Phương thức biểu thị hàm ý khái quát (generalized implicature).

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 55 - 65)

1- Phương châm lượng: Chỉ đóng góp những thông tin mà người ta cần, không thừa, không thiếu 2 Phương châm chất: Đóng góp xác thực, không nói những điềumà anh nghĩ là sai hoặc không có

3.2.1.Phương thức biểu thị hàm ý khái quát (generalized implicature).

H.P.Grice cho rằng hàm ý khái quát (có tác giả gọi là hàm ý chuẩn - standard implicature; hàm ý quy ước - convensational implicature; hàm ý ngôn ngữ) là loại hàm ý không bị chi phối bởi hoàn cảnh giao tiếp, bởi thế, tạo ra loại ý nghĩa ngầm ẩn này, người nói vẫn tôn trọng phương châm và các nguyên tắc cộng tác hội thoại nhưng dựa vào ý nghĩa mang tính quy ước của tín hiệu ngôn ngữ và khả năng mở rộng ý nghĩa của người nghe mà đưa chúng (hàm ý khái quát) vào phát ngôn của mình.

Để biểu thị loại hàm ý này, theo các nhà ngữ dụng học, người phát ngôn có thể sử dụng các ''phương tiện'' hoặc dựa vào các điều kiện sau đây:

a. Sử dụng các tín hiệu ngôn ngữ mang tính quy ước.

Theo các công trình nghiên cứu ngữ dụng học, những cách thức sử dụng tín hiệu ngôn ngữ mang tính quy ước sau đây thường biểu thị hàm ý khái quát:

a1. Sử dụng các từ ''làm ơn'', ''hộ''.

H.P.Grice khẳng định: Bất kỳ phát ngôn nào có sử dụng các tín hiệu (các từ) có nghĩa là ''làm ơn'', ''hộ'' cũng có hiệu lực yêu cầu hoặc mệnh lệnh.

Ví dụ:

(11) - Làm ơn cho tôi gặp chị A được không? (Phát ngôn khi gọi điện thoại). (12) - Anh có thể chuyển hộ tôi chiếc va - li này lên giá được không?

a2. Sử dụng từ ''even'' (thậm chí ) trong câu miêu tả.

Theo George Yule (1997), sử dụng từ ''even'' (thậm chí) trong câu miêu tả một sự kiện được coi là phương thức''chuyên biệt'' để biểu thị hàm ý về sự đối lập với (cái) mong đợi (contrary to expectation).

Ví dụ:

(13) He even helped tidy up afterwards (Sau đó, anh ta thậm chí còn giúp đỡ cho việc dọn dẹp)

(Dẫn theo George Yule, 1997, tr45). a3. Sử dụng liên từ ''and'' (và) nối kết giữa hai vị từ biểu thị trạng thái ''tĩnh''.

GeorgeYule (1997) cho rằng: Nếu sử dụng sự nối kết này trong quá trình tạo lập phát ngôn thì phát ngôn sẽ có hàm ý ''thêm vào'' (in addition) hay''cộng vào" (plus).

Ví dụ:

(14) - Yesterday, Mary was happy and ready to work. (Hôm qua, Mary vui vẻ và sẵn sàng làm việc).

(Dẫn theo George Yule, 1997, tr45) a4. Sử dụng liên từ''and'' nối kết giữa hai vị từ biểu thị trạng thái ''động''.

Với quan niệm liên từ ''and'' (và) không chỉ là một liên từ nối có tính logic (''and'' như là dấu ''&'', còn gọi là ''ampersand'') mà còn là một liên từ có tính diễn tiến (tức trật tự đề cập) phản ánh sự xuất hiện của sự việc/sự kiện (ví dụ: Trong cấu trúc ''P and Q'', dựa vào liên từ ''and'' có tính diễn tiến, người nghe/đọc nhận thức được ý nghĩa ''sự việc P diễn ra trước sự việc Q"), George Yule đưa ra phương thức biểu thị hàm ý tiến trình xẩy ra các hoạt động "và sau đó'' (''and then''). Hàm ý này được ''hình thành'' bởi sự kết hợp hai vị từ biểu thị trạng thái ''động'' bằng (/thông qua) liên từ ''and'' trong phát ngôn.

Ví dụ:

(15) - She put on her clother and left the house. (Cô ta mặc quần áo và rời khỏi nhà).

(Dẫn theo George Yule, 1997, tr 45) a5. Sử dụng từ tình thái.

Ở Việt Nam, người tập trung nghiên cứu hàm ý của từ tình thái là Cao Xuân Hạo. Theo ông, việc tạo ra phát ngôn có sự kết hợp giữa từ tình thái với một vị từ (làm bổ ngữ cho nó) sẽ tạo các hàm ý mang tính chất tình thái như:

sự việc do vị từ làm bổ ngữ biểu thị có diễn ra thật, hay không diễn ra, hay không chứa đựng một hàm ý nào.

Ví dụ:

(16) - Được tin, Nam bèn phóng xe về nhà. (hàm ý: việc ''Nam phóng xe về nhà'' có diễn ra thật).

(17) - Được tin, Nam toan phóng xe về nhà. (hàm ý: việc ''Nam phóng xe về nhà'' không diễn ra).

(18) - Được tin, Nam quyết định phóng xe về nhà. (Phát ngôn này không có hàm ý vì ''quyết định'' không có hàm ý là sự việc'' Nam phóng xe về nhà'' có diễn ra hay không diễn ra).

(Dẫn theo Cao Xuân Hạo, 1998, tr 481, 482)

Cao Xuân Hạo còn khẳng định: sử dụng một số từ tình thái trong quá trình tạo lập phát ngôn sẽ làm cho phát ngôn có hàm ý đánh giá về lượng.

Ví dụ:

(19) - Tạp chí này mà in những 5 vạn cuốn (hàm ý: tôi thấy như thế là nhiều). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(20) - Đi bộ chỉ (có) hai cây số (hàm ý: tôi thấy khoảng cách hai cây số là ngắn).

a6. Sử dụng kiểu cấu trúc so sánh.

a6.1. Sử dụng kiểu cấu trúc so sánh"A hơn/kém/giống/như B''(trong đó B là sự vật ''chuẩn'' để so sánh mà cả người nói và người nghe đã biết; A và B phải có đặc điểm đồng nhất về phạm trù).

Cũng như H.P.Grice, Đỗ Hữu Châu cho rằng: sử dụng kiểu cấu trúc so sánh này trong giao tiếp, người nói (người phát ngôn) sẽ có ''cơ hội'' thể hiện thái độ của mình đối với đối tượng/ sự việc so sánh. Nói một cách cụ thể hơn, kiểu cấu trúc so sánh này chính là phương thức hữu hiệu nhất để biểu thị hàm ý tình thái. Theo đó, hàm ý của kiểu phát ngôn này có tính chất, nội dung gì - lời ''xỏ xiên'', ''móc máy'', lời ''thoá mạ'' hay lời ngợi ca của người phát ngôn dành cho người nghe - đều phụ thuộc vào tính chất tiêu cực hay tích cực của sự việc/sự vật B.

Ví dụ:

(Ma Văn Kháng , ''Thầy Khiển''). a6.2. Sử dụng các kiểu cấu trúc so sánh ''A không bằng B''; ''A bằng B''; ''Akém B''.

Theo Hoàng Phê, kiểu cấu trúc ''A không bằng B'' luôn là phương thức biểu thị hàm ý ''dưới mức'' /''kém''. Loại hàm ý này gắn chặt với ''không bằng'' đến mức được người nghe nhận thức như nghĩa của''không bằng'' trong mọi trường hợp (Hoàng Phê, 198, tr 45). Tương tự, để biểu thị hàm ý ''không kém'' ta dùng cấu trúc so sánh ''bằng''(''A bằng B''); để biểu thị hàm ý'' không bằng'', ta dùng cấu trúc so sánh ''kém'' (''A kém B'')... Và như vậy, theo tác giả, ''hàm ý của các từ ''bằng'', ''hơn'', ''kém'' là những từ đồng nghĩa với chúng, chỉ khác nhau ở chỗ sắc thái nghĩa khẳng định của hàm ý ''nhẹ'' hơn'' (Hoàng Phê, 1989, tr 48).

a6.3. Sử dụng các kiểu cấu trúc so sánh'' A không kém gì B'' và ''A không hơn gì B''.

Bằng các kiểu cấu trúc so sánh này, người nói có thể giúp người nghe hiểu rằng mình đánh giá như thế nào (cao hay thấp) về sự vật/ sự việc đang được nói đến trong phát ngôn. Cụ thể:

Ở phát ngôn ''A không kém gì B'', người nói muốn đề cao sự vật/sự việc A. Ở phát ngôn ''A không hơn gì B'', người nói muốn đánh giá thấp (hạ thấp) khả năng/giá trị của A.

Việc sử dụng các kiểu cấu trúc so sánh này trong giao tiếp được Nguyễn Đức Dân gọi là phương thức biểu thị hàm ý (về) sự đánh giá của người nói đối với sự vật/sự việc được nêu bằng hiển ngôn (xem: Nguyễn Đức Dân, 1987, tr114).

a7. Sử dụng kiểu cấu trúc ''A nhưng B''.

Nguyễn Đức Dân coi việc sử dụng kiểu cấu trúc này trong giao tiếp là phương thức biểu thị hàm ý (thể hiện) khuynh hướng lựa chọn của người phát ngôn (người nói). (Xem: Nguyễn Đức Dân, 1987, tr.113)

Theo tác giả, để cho người nghe nhận biết quan điểm lựa chọn của mình mà không cần nói "toạc móng heo"(nói bằng hiển ngôn), người phát ngôn sử dụng cấu trúc "A nhưng B", trong đó, A và B là hai sự việc/sự kiện trái ngược nhau; B là sự việc/ sự kiện thể hiện quan điểm "chấp nhận/ không chấp nhận khuynh hướng" của người phát ngôn. Căn cứ vào tính chất tích cực/ không tích cực của nội dung được phản ánh trong mệnh đề B mà người nghe nhận ra

khuynh hướng chấp nhận/ không chấp nhận sự việc/ sự kiện/ sự vật được nêu trong phát ngôn.

Ví dụ:

(22) H. không đẹp trai lắm (/ học không giỏi lắm) nhưng bố làm Giám đốc. (23) K học giỏi nhưng lại con nhà nghèo.

Căn cứ vào tính chất tích cực/ không tích cực của ý nghĩa tường minh của mệnh đề B, người nghe dễ dàng nhận ra quan điểm của người phát ngôn (người nói) phát ngôn (22) là "nên yêu H" và (ở) phát ngôn (23) là "không nên yêu K".

Cũng đưa ra cấu trúc này ("A nhưng B") nhưng George Yule lại cho rằng: Sử dụng cấu trúc "P but Q'' (P nhưng Q) trong giao tiếp là phương thức biểu thị hàm ý về sự đối lập thông tin.

Ví dụ:

Mary suggested blak but I chose white. (Mary đề nghị màu đen nhưng tôi chọn màu trắng).

a8. Sử dụng kiểu cấu trúc "A còn V huống gì B" và "A còn V nữa là".

Với quan niệm "hàm ý là phần nội dung hàm ngôn có thể suy ý trực tiếp và không khó khăn vì nó không (hoặc ít) phụ thuộc vào ngôn cảnh; trên nguyên tắc người nghe nào cũng có thể suy ý để nắm được hàm ý một cách dễ dàng và căn bản như nhau...", Hoàng Phê (1989) đưa ra phương thức biểu thị hàm ý bằng cấu trúc phát ngôn cụ thể "A còn V huống gì B" và "A còn V nữa là". Tác giả cho rằng, trong giao tiếp, kiểu cấu trúc này chính là phương thức biểu thị hàm ý khẳng định ''với B nhất định là có khả năng V" nhằm thuyết phục hoặc bác bỏ ý kiến người đối thoại.

Ví dụ:

(24) A: - Bài toán này hơi khó, có thể nó không làm được. B: - Bài toán trước nó còn làm được nữa là!

(Hàm ý của phát ngôn (B) mang tính chất khẳng định nhằm bác bỏ "quan điểm" của (A) "anh nghĩ như thế là không đúng").

(25) A: - Không biết nó có làm nổi bài toán này không? B: - Bài toán trước nó còn làm được huống gì bài này.

(Hàm ý của phát ngôn (B) mang tính chất khẳng định nhằm thuyết phục (A) "anh hãy tin chắc là nó làm được bài toán này").

(Hoàng Phê, 1989, tr.71). a9. Sử dụng kiểu cấu trúc "P, trừ phi Q"

Theo Hoàng Phê (1989), kiểu cấu trúc phát ngôn "P, trừ phi Q" luôn có các hàm ý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- P nếu không Q.

- Nếu như Q thì có khả năng không P.

Ví dụ:

(26) A sẽ không đỗ đại học, trừ phi A có điều kiện để quay cóp. (Hàm ý: - A sẽ không đỗ đại học nếu A không có điều kiện để quay cóp. - Nếu như A có điều kiện để quay cóp thì có thể (có khả năng) A sẽ đỗ đại học).

a10. - Sử dụng kiểu cấu trúc câu nhân - quả theo những cơ chế xác định. a10.1 - Sử dụng kiểu cấu trúc câu nhân quả: "Nếu A thì B" (trong đó B là điều "phi hiện thực").

Trong một số công trình nghiên cứu về ngữ dụng học của mình, Nguyễn Đức Dân (1996; 1998) đã chứng minh và khẳng định: Trong kiểu cấu trúc câu nhân - quả "Nếu A thì B", nếu một vế nào đó thể hiện điều hiển nhiên sai, hiển nhiên không được thực hiện thì câu nhân - quả đó mang hàm ý khẳng định/ phủ định/bác bỏ/ khuyên răn (về) sự tồn tại/ không tồn tại; đúng/ sai; nên/không nên thực hiện điều được thể hiện tường minh trong vế câu còn lại.

Ví dụ:

(27) Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

(28) Tôi mà nói dối thì tôi làm con cho anh.

(29) Nếu bệ hạ muốn hàng (thì) xin hãy chém đầu thần trước đã.

Do điều "chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước" là hiển nhiên sai nên (27) có hàm ý phủ định điều đã nói bằng hiển ngôn (ta lấy mình), tức điều "ta lấy mình" sẽ không bao giờ là hiện thực (/ không tồn tại; không đúng) ("ta" không bao giờ lấy "mình").

Tương tự, cái điều "phi hiện thực" đã quá rõ ràng ở (28) là cái chuyện "tôi làm con cho anh" sẽ không bao giờ xẩy ra cả, bởi thế, cái điều "tôi nói dối" cũng không bao giờ tồn tại (tức "tôi không nói dối anh"). Với (29) cũng vậy, chẳng có cái lý gì để "bệ hạ" chém đầu người mà "bệ hạ" rất mực kính trọng - Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo - để cái điều được nói trong vế thứ hai của phát ngôn thành hiện thực. Đó chính là "cơ sở" để người nghe ("bệ hạ") nhận ra rằng: không nên hàng.

a10.2 - Sử dụng kiểu cấu trúc câu chất vấn (dùng từ "mà" nối quan hệ nhân - quả).

Cũng theo Nguyễn Đức Dân (1996), để tạo hàm ý khuyên răn "không nên thực hiện việc X", tạo hàm ý phủ định "không thể thực hiện X", ngoài phương thức tạo câu nhân - quả dạng tường thuật còn có thể dùng hình thức chất vấn kèm theo sự thay đổi thứ tự hoặc từ nối, chẳng hạn; Dùng từ "mà" biểu thị quan hệ nhân - quả trong các câu chất vấn. Kiểu chất vấn này được tác giả coi là "phương thức đặc biệt hay dùng để tạo hàm ý phủ định". (Nguyễn Đức Dân,1996, tr. 243).

Ví dụ:

(30) Mày định "bôi tro trát trấu" lên mặt bố mẹ hay sao mà yêu con bé ấy? (Hàm ý: Không nên yêu "con bé ấy").

(31) Có bao giờ tha thứ một tội như thế mà không sợ nhục? (Hàm ý: Không thể tha thứ một tội như thế).

(Dẫn theo Nguyễn Đức Dân, 1996, tr.243). a11 - Sử dụng phát ngôn có sự kết hợp ngôn từ không bình thường.

Đưa phương thức này vào "danh sách" các phương thức biểu thị hàm ý, Nguyễn Đức Dân đã thể hiện rõ quan niệm của mình: Không phải sự kết hợp ngôn từ bất thường nào cũng làm cho phát ngôn mất giá trị thông tin mà ngược lại, nhiều khi sự kết hợp ngôn từ bất thường vừa tạo hàm ý (thông tin ngầm ẩn) vừa làm tăng hiệu lực giao tiếp cho phát ngôn; vấn đề đặt ra là, người nghe cần dựa vào sự không bình thường ấy mà "suy ý" để tìm ra điều mà người nói muốn nói.

Ví dụ:

(32) Con có muốn ăn roi không?

Ở (32), sự kết hợp bất thường giữa động từ "muốn" với điều không ai mong muốn xẩy ra (điều không tốt lành) đã tạo cho phát ngôn hàm ý: Con không được thực hiện việc X (mà con đang làm). (Trong hoàn cảnh cụ thể này, (32) có hàm ý: ''Thôi ngay''). Ngoài ra, sự kết hợp bất thường này còn tạo cho phát ngôn có hiệu lực giao tiếp cao hơn các phát ngôn đồng nghĩa với nó.

a12 - Thay đổi vị trí các từ trong câu.

Theo Đỗ Thị Kim Liên (1999a), để tạo hàm ý cho phát ngôn của mình, người đáp dựa trên số lượng các từ ngữ đã có của người nói và dùng thủ pháp chuyển đổi vị trí các từ.

Ví dụ:

(33) A (sờ lên cổ áo, thấy con rận, sợ người ta cười vội vứt xuống đất): - Tưởng là con rận, hoá ra không phải.

B (cuí xuống đất, tìm con rận nhặt lên:) - Tưởng là không phải hoá ra con rận.

(Dẫn theo Đỗ Thị Kim Liên, 1999a, tr.65). a13 - Tạo sự liên kết giữa các từ cùng đứng đầu (hoặc cùng đứng cuối) câu trong chuỗi phát ngôn.

Phương thức này là một trong những minh chứng cho quan niệm về hàm ý của Hồ Lê: "Chỉ những ý nghĩa, tình thái ngầm ẩn mà người phát ngôn ký thác vào nhưng nằm ngoài nghĩa hiển hiện của phát ngôn mới là hàm ý..." (Hồ Lê, 1996, tr.335).

Ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(34)

Cụ già thư thả buông cần trúc Hồ rộng mênh mông nước một vùng

Muôn vạn đài sen xô sóng biếc. Tuổi già vui thú với non sông...

Sự liên kết 4 từ đứng đầu câu đã tạo cho chuỗi phát ngôn trên hàm ý "Cụ Hồ muôn tuổi".

b - Dựa vào khả năng mở rộng ý nghĩa của người nghe để lựa chọn thông tin đưa vào phát ngôn.

H.P.Grice cho rằng, trong quá trình tạo lập phát ngôn, việc dựa vào khả năng mở rộng ý nghĩa của người nghe để lựa chọn thông tin đưa vào phát ngôn cũng là một trong những phương thức cơ bản để tạo hàm ý khái quát. Theo phương thức này, ý nghĩa được người nghe mở rộng dựa trên cơ sở của phát ngôn chính là hàm ý của phát ngôn đó.

Ví dụ:

(35a) Anh ta có 3 người con. (36a) Lá cờ màu trắng.

Nghe phát ngôn (35a), người nghe luôn phải hiểu rằng: (35b) Anh ta có và chỉ có 3 người con.

Nghe phát ngôn (36a), người nghe có thể "mở rộng ý nghĩa" của phát ngôn này thành:

(36b) Toàn bộ lá cờ màu trắng

Các ý nghĩa (35 b), (36 b) là hàm ý của các phát ngôn tương ứng (35 a và 36 a).

(Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, 1996, tr 341, 342).

Quan niệm của H.P.Grice được các nhà nghiên cứu ngữ dụng học cụ thể hoá thành những phương thức như sau:

b1. Dùng đoản ngữ đi kèm với một quán từ bất định (a/an).

Phương thức này được George Yule (1997) coi là phương thức biểu thị hàm ý khái quát mang tính đặc trưng riêng của tiếng Anh. Theo ông, trong tiếng Anh, bất kỳ đoản ngữ (phrase) nào đi kèm với một quán từ bất định như ''a/an'' thì các đoản ngữ này sẽ được hiểu một cách đồng loạt theo hàm ý hội thoại chung (/khái quát) là: Người nói không sở hữu sự vật/sự việc do đoản ngữ biểu thị (tức là nếu nói ''a/an X'' thì phát ngôn này có hàm ý ''not speaker'

X'').

(37) - I was sitting in a garden one day. Achild looked over the fence. (Một hôm, tôi đang ngồi trong vườn. Có một cậu bé nhìn qua hàng rào).

(Dẫn theo George Yule, 1997, tr41)

Hàm ý ở phát ngôn này là ''vườn'' (garden) và ''cậu bé'' (child) được đề cập trong phát ngôn không phải là của người nói (''I'').

b2. Dựa vào thang độ để tạo lập phát ngôn.

George Yule coi đây là phương thức ''chuyên biệt'' để biểu thị các hàm ý mức độ (scalar implicatures). Ở Việt Nam, tác giả Dương Hữu Biên gọi đây là phương thức biểu thị hàm ý xác định (còn gọi là hàm ý vô hướng).

Theo George Yule, nếu có một thang độ S (S1, S2, S3, S4...Sn) mà muốn

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 55 - 65)