Hàm ý của phát ngôn với ýnghĩa tác phẩm

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 47 - 48)

Cũng giống như hàm ý, ý nghĩa tác phẩm là nội dung ngầm ẩn trong tác phẩm, là điều mà tác giả muốn gửi đến người đọc. Để hiểu rõ ý nghĩa tác phẩm, người đọc, người nghe cũng cần phải suy luận dựa trên nội dung được phản ánh tường minh trong tác phẩm và hoàn cảnh ra đời, tồn tại của tác phẩm. Ý nghĩa tác phẩm là kết quả của chiến thuật "nói bằng hàm ngôn có thể nói được tất cả những điều mà hiển ngôn không nói đầy đủ, chính xác được". Chẳng hạn: nội dung vạch trần, tố cáo chế độ thực dân phong kiến hay thể hiện thái độ cảm thông, chia sẻ với cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám vv... là ý nghĩa tác phẩm của các tác giả Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan vv... và đó cũng là những điều mà tác giả

không thể nói một cách hiển ngôn (do hoàn cảnh lịch sử, xã hội không cho phép). Một điểm giống nhau cơ bản nữa giữa hàm ý và ý nghĩa tác phẩm mà chúng ta dễ nhận ra là lượng thông tin của chúng. Lượng thông tin thu nhận được trong tác phẩm cũng tuỳ thuộc vào khả năng, năng lực, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống... của người đọc (/người tiếp nhận tác phẩm). Cùng một tác phẩm nhưng lượng thông tin trong ý nghĩa tác phẩm do người đọc A và người đọc B rút ra không phải bao giờ cũng như nhau. Thậm chí, lượng thông tin mà người đọc rút ra có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn điều mà tác giả muốn nói.

Bên cạnh những điểm giống nhau, hàm ý và ý nghĩa tác phẩm vẫn có điểm khác nhau cơ bản. Nếu như hàm ý là tầng nghĩa thứ hai của từng phát ngôn thì ý nghĩa tác phẩm là tầng nghĩa thứ hai được rút ra từ toàn bộ tác phẩm - từ nhiều phát ngôn và nhiều hình tượng, nhiều chi tiết nghệ thuật. Nếu hàm ý - như chúng tôi đã xác định ở (2.2.) - là điều người nói muốn gửi tới người nghe thì ý nghĩa tác phẩm lại có "phạm vi" rộng hơn. Nó bao gồm cả điều người nói (tác giả) muốn gửi tới người nghe (độc giả) và cả điều người nghe suy ý, rút ra từ tác phẩm.

Ví dụ:

Trong toàn bộ Truyện Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát đồng thời ông cũng thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc đối với số phận của con người - đặc biệt là số phận của người phụ nữ. Tuy nhiên, khi đọc tác phẩm này, có độc giả lại khái quát ý nghĩa tác phẩm ở mức cao hơn "Truyện Kiều là tiếng kêu cứu, tiếng đòi quyền sống" (Hoài Thanh), có độc giả lại tìm thấy ở tác phẩm cả thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả vv...

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)