Kiến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 83 - 87)

II. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn từ 2008 – 2010.

3. Một số kiến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hạt nhân quan trọng nhất thúc đẩy hoạt động ngoại thương chính là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mọi cố gắng của NHNN hay NHTM sẽ trở nên vô nghĩa nếu các doanh nghiệp không có ý thức trong việc hạn chế những tiêu cực này. Vì vậy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần đa dạng hóa các ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu, bởi việc tập trung vào một loại ngoại tệ (ví dụ như đồng USD) sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro khi đồng USD biến động trên thị trường. Khi USD biến động bất lợi, doanh nghiệp có thể lựa chọn các đồng tiền mạnh khác để thay thế như EUR, JPY, GBP, AUD,…. Ví dụ như khi USD giảm giá so với EUR trong hoạt động xuất khẩu, thì doanh nghiệp có thể lựa chọn EUR là đồng tiền thanh toán, việc này sẽ đảm bảo doanh thu của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, việc đa dạng hóa các loại ngoại tệ giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu đa dạng hóa thị trường, bởi tại một số thị trường, họ ưa dùng đồng nội tệ của mình nên việc chỉ nhận thanh toán bằng USD sẽ gây nhiều bất lợi.

Thứ hai, các doanh nghiệp cần linh động trong việc lựa chọn các công cụ phái sinh để quản lý rủi ro tỷ giá, chủ động trong việc dự trữ ngoại tệ cho các hoạt động xuất nhập khẩu của mình:

•Khi hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết với lượng ngoại tệ phải thu được xác định, doanh nghiệp nên ký hợp đồng bán kỳ hạn ngoại tệ đó trên thị trường ngoại hối. Còn với hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng mua kỳ hạn ngoại tệ. Thời hạn và quy mô phù hợp với khoản thu từ hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký kết.

•Khi các hợp đồng xuất nhập khẩu chưa chắc chắn được ký kết, doanh nghiệp có nên ký hợp đồng quyền chọn.

Đối với nhà Xuất khẩu: Quyền chọn bán: Hạn chế rủi ro cho nhà xuất khẩu khi tỷ giá giảm, do đã xác định được trước mức giá sàn tối thiểu có thể bán (giá quy định trong Hợp đồng mua Option bán) qua đó có thể xác định được mức lợi nhuận tối thiểu.

Đối với nhà nhập khẩu: Quyền chọn mua: Hạn chế rủi ro cho nhà nhập khẩu khi tỷ giá tăng, do đã xác định được trước mức giá trần tối đa có thể mua (giá quy định trong Hợp đồng mua Option mua) qua đó có thể xác định được mức chi phí tối đa.

Thứ ba, doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm kiếm thông tin về tỷ giá của đồng USD và các đồng tiền mạnh khác, để kịp thời phát hiện sớm và đưa ra các biện pháp kịp thời khắc phục nhưng tác động tiêu cực của việc biến động tỷ giá. Các doanh nghiệp không nên thụ động chờ đợi thông tin trên báo chí và cần linh động thay thế đồng USD bằng các ngoại tệ khác để tối đa hóa lợi nhuận của mình.

KẾT LUẬN

Qua thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong vòng 3 năm (2008- 2010), chúng ta không thể phủ nhận, ngoại thương Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định với những con số ấn tượng. Mặc dù nền kinh tế thế giới có nhiều biến động do lâm vào cuộc suy thoái toàn cầu đã có ảnh hưởng ít nhiều đến Việt Nam nhưng kinh tế Việt Nam vẫn trụ vững và có những dấu hiệu phục hồi nhanh chóng. Điều này cho thấy những biện pháp mà chính phủ Việt Nam sử dụng đã phát huy được hiệu quả của nó, đặc biệt là những chính sách về tỷ giá. Những tác động to lớn của chính sách tỷ giá đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng có được là do tỷ giá hối đoái luôn là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Tỷ giá hối đoái có tác động đến tăng trưởng kinh tế, đến công ăn việc làm của người lao động, đến giá cả hàng hóa, đến sự dư thừa hay thâm hụt của cán cân thanh toán vãng lai, từ đó tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tốt chính sách điều hành tỷ giá theo định hướng của Chính phủ: vừa theo thị trường, vừa có can thiệp khi cần thiết. Do vậy, trong những năm gần đây, tình hình xuất khẩu Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng với tốc độ cao (hơn 20%).

Tuy nhiên những rủi ro về tỷ giá hối đoái cũng không ít, nó ảnh hưởng đến cán cân thương mại, đến giá cả hàng hóa và tâm lý của các nhà xuất nhập khẩu, gây khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh họ. Dự báo về tỷ giá hối đoái VND/USD trong thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục biến động nhưng biến động với dao động nhỏ hơn, đồng USD sẽ dần ổn định với khuynh hướng phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Tuy vậy, chính phủ cũng vẫn

phải thật sự tỉnh táo trong khi lựa chọn một cơ chế tỷ giá phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, thúc đẩy những tác động tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên chính phủ cũng không nên ỷ lại vào các biện pháp tác động lên tỷ giá, mà vẫn phải chú trọng vào thay đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu sản xuất nền kinh tế.

Hy vọng, cùng với sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý vĩ mô và những nỗ lực thực sự ở các cấp vi mô, Việt Nam sẽ thực hiện thành công các chính sách mà Đảng đưa ra mà nội dung ở đây là tăng cường hơn nữa các quan hệ kinh tế và thương mại với tất cả các nước trên thế giới bằng con đường đa phương hóa và đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trong vì chính xuất khẩu sẽ tạo tiền đề và điều kiện cho nền kinh tế phát triển không những trước mắt và con cho cả một thời kỳ chiến lược lâu dài.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w