II. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn từ 2008 – 2010.
1. Những tác động tiêu cực của biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. Đối với Việt Nam - một nền kinh tế có tỷ lệ “đô la hóa” cao nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Trong thời gian gần đây, biến động tỷ giá liên tục tăng lên, đã hỗ trợ rất nhiều cho xuất khẩu, và hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên biến động tỷ giá cũng có tác động hai mặt: mặt tích cực và mặt tiêu cực. Chương 3 sẽ tập trung đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của biến động tỷ giá hối đoái, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình
1.Những tác động tiêu cực của biến động tỷ giá hối đoái đến hoạtđộng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi, điều hiển nhiên là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng theo. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, đó là khi tỷ giá biến động tăng. Nhìn vào cơ cấu hàng hóa nhập khẩu trong những năm vừa qua, chúng ta có thể thấy các mặt hàng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đầu vào sản xuất chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, chi phí sản xuất tăng lên khi tỷ giá tăng là điều hiển nhiên. Tương ứng với nó là giá thành sản phẩm tăng lên. Việc này đặc biệt bất lợi đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng hóa phục vụ các doanh nghiệp, các tập
đoàn lớn trong nước bởi việc tăng giá hàng hóa là rất khó khăn. Doanh nghiệp nhập khẩu cần mất một khoảng thời gian khá lâu để có thể thương lượng một mức giá phù hợp với mức tỷ giá hiện hành. Trong thời gian thương lượng, tỷ giá lại có thể biến động theo chiều hướng bất lợi cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tăng giá hàng hóa sẽ ảnh hưởng tới mức độ cạnh tranh của hàng hóa đó. Ngược lại, với doanh nghiệp xuất khẩu, tỷ giá giảm lại ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi tỷ giá giảm, giá hàng hóa xuất khẩu ở mức cao tương đối so với các hàng hóa từ các nước khác, khiến cho sức cạnh tranh của hàng hóa Việt nam trên thị trường quốc tế giảm. Các nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ chọn những hàng hóa nào có thể giảm được chi phí nhập khẩu của họ vì như vậy họ sẽ tăng được lợi nhuận kinh doanh.
Không chỉ ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa nhập khẩu cũng như nguồn vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, biến động tỷ giá USD/VND trong thời gian vừa qua còn khiến cho các doanh nghiệp thụ động trong việc chuẩn bị một lượng tiền đồng để mua số ngoại tệ cần thiết cho các giao dịch của mình với các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp rất khó dự đoán được tỷ giá tăng hay giảm và tăng/giảm với mức độ bao nhiêu. Chỉ cần dự đoán sai lệch một chút, thì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải chịu một tổn thất không nhỏ. Nếu dự đoán không chính xác tỷ giá tăng, doanh nghiệp sẽ mất nhiều nội tệ hơn để mua ngoại tệ, số tiền chênh ra so với thực tê này không được sử dụng sẽ gây đọng vốn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Còn nếu dự đoán không chính xác tỷ giá giảm, doanh nghiệp sẽ không chuẩn bị đủ nội tệ để mua ngoại tệ, việc thanh toán sẽ gặp khó khăn, doanh nghiệp có thể bị phạt do việc thanh toán chậm, hoặc nếu doanh nghiệp mua ngay ngoại tệ trên thị trường tự do có thể sẽ phải chịu một mức tỷ giá cao. Vì vậy, đối với các nhà nhập khẩu, việc dự phòng một khoản ngoại tệ cần thiết để thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu trở nên khó khăn hơn.
Đối với những doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ bằng USD cao sẽ phải gánh chịu thêm một gánh nợ từ việc điều chỉnh tỷ giá, buộc các doanh nghiệp này phải tiến hành lập dự phòng rủi ro tỷ giá cuối năm, làm giảm lợi nhuận và tăng trưởng kỳ vọng của các nhà đầu tư với các công ty trên.