Biến động tỷ giá trong năm 2008.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 33 - 35)

II. Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu

1.Biến động tỷ giá trong năm 2008.

Biến động tỷ giá USD/VND năm 2008 có thể chia làm ba giai đoạn.

Giai đoạn đầu (3 tháng đầu năm từ 01/01/2008 – 25/03/2008): Tỷ giá liên tục giảm. Trên thị trường liền ngân hang, tỷ giá sụt giảm từ mức 16.112 đồng xuống 15.960. Còn trên thị trường tự do, tỷ giá dao động ở mức 15.700 - 16.000 USD/VND. Biến động này là kết quả của những cố gắng của chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát thong qua sử dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm (2007) lên 8,75%/năm (tháng 2/2008). NHNN không thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông, tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008.

Giai đoạn 2 (từ 26/03 – 16/07): Ngược với gia đoạn đầu, tỷ giá ở giai đoạn này lại có xu hướng biến động ngược với giai đoạn đầu: Tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6. Biến động tăng giá này của USD gây tâm lý hoang mang cho các doanh nghiệp và người dân, dẫn đến việc giới đầu cơ găm giữ ngoại tệ chờ giá lên cao khiến cung USD trên thị trường giảm, và giá USD càng được đẩy lên cao, đỉnh điểm lên đến 19.400 đồng/USD vào ngày 18/06, cách hơn 2.600 đồng so với mức trần. Bên cạnh đó, việc vàng lên giá 19 triệu đồng/lượng làm cho chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế lớn, nhu cầu nhập khẩu vàng tăng cao, dẫn đến cầu USD để thanh toán giao dịch nhập khẩu vàng tăng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá USD đạt đỉnh. Sau khi đạt đỉnh ngày 18/06, tỷ giá USD/VND đó giảm dần. Ngày 27/06, NHNN tăng biên độ USD/VND từ 1% lên 2%. Những bất ổn về tình hình kinh tế đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Việt nam bằng việc bán trái phiếu chính phủ đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao (bán ròng 0,86 tỷ USD). Trong khi đó, cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ, NHNN không cho phép vay để chiết

khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu) giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tế bán lại trên thị trường.

Giai đoạn 3 (từ 17/07 – 15/10): Tỷ giá có bắt đầu giảm và đi vào ổn định. Cơn sốt USD trên thị trường tự do đã giảm nhiệt, tỷ giá giảm xuống ở mức 16.400 đồng/USD và dao động xung quanh mức 16.600 đồng. Sự ổn định này là kết quả của việc NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn.

Giai đoạn 4 (từ 16/10 đến 31/12). Theo quy luật chung, những tháng cuối năm, lượng kiều hối chuyển về nước khá lớn, cùng với đó là dự đoán của các nhà đầu tư về việc VND lên giá khiến cho tỷ giá USD/VND có xu hướng giám nhẹ. Tuy nhiên cung ngoại tệ vẫn hạn chế trong khi cầu ngoại tệ vẫn tăng do trong khoảng thời gian này, các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh việc bán ra chứng khoán khiến cho nhu cầu mua ngoại tệ của khối nhà đầu tư nước ngoài tăng cao, cộng với việc NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, khiến cho tỷ giá tăng tới mức 17.440 USD/VND.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 33 - 35)