Nhóm giải pháp đối với ngân hàng nhà nước.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 67 - 74)

II. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn từ 2008 – 2010.

2. Những giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động

2.1. Nhóm giải pháp đối với ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng nhà nước là cơ quan chức năng tối cao trong việc điều hành, quản lý tỷ giá, NHNN được giao trọng trách quyết định chế độ, ấn định khuôn khổ vận động của tỷ giá sao cho có lợi nhất đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong những năm trở lại đây, báo chí liên tiếp ca ngợi rằng công cuộc điều hành tỷ giá của NHNN là rất có hiệu quả, đã hạn chế được các tác động tiêu cực của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

2.1.1. Sử dụng các công cụ điều chỉnh tỷ giá.

Để thế hiện chức năng của mình trên thị trường ngoại hối nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của biến động tỷ giá đến các thành phần kinh tế nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng, ngân hàng có thể sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để trực tiếp tác động vào khối lượng ngoại tệ trên cơ sở mua vào hoặc bán ra ngoại tệ hoặc sử dụng các công cụ điều chỉnh tỷ giá như lãi suất tái chiết đề gián tiếp làm tăng hoặc giảm tỷ giá nội tệ.

Về lý thuyết, ngân hàng trung ương có thể tác động vào tỷ giá hối đoái thông qua việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh tế tỏng từng giai đoạn cụ thể. Khi tỷ giá tăng lên, NHTW thực hiện việc bán ngoại tệ để làm giảm sức ép lên cầu ngoại tệ. Ngược lại khi tỷ giá giảm xuống, NHTW có thể mua ngoại tệ vào nhằm giảm cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, kích thích tăng giá ngoại tệ hay

tăng tỷ giá trở lại. Để có thể thực hiện được việc can thiệp này, NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủ lớn. Độ lớn của dự trữ hội nhập vào nền kinh tế. Chế độ tỷ giá cố định yêu cầu dự trữ ngoại tệ nhiều hơn chế độ tỷ giá thả nối và mức độ hội nhập kinh doanh quốc tế càng cao yêu cầu dự trữ ngọi hối càng nhiều. Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng vào các quan hệ kinh tế quốc tế cả thương mại và tài chính, do vậy yêu cầu tăng dự trữ quốc tế là rất quan trọng và cần thiết. Kinh nghiệm các nước cho thấy, dự trữ ngoại tệ của một quốc gia phải lớn hơn tổng các khoản vay ngắn hạn thì mới đảm bảo được ổn định tỷ giá và tránh được các cú sốc bên ngoài. NHTW cũng có thể sử dụng lãi suất tái chiết khẩu để điều chỉnh tỷ giá trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên ở mức cao, NHTW có thể can thiệp bằng cách tăng lãi suất tái chiết khấu. Lãi suất tái chiết khấu tăng sẽ có tác động đến lãi suất thị trường, làm cho lãi suất cho vay trên thị trường tăng lên, kích thích luồng vốn ngắn hạn nước ngoài chảy vào để hưởng lãi suất cao, do đó làm tăng cung ngoại tệ và giá ngoại tệ có xu hướng giảm xuống. Ngược lại, khi NHTW áp dụng lãi suất tái chiết khấu thấp, tỷ giá ngoại tệ có xu hướng tăng lên.

Hiệu quả tác động của chính sách lãi suất tái chiết khấu đến sự thay đổi tỷ giá phụ thuộc và khả năng can thiệp của NHTW vào lãi suất thị trường và mức độ di chuyển vốn quốc tế. Khả năng can thiệp của NHTW vào lãi suất thị trường về cơ bản lại phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường nội tệ liên ngân hàng. Lãi suất được hình thanh theo hai cấp: lãi suất bán buôn và lãi suất bán lẻ. lãi suất bán buôn là lãi suất được hình thành theo quan hệ cung cầu Việt Nam trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, gọi là lãi suất liên ngân hàng. Lãi suất bán lẻ bằng lãi suất liên ngân hàng cộng với chí phí bán lẻ của ngân hàng. Đối với những nước phát triển, thị trường liên ngân hàng là trung tâm của thị trường tiền tệ nên lãi suất liên ngân hàng là lãi suất cơ bản, phản ánh

cung cầu vốn của nên kinh tế. Đối với Việt Nam thị trường liên ngân hàng chưa phát triển ên lãi suất liên ngân hàng là lãi suất cơ bản, phản ánh cung cầu vốn của nên kinh tế. Chính vì vậy, để có thể sử dụng công cụ lãi suất vào điều tiết thị trường ngoại hối hiệu quả để hình thành nên tỷ giá phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ thì điều tất yếu là phải hoàn thành thị trường tiền tệ liên ngân hàng để lãi suất hình thành trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng là lãi suất cơ bản, đồng thời thông qua đó NHTW có thể can thiệp một cách có hiệu quả lên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối. Còn mức độ thu hút vốn nước ngoài thì phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính quốc giá, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế và những quy định của Luật quản chế ngoại hối đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Trên thực tế, việc sử dụng công cụ thị trường mở và lãi suất tái chiết khấu cần phải tính toán kỹ lưỡng về thời điểm và mức độ can thiệp mới phát huy được hiệu quả điều tiết của nó đối với tỷ giá và nên kinh tế.

Tuy nghiên, hoạt dộng can thiệp của NHNN đối với việc điều hành chính sách tỷ giá chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự phối hợp nhịp nhàng các hoạt động cảu NHNN trên thị trường mở nhằm triệt tiêu các phản ứng phụ. Đồng thời cần phải bổ sung và hoàn thiện các công cụ của thị trường tiền tệ để NHNN có thể can thiệp khi cần bơm thêm hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông, giảm áp lực lên lạm phát khi cung cầu ngoại tệ căng thẳng.

Đồng thời, thực tế cho thấy, tỷ giá và lãi suất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cũng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế. Sự khập khiễng giữa chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách lãi suất có thể gây những hậu quả như: nọi tệ bị mất giá hay nguy cơ lạm phát, chảy máu ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ… Vì vậy, chính sách tỷ giá hối đoái và chính

sách lãi suất cần được xử lý đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.

2.1.2. Xây dựng cơ chế rổ tiền tệ với biên độ trượt.

Hiện tại, tỷ giá ở Việt Nam vẫn chủ yếu neo vào USD, nói cách khác, tỷ giá của USD với đồng Việt Nam được công nhận và sử dụng phổ biến nhất. Tỷ giá của những đồng tiền khác, kể cả JPY, EURO, cơ bản vẫn thường được tính thông qua tỷ giá với USD. Điều này về lâu dài khiến cho sự lệ thuộc của đồng Việt Nam vào đô la Mỹ quá lớn, bất kỳ biến động nào của đồng đô la Mỹ cũng có thể ảnh hưởng tới đồng Việt Nam và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do vậy, NHNN nên xây dựng và sử dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, cụ thể là cơ chế “rổ” tiền tệ với biên độ trượt thay vì chỉ công bố tỷ giá liên ngân hang USD/VND như hiện nay. Việc duy trì chế độ tỷ giá gắn VND với nhiều ngoại tệ được cho rằng sẽ tạo ra những tác động tích cực như tạo điều kiện cho các doạnh nghiệp trong nước năng động, nhạy bén hơn trong các quyết định kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có cơ hội lựa chọn thị trường xuất hoặc nhập khẩu sao cho có lợi nhất khi xem xét vấn đề tỷ giá.

Để thực hiện cơ chế này, NHNN cần phải thực hiện các bước sau:

•Xác định mức giá trung tâm và biên độ trượt:

Vấn đề không chỉ dừng lại ở những yêu cầu đối với việc lựa chọn cơ chế tỷ giá rổ tiền tệ. Một vấn đề cũng rất bức xúc khác quyết định sự thành công hay không của việc điều chỉnh cơ chế tỷ giá này, đó là vấn đề tỷ giá trung tâm, tức là giá trị của VND nên được xác định là bao nhiêu mới có thể thỏa mãn được các đòi hòi của tình hình Việt Nam hiện nay, đặc biệt là để kích thích xuất khẩu.

•Xác định tỷ giá trung tâm

Để xác định tỷ giá trung tâm trong cơ chế tỷ giá mới cần phải dựa vào việc tính toán tỷ giá thực đa biên được xác định trên cơ sở một rổ tiền tệ được xác lập trên cơ sở tỷ trọng thương mại với nước ngoài. Rổ tiền tệ này ít nhất

phải bao gồm USD, EUR, đồng Yên Nhật và đồng Nhân dân tệ do đây là bốn thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Đối với Việt Nam, một số chuyên gia kinh tế cho rằng tỷ giá trung tâm có thể được xác lập dựa trên chỉ số REER lấy năm 1992 làm năm gốc, bởi vì vào năm 1992, cán cân vãng lai gần như cân bằng

Các bước xác định tỷ giá đa phương thực tế:

Bước 1: Chọn thời điểm gốc. Có thể chọn năm 1992 là năm cơ sở vì cán cân thương mại năm này gần như cân bằng và tỷ giá thực đa biên thực tế có thể xem như là 100% hay bằng 1.

Bước 2: Chọn đồng tiền đại diện tỏng rổ. Đồng tiền đại diện là đồng tiền được sử dụng chủ yếu trong thanh toán thương mại Việt Nam hiện tại và tương lai. Do đó chúng ta có thể chọn 4 đồng tiền là Đô la Mỹ (USD), Yên Nhật (JPY), đồng tiên chung châu Âu EURO, và đồng nhân dân tệ CNY.

Bước 3: Xác định tỷ trọng của các đồng tiền trong rổ dựa trên tỷ trọng sử dụng đồng tiền trong thanh toán thương mại (Ví dụ: USD chiếm tỷ trọng 45%, EURO 20%, JPY 20%, CNY 15% trong rổ, dựa vào kim ngạch xuất nhập khẩu).

Bước 4: Tính tỷ giá đa phương danh nghĩa (NEER). NEERi = ∑ = n j j ij w e 1 . Trong đó:

e: chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương w: tỷ trọng của tỷ giá song phương j: số thứ tự của các tỷ giá song phương i: kỳ tính toán

Bước 5: Tính chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) của tất cả các đồng tiền trong rổ theo tỷ trọng GDP của mỗi nước.

∑= = = n j j j i W CPI xGDP CPI 1

Bước 6: Tính tỷ giá đa phương thực tế (REER).

VNi i w i i i CPI CPI x NEER REER = Trong đó:

CPIw là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ

CPIVN là chỉ số giá tiêu dùng của nội tệ, j là số thứ tự của các đồng tiền trong rổ.

i là kỳ tính toán.

Về lý thuyết, tỷ gái thực song phương và đa phương được định nghĩa hết sức rõ ràng. Phép đo tỷ giá thực thường được sử dụng nhất là tỷ giá thực tính theo chỉ số CPI. Tuy nhiên thực tế, cách tính chúng không hề đơn giản như theo định nghĩa. Đặc biệt, tình trạng dữ liệu không đầy đủ ở các nước đang phát triển làm cho việc tính các tỷ giá thực tại các nước này gặp rất nhiều khó khăn và việc tính toán và công bố REER cũng không hoàn toàn giống nhau của các tổ chức thống kê.

Mặc dù chỉ số tỷ giá thực song phương USD/VND đã được cải thiện đáng kể theo hướng cải thiện năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên phương diện giá cả nhưng xét về mặt tổng thể khi xem xét tỷ giá thực đa phương, VND vẫn có xu hướng bị đánh giá cao nên gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu và sẽ làm mất đi một số lợi thế so sánh tiềm năng của đất nước.

2.2.3. Thiết lập các mối quan hệ hợp tác tiền tệ với các quốc gia trên thế giới.

NHNN nên tiến hành thiết lập các mối quan hệ hợp tác tiền tệ với các quốc gia trên thế giới, trước hết là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Một điều dễ hiểu là những biến động tiền tệ dù mạnh hay yếu đều kéo theo những

biến động trên thị trường hàng hóa quốc tế, tác động trực tiếp đến hoạt động ngoại thương, do đó việc hợp tác tiền tệ này sẽ giúp cho NHNN có thể đứng vững được trước những sóng gió bất ngờ xảy ra do tranh thủ được sự giúp sức của các quốc gia bên ngoài. NHNN có thể thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ với các ngân hàng trung ương khác trên thế giới ở một mức ngoại tệ nhất định, điều này cho phép NHNN được quyền mượn tạm ngoài tệ từ các quốc gia khác để ổn định tỷ giá trong tình trạng nguy cấp hoặc giải quyết các vấn đề nợ nần cũng như cân bằng cán cân thanh toán trong một thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w