Hàm ý và tiền giả định (TGĐ) của phát ngôn.

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 26 - 29)

Hàm ý và TGĐ đều là nghĩa ngầm ẩn của phát ngôn bởi chúng đều không được nói ra một cách tường minh. Tuy nhiên, giữa hàm ý và TGĐ có những điểm khác nhau cơ bản. Cụ thể:

a- TGĐ được xem là "bất tất" phải bàn cãi bởi nó luôn luôn đúng (1); nó là cơ sở để tạo nên ý nghĩa tường minh. Hàm ý là điều được suy ra từ ý nghĩa tường minh và TGĐ của ý nghĩa tường minh.

Ví dụ:

A: - Uống thuốc X, tôi đã khỏi hẳn bệnh đau đầu TGĐ1: Tôi đã từng bị bệnh đau đầu.

TGĐ 2: Tôi đã uống thuốc X.

Những hiểu biết này (TGĐ1 và TGĐ2) được xem là không còn bàn cãi gì nữa. Nhờ có nó, người nói mới có thể nói "uống thuốc X, tôi đã khỏi hẳn bệnh đau đầu".

Nếu phát ngôn trên tồn tại trong hoàn cảnh: người nghe (giả sử là B) cũng mắc bệnh đau đầu như A thì căn cứ vào TGĐ, căn cứ vào hiển ngôn và hoàn cảnh tồn tại này của phát ngôn, B có thể suy ý để hiểu rằng đằng sau lời thông báo của A về tình hình sức khoẻ là lời khuyên "cậu thử uống thuốc X xem sao!".

b. TGĐ nói chung ít lệ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp còn hàm ý lệ thuộc sâu sắc vào hoàn cảnh giao tiếp.

Dù tồn tại trong hoàn cảnh nào, phát ngôn "uống thuốc X tôi đã khỏi hẳn bệnh đau đầu" vẫn có các TGĐ trên làm cơ sở. Nội dung của các TGĐ này không thay đổi theo hoàn cảnh tồn tại của phát ngôn. Ngược lại, nếu phát ngôn

(1) Trong giao tiếp thông thường, không ít trường hợp người nói tạo ra một phát ngôn mà ý nghĩa tường minh dựa trên TGĐ sai, bịa đặt. Đây là một chiến lược hội thoại - chiến lược gài bẫy TGĐ - nhằm khai thác thông tin ở phía người đối thoại (xem: Lê Đông - Ngữ nghĩa, ngữ dụng câu hỏi chính danh - Luận án PTS).

trên tồn tại trong hoàn cảnh: Người nghe (B) chính là người cho A thuốc X thì phát ngôn của A không còn hàm ý khuyên B uống thuốc X mà là lời khen "thuốc X là loại thuốc tốt; dùng nó để chữa bệnh đau đầu thật hiệu nghiệm".

c- TGĐ phải có các yếu tố ngôn ngữ trong phát ngôn đánh dấu nó; còn hàm ý, trái lại, không tất yếu phải được đánh dấu bởi các dấu hiệu ngôn ngữ. "Đặc trưng" này một lần nữa chứng tỏ hàm ý lệ thuộc sâu sắc vào hoàn cảnh phát ngôn - điều mà chúng ta đã khẳng định ở trên.

Ví dụ: Phát ngôn "Anh ta đã cai thuốc lá rồi '' có TGĐ "trước đây anh ta nghiện thuốc lá". TGĐ này được đánh dấu bằng từ "đã" và từ "cai". Nhưng hàm ý "nên anh ta khoẻ ra" hoặc "hiện nay anh ta không khó khăn về tiền nong nữa" lại không được báo trước bằng một dấu hiệu ngôn ngữ nào trong phát ngôn tường minh.

d- TGĐ không có tính thông tin (1), không phải là "cơ sở" để phát triển cuộc thoại (nếu tiếp tục cuộc thoại dựa vào TGĐ thì cuộc thoại sẽ "giật lùi", luẩn quẩn); còn hàm ý, do nằm trong ý định truyền báo của người phát ngôn nên mang tính thông tin và tính năng động hội thoại cao (là cơ sở để phát triển cuộc thoại).

Ví dụ:

A: - Anh ta đã cai thuốc lá.

TGĐ "trước đây anh ta nghiện thuốc lá" là điều mà cả A (người nói ) và B (người nghe) đều biết nên nó không phải là cái mới, cái cần bàn bạc, trao đổi, thảo luận trong những phát ngôn tiếp theo của cuộc thoại. Nhưng hàm ý của phát ngôn trên lại có thể là chủ đề tiếp theo của cuộc thoại. Vì thế, cuộc thoại có thể diễn biến tiếp tục như sau:

B: - Thế à? Bây giờ anh ta có khoẻ hơn chút nào không? A: - Mới cai thuốc được một tháng mà anh ta tăng tới 3 kg.

e- TGĐ không thay đổi, còn hàm ý lại thay đổi hoặc bị khử khi hành vi ngôn ngữ phát ngôn thay đổi từ hành vi khẳng định sang phủ định, hỏi, mệnh lệnh...

Ví dụ: A: - Anh ta đã cai thuốc lá.

A1: - Anh ta không cai được thuốc lá. A2: - Anh ta đã cai thuốc lá rồi à? A3: - Hãy cai thuốc lá đi!

TGĐ "trước đây anh ta nghiện thuốc lá" không đổi khi hành vi ngôn ngữ tạo ra nó (hành vi khẳng định ở phát ngôn A) thay đổi. Ngược lại, các hàm ý ''anh ta có nghị lực'', "anh ta khoẻ ra" hay "anh ta không còn gặp khó khăn về tiền nong" sẽ bị triệt tiêu khi hành vi khẳng định ở phát ngôn A thay đổi thành hành vi phủ định ở phát ngôn A1. Cả hai hàm ý này cũng sẽ bị triệt tiêu khi hành vi của phát ngôn A thay đổi thành hành vi hỏi ở phát ngôn A2 và tồn tại trong hoàn cảnh:

A2: - Lâu nay cậu gặp C không? Anh ta cai thuốc lá rồi à?

(1)

Cần phân biệt khái niệm hiệu quả thông tin và lượng tin. Xét trong một phát ngôn, TGĐ không có hiệu quả thông tin nhưng vẫn có lượng tin. Lượng tin này không "quan yếu" nhưng cần thiết để lý giải hiệu quả thông tin của phát ngôn. Tuy nhiên, không phải bao giờ TGĐ cũng không có hiệu quả thông tin. Trong chiến lược giao tiếp "gài bẫy TGĐ", TGĐ có hiệu quả thông tin cao hơn cả (xem Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán - 1996; tr.331)

Chúng cũng không bao giờ tồn tại trong phát ngôn "hãy cai thuốc lá đi" khi phát ngôn này tồn tại trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

g - TGĐ không bị "khử", còn hàm ý có thể bị "khử" một cách dễ dàng bởi các kết tử và kết tố đối nghịch ("nhưng"; "tuy... nhưng..."; "mặc dù...nhưng...").

Ví dụ:

Không thể khử TGĐ "trước đây, anh ta nghiện thuốc lá "bằng phát ngôn "Anh ta đã cai thuốc lá nhưng anh ta không cai được". Nhưng phát ngôn ấy sẽ hoàn toàn không chứa các hàm ý "anh ta khoẻ ra" hoặc"anh ta không gặp khó khăn về tiền nong" như phát ngôn "Anh ta đã cai thuốc lá'' nữa.

Một phần của tài liệu hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)