Nhóm giải pháp đối với hệ thống ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 74 - 76)

II. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn từ 2008 – 2010.

2. Những giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động

2.2. Nhóm giải pháp đối với hệ thống ngân hàng thương mại.

NHTM là cầu nối quan trọng giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Hoạt động với tư cách là người đi vay và người cho vay, NHTM thu hút các lượng vốn nhàn rỗi từ dân cư rồi phân bổ cho các dự án đi vay từ các tổ chứ, các nhân, chủ yếu là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thường không có đủ lượng ngoại tệ cần thiết cho các hoạt động xuất nhập khẩu của mình. Để có được lượng ngoại tệ đó, một số doanh nghiệp thay vì đi mua trên thị trường tự do, đã vay các NHTM. Đặc biệt trong phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ, doanh nghiệp không phải ký quỹ 100% vốn, phần còn lại là được ngân hàng cho vay. Như vậy, số vốn vay bằng USD từ các ngân hàng thương mại của các doanh nghiệp không phải là nhỏ. Khi tỷ giá biến động, hiển nhiên là doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm một mức chi phí lớn, buộc doanh nghiệp phải lập dự phòng cho khoản chi phí tăng lên này, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, các NHTM có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ lãi suất khi biến động tỷ giá tác động quá nhiều đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Hiện nay, đối với các ngân hàng, áp lực của tăng trưởng tín dụng ngoại tệ lên tỷ giá, khi các kỳ hạn thanh toán trả nợ đến hạn là không quá lớn. Bởi lẽ khác với tín dụng cho vay bằng VNĐ, tín dụng ngoại tệ luôn đi kèm với các

điều kiện chặt chẽ hơn về đối tượng vay vốn và sử dụng vốn vay bằng ngoại tệ. Theo đó, chỉ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu đủ các điều kiện, chứng từ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán xuất nhập khẩu mới được tiếp cận vốn vay ngoại tệ. Chính điều kiện này về mặt lý thuyết đã là cơ sở quan trọng đảm bảo cho vốn vay ngoại tệ đúng mục đích – là cơ sở, quan trọng đảm bảo cho quá trình thu hồi nợ của Ngân hàng. Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng hiện nay vẫn đảm bảo. Tỷ lệ dư nợ cho vay ngoại tệ so với huy động vốn bằng ngoại tệ của khối ngân hàng thương mại cổ phần vẫn ở mức dưới 70%. Riêng khối ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ này cao. Song nguồn vốn ngoại tệ của khối này luôn được đảm bảo từ Ngân hàng nước ngoài (ngân hàng hội sở, ngân hàng mẹ). Trong khi đó khách hàng của các ngân hàng nước ngoài là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu chế xuất, chủ yếu là doanh nghiệp xuất khẩu hoặc đồng thời nhập khẩu, xuất khẩu. Vì vậy nguồn ngoại tệ trả nợ luôn đảm bảo.

Ngoài ra, NHTM còn có thể hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu bằng các nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm biến động tỷ giá. Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại hình dịch vụ này chưa phổ biến, mới chỉ xuất hiện tại một số ngân hàng như Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu (EXIMBANK), Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Citybank,… Tuy nhiên, đây là một công cụ hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam và cũng phải chịu không ít rủi ro trong quá trình ứng dụng nên các NHTM hiện nay cũng rất cẩn trọng trong việc lựa chọn khách hàng để giao dịch và cũng đưa ra nhiều tiêu chí chặt chẽ, chẳng hạn như có bắt buộc các doanh nghiệp phải ký kết hiểu biết về sản phẩm này của Ngân hàng. Không chỉ riêng các NHTM mà các doanh nghiệp cũng còn rất bỡ ngỡ bởi chưa được sử dụng rộng rãi, tập quán trong giao dịch của các doanh nghiệp với các NHTM vẫn còn nằm trong phạm vi hạn hẹp. Vì vậy, các NHTM cần kết hợp triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ

trợ và từng bước tư vấn cho các doanh nghiệp nếu cần thiết để giúp họ bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong giao dịch và cũng tạo niềm tin cũng như phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ trong hệ thống NHTM tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w