích này, người cha phải ''cân nhắc'', lựa chọn một trong những cách nói sau:)

(1). Này con, đừng làm ồn để cho bố làm việc.

(2). Con có thể ra chỗ khác chơi để cho bố làm việc được không? (3). Nếu con làm ồn, bố sẽ có roi đấy!

Cả 3 phát ngôn đều có thể giúp người cha đạt được mục đích giao tiếp của mình. Lựa chọn phát ngôn nào là tuỳ thuộc vào mối quan hệ cụ thể giữa người phát ngôn (cha) và người tiếp nhận phát ngôn (con), thậm chí, tuỳ thuộc cả tâm lý của người phát ngôn tại thời điểm phát ngôn cụ thể... Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả giao tiếp (đặt trong mối quan hệ với tâm lý người tiếp nhận phát ngôn - cậu bé 6 tuổi) thì phát ngôn (3) có hiệu lực cao hơn hẳn so với phát ngôn (1) và (2). Chắc chắn rằng, khi tiếp nhận phát ngôn (3), cậu bé sẽ im lặng ngay tức khắc.

Ví dụ 2:

(Cô gái trẻ, xinh đẹp cùng đồng hành với chàng trai trên một quãng đường dài. Qua trò chuyện, chàng trai muốn biết cô gái đã có chồng chưa. Để đạt được mục đích này, chàng trai có thể sử dụng một trong số các phát ngôn sau:)

(4) - Xin lỗi, bạn/em đã lập gia đình chưa? (5) - Chồng bạn/em công tác ở đâu?

(6) - Để cho vợ đi đường xa thế này chắc là chồng bạn/em lo lắm nhỉ?. Nhưng nếu chọn phát ngôn (5), chàng trai vừa thể hiện được tính lịch sự trong giao tiếp (quan tâm đến người khác) vừa đạt được mục đích giao tiếp và hơn thế, kiểu phát ngôn này sẽ hạn chế đến mức tối đa kiểu trả lời ''nói dối cho vui'' của cô gái.

Ví dụ 3:

(Khách đến chơi, gặp lúc chủ nhà vừa chở con đi chợ mua sắm về. Chủ nhà chỉ vào cậu con trai của mình và bảo:)

- Đấy, ông xem! Mới vào lớp 1 mà đã tốn bao nhiêu tiền cho nó. Nào là tiền quần áo đồng phục, tiền xây dựng trường, tiền sách vở, lại cả tiền học bán trú nữa chứ!

Để động viên, an ủi chủ nhà, giúp chủ nhà''giải toả'' được tâm lý về ''gánh nặng cơm áo'', khách có thể nói:

(7) - Thời buổi bây giờ là thế. Nuôi được đứa con nên người đâu phải đơn giản. (8) - Thế đấy! Nhưng chẳng biết sau này chúng nó có biết cho không? (9) - Con cái càng lớn, cha mẹ càng vất vả về kinh tế. Đó là ''quy luật" rồi. Nhưng có lẽ cách nói:

(10) - "Trẻ em như búp trên cành" mà!

Là tỏ ra có hiệu lực cao hơn cả. Với phát ngôn này, người nói không chỉ giúp người nghe (chủ nhà) không cảm thấy tiếc tiền mà hơn thế, còn khơi gợi được ở người nghe ý thức về trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ; ý thức về sự cần được nâng niu, chăm sóc từ những "bước đi đầu đời'' của đứa con.

Khác với chiến thuật giao tiếp, cách thức sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong phương thức biểu thị hàm ý nhằm tạo tầng nghĩa thứ hai - hàm ngôn - cho phát ngôn. Nghĩa hàm ngôn này là nội dung đích thực mà người nói muốn gửi đến người nghe. Như vậy, cách thức sử dụng phát ngôn của phương thức biểu thị hàm ý không hướng tới mục đích tăng hiệu lực của phát ngôn nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất mà là để diễn đạt một cách hàm ẩn điều muốn nói nhưng không thể nói tường minh và để người nghe nhận, hiểu được nội dung ngầm ẩn ấy.

Hoạt động giao tiếp nào cũng hướng tới một mục đích nhất định. Vì thế, chiến thuật giao tiếp rất cần thiết trong mỗi cuộc thoại. Nó có thể xuất hiện

52

trong tất cả các cuộc thoại, trong mọi hoàn cảnh giao tiếp. Ngược lại, không phải thông tin cần trao đổi nào của cuộc thoại cũng đều là hàm ý. Việc trao đổi thông tin bằng hàm ý chỉ diễn ra trong những cuộc thoại đặc biệt, những hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt - khi người tham gia giao tiếp không thể nói thẳng, nói thật những điều mình muốn nói. Vì thế, phương thức biểu thị hàm ý chỉ xuất hiện, tồn tại trong một số điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt. Chẳng hạn: vị thế của người phát ngôn (người nói) thấp hơn so với người đối thoại; người nói là người chịu ơn người đối thoại rất nhiều; cuộc thoại có sự tham gia của người thứ 3 và người nói không muốn người thứ 3 biết được thông tin mà mình sắp truyền đạt...

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)