Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 76 - 80)

II. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn từ 2008 – 2010.

2. Những giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động

2.3. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam

2.3.1. Sử dụng các công cụ phái sinh phòng ngừa biến động tỷ giá

Dự báo về biến động tỷ giá trong tương lai phụ thuộc vào cách tính của các nhà quản lý, do đó nó có thể đúng hoặc sai. Đề phòng ngừa tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi, gây nên những tác động tiêu cực cho hoạt động xuất nhập khẩu của mình, các nhà xuất nhập khẩu có thể sử dụng các công cụ phòng ngừa biến động tỷ giá, đó là các công cụ phái sinh. Các công cụ phái sinh tuy có nhiều loại (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi) nhưng để phòng ngừa việc tỷ giá biến động bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu thì hiện nay hợp đồng kỳ hạn thường được các nhà xuất nhập khẩu sử dụng nhiều nhất.

Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận bán hoặc mua một khối lượng ngoại tệ tại một mức giá xác định ở một thời điểm trong tương lai. Nó khác với hợp đồng giao ngay ở thời điểm thực hiện hợp đồng. Một hợp đồng kỳ hạn thường được giao dịch trên thị trường phi tập trung. Bên mua hợp đồng kỳ hạn có quyền mua một khối lượng tiền tệ tại một mức giá xác định, bên bán hợp đồng kỳ hạn sẽ đồng ý bán khối lượng tiền tệ đó với mức giá đã thỏa thuận.

Để xác định tỷ giá kỳ hạn, ta làm như sau: Gọi: PVVND : giá trị hiện tại của đồng VND PVC: giá trị hiện tại của đồng ngoại tệ FVVND: giá trị kỳ hạn của đồng VND FVC: giá trị kỳ hạn của đông ngoại tệ

RVND, RUSD : lãi suất theo năm của VND và ngoại tệ T: thời hạn hợp đồng tính theo năm

Giá giao ngay S = C VND PV PV Giá kỳ hạn F = C VND FV FV = PVPV ((11 RR xTxT) ) C C VND VND + + Do đó: F = S x RR xTxT C VND + + 1 1 Hay F = S + S R RRxTxT C C VND + − 1 ) (

Hiện nay ở Việt Nam, theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước, tỷ giá kỳ hạn được xác định thong qua điểm kỳ hạn.

F = S + Điểm gia tăng

Điểm gia tăng do NHNN xác định và công bố theo từng kỳ hạn. F = S + Điểm kỳ hạn

Điểm kỳ hạn = S

360 ) ) (RVNDRC T

Tỷ giá NHNN áp dụng khi bán lại USD cho các ngân hàng thực hiệp nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn ngoại tệ bằng tỷ giá bán giao ngay của NHNN tại ngày ký hợp đồng (hoặc tại ngày xác nhận giao dịch qua mạng REUTERS) cộng với mức gia tăng quy định đối với từng kỳ hạn cụ thể như sau:

0,8% của tỷ giá bán giao ngay của NHNN tại ngày ký hợp đồng với kỳ hạn 7 ngày 0,85% của tỷ giá bán giao ngay của NHNN tại ngày ký hợp đồng với kỳ hạn15 ngày

1,00% của tỷ giá bán giao ngay của NHNN tại ngày ký hợp đồng với kỳ hạn 30 ngày

1,35% của tỷ giá bán giao ngay của NHNN tại ngày ký hợp đồng với kỳ hạn 60 ngày

1,70% của tỷ giá bán giao ngay của NHNN tại ngày ký hợp đồng với kỳ hạn 90 ngày

Việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn giúp các nhà xuất nhập khẩu cố định được lượng ngoại tệ và chi phí cũng như doanh thu của mình bằng nội tệ. Nó có ảnh hưởng tích cực đến ổn định tâm lý của nhà xuất nhập khẩu và ổn định vốn của mình, giúp các nhà quản lý có thể hoạch định sớm các kế hoạch kinh doanh trong tương lai.

Ngoài hợp đồng kỳ hạn, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng các công cụ phái sinh khác như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi. Hiện nay ở Việt Nam, một số ngân hàng như Ngân hàng EXIMBANK, Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV),… đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp sử dụng những hợp đồng này.

2.3.2. Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành.

Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp đồng nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu. Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn được trung hoà. Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như công ty có thể hoạt động đa dạng hoá cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên,

vấn đề của phương pháp này là khả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn và giá trị tương đương nhau hay không.

2.3.3. Cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn đồng tiền.

Việc lựa chọn đồng tiền thanh toán là một trong những nhân tố quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp doanh thu của doanh nghiệp và có thể giúp doanh nghiệp hạn chế được những tác động tiêu cực của rủi ro tỷ giá. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tránh chọn những đồng tiền thanh toán có nhiều biến động thất thường trong khoảng thời gian cực ngắn, không theo chu kỳ, khó dự đoán hoặc những đồng tiền của các quốc gia đang trong tình trạng bất ổn về chính trị. Bởi chỉ cần một biến động nhỏ của những đồng tiền này, có thể khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thất thoát hàng tỷ, có khi lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng.

2.3.4. Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà biến động tỷ giá mang lại đó là giảm tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước trên thị trường quốc tế khi biến động tỷ giá có xu hướng giảm. Tính cạnh tranh của hàng hóa cụ thể ở đây là về giá hàng hóa. Để vẫn có thể đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hóa, mà vẫn giữ được mức giá hợp lý, các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng hóa đó cần có sự hợp tác với nhau, thống nhất với nhau về mức giá của sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực vẫn cạnh tranh nhau gay gắt để giành được các hợp đồng xuất khẩu, điều này khiến cho các đối tác nước ngoài có cơ hội ép giá, gây tổn thất về doanh thu cho các doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu các hàng hóa phục vụ sản xuất trong nước cũng cần có sự liên kết với nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các khâu của cùng một quá trình sản xuất là một sản phẩm, bởi thay vì nhập khẩu các nguyên liệu đắt từ nước ngoài, các doanh nghiệp có thể sử dụng ngay các nguyên liệu sản xuất trong nước có giá thấp hơn, làm giảm chi

phí sản xuất, khiến cho giá thành sản phẩm rẻ hơn, hàng có có tính cạnh tranh hơn không chỉ trên thị trường trong nước mà còn ở cả các thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần có sự liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhằm đảm bảo được nguồn hàng xuất khẩu trong thời gian cần thiết. Vì chỉ cần chậm trễ một khoảng thời gian do không đủ hàng hóa xuất khẩu, tỷ giá cũng có thể có những biến động bất lợi, gây khó khăn cho nhà xuất khẩu. Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản, các doanh nghiệp nên có mối quan hệ trực tiếp với những người nông dân sản xuất ra hàng hóa đó. Điều này vừa có thể đảm bảo nguồn cung cấp liên tục, vừa có thể tiếp cận với nông sản giá rẻ. Qua thực trạng Việt Nam cho thấy, thường có một doanh nghiệp trung gian đứng ra giữa doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu và người nông dân khiến cho doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu phải mua nguyên vật liệu, nông sản đầu vào với giá cao trong khi người nông dân lại bị ép bán với giá thấp, chưa kể về thời gian giao hàng không hợp lý gây nên những tổn thật không nhỏ vừa về mặt tài chính mà cũng vừa về mặt uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu trên thương trường quốc tế. Để có thể tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa bản thân doanh nghiệp và người dân thì doanh nghiệp cần ký kết hợp động với những chế tài cụ thể, đảm bảo bù đắp cho nông dân nếu có những biến động về giá, trong khi đó cũng cần thường xuyên có những cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp và người dân nhằm phát hiện sớm những khó khăn, từ đó kịp thời đưa ra được các phương hướng giải quyết.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w